Dùng Pháp để chỉ đạo việc viết bài mới có thể đạt được hiệu quả cứu người tốt nhất



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản 

[Chanhkien.org] Gần đây nghe đồng tu nói về việc chỉnh sửa các bài viết, tôi nhận thấy một số vấn đề trong các bài viết của đồng tu, cộng thêm một số hiện tượng trước đây bản thân nhìn thấy, tôi nghĩ rằng các bài viết thường hay xuất hiện những vần đề này, kết hợp với nhận thức của bản thân về việc lý giải Pháp ở phương diện này, nên tôi viết ra để cùng giao lưu chia sẻ cùng mọi người, để mọi chúng ta cùng đề cao.

Ngôn ngữ văn chương không lưu loát

Tôi nghĩ ngôn ngữ lưu loát là quá trình độc giả đọc toàn bộ bài viết một cách thuận lợi trôi chảy, nếu như là văn bình luận, thì là độc giả có thể tiếp thu quan điểm của bạn hay không, không những cùng với trình bày và phân tích của bạn có chặt chẽ hay không, quan điểm có chính xác hay không, những điều cốt lõi có liên quan đến điều trình bày và phân tích, văn chương có lưu loát hay không cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu của độc giả. Những trình bày phân tích trôi chảy có thể bảo đảm rằng đọc giả tiếp thu một cách thuận lợi, do đó mà từ ngữ cũng cần hết sức ngắn gọn súc tích và chính xác, những quan điểm trình bày và phân tích cần phải rõ ràng, để cho người đọc dễ hiểu, trong khi vận dụng ngôn ngữ cố gắng suy xét đến độc giả.

Tôi cứ mãi cảm thán, Sư phụ giảng Pháp là “lý bạch ngôn bạch”, đạo lý rõ ràng dễ hiểu, làm cho người ở bất cứ giai tầng nào cũng có thể đọc hiểu, có thể cứu độ bất cứ người ở giai tầng nào, thể hiện ra tác phong chỗ nào cũng đều vì nghĩ đến cứu người của Sư phụ. Đồng thời lý bạch ngôn bạch, con người liền có thể tiếp thu nhanh nhất, không có trở ngại, và hiệu quả cứu người là tốt nhất. Sư phụ trước giờ không dùng những từ ngữ khó hiểu, những từ khó hiểu và những chữ ít gặp đều có thể làm đứt mất mạch suy nghĩ của độc giả khi đọc các bài viết, do đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu và ảnh hưởng đến việc người đọc có được cứu độ hay không. Từ một góc độ khác mà nói, dùng từ quá khó, nông dân hoặc người trình độ văn hóa thấp đọc mà không hiểu, cũng giống như có sự lựa chọn khi độ nhân. Đồng thời Pháp của Sư phụ cũng là một bộ tác phẩm kinh điển, vận dụng từ ngữ chuẩn xác nghiêm ngặt, ngắn gọn trong sáng, ngay cả việc dùng từ lặp lại đều có mục đích. Thật ra chỉ cần dụng tâm lĩnh hội, đồng thời cùng với việc học Pháp thì chính là đang học làm thế nào để viết văn.

Sư phụ chỗ nào cũng nghĩ đến người khác, tác phong tất cả vì có trách nhiệm với việc cứu người cũng là điều mà chúng ta phải học tập.

Dùng từ căn cứ vào yêu cầu của bài viết, không truy cầu vẻ hoa lệ bề ngoài

Trong phần cuối cùng cuốn “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:

Cuốn «Chuyển Pháp Luân» không đẹp đẽ về văn chương bề mặt, thậm chí không phù hợp với ngữ pháp hiện đại. Tuy nhiên, nếu tôi dùng ngữ pháp hiện đại để chỉnh lý cuốn [sách] Đại Pháp này, thì sẽ xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng: quy phạm kết cấu của ngôn ngữ văn chương [dẫu] trau chuốt, nhưng sẽ không có nội hàm cao hơn và sâu hơn. Bởi vì việc sử dụng từ vựng quy phạm hiện đại hoàn toàn không cách nào biểu đạt được chỉ đạo của Đại Pháp tại các tầng khác nhau ở cao hơn và biểu hiện của Pháp tại mỗi từng tầng, cũng như [không thể] dẫn đến diễn hoá [về] bản thể và công của học viên cùng các loại biến hoá về thực chất trong đề cao [tầng].”

Trong kinh văn “Nguyên tắc chỉnh sửa chữ” có giảng:

 “1. Dùng từ thì xét nghĩa của từ mà dùng chữ;
2. Khi dùng chữ thì xét nghĩa của chữ mà dùng chữ;

Tôi ngộ được rằng tư tưởng của một bài viết mới là cái cốt lõi tinh túy của bài viết đó, làm thế nào để biểu đạt tốt được bộ phận này, mới là điều quan trọng cần phải tốn nhiều công sức, nhưng một bài văn dùng từ có hay được hay không, thì cần phải căn cứ vào yêu cầu biểu đạt ý tứ của bài văn đó, đặt đúng chỗ thì mới có thể làm nổi bật được nội dung, cố gắng truy cầu ngôn từ biểu hiện bề ngoài hoa lệ, tốt quá hóa dở, đối lập không đúng chỗ cũng khởi không được tác dụng mong muốn.

Viết văn cũng cần chú ý tu khẩu thì mới có thể đạt được hiệu quả cứu người tốt hơn

Chúng ta làm việc gì cũng đều phải suy xét đến cứu người, viết các bài viết cũng là lấy việc cứu người làm cơ sở. Cho dù là một bản tin, bản tin này của bạn được phát đi, có thể khởi tác dụng gì đối với con người, có hay không việc đổ thêm dầu vào lửa đối với những hiện tượng bất hảo trong xã hội(người tu luyện mang theo chấp chước, nhận thức rời xa Pháp, thì sẽ khởi tác dụng bất hảo); như vậy lời này nói ra thì khởi tác dụng gì, trong ngữ khí có hay không việc xem thường người Trung Quốc, đối với độc giả có tạo thành phản cảm hay không; là có phù hợp với trạng thái nên có của người tu luyện hay không; đối với việc cứu người có chỗ nào tốt hay không, những nhân tố này lúc nào cũng cần phải cân nhắc. Cần phải chịu trách nhiệm với những bài viết của mình, thì mới có trách nhiệm với độc giả , có trách nhiệm với kênh truyền thông được.

Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt. ” (Chuyển Pháp Luân).

Bài viết không khởi được tác dụng tốt thì có thể đẩy người khác ra, và khởi tác dụng phản diện, vất vả viết được bài văn nhưng không có tác dụng thì không nói làm gì, lại còn làm cho độc giả cảm thấy phản cảm, cũng lại ảnh hưởng đến kênh truyền thông của chúng ta, bởi vì chúng ta đại diện không phải là một người, mà là kênh truyền thông.

“Chúng ta mở miệng nói, đều [cần] chiểu theo tâm tính của người luyện công mà nói, không nói những lộng ngữ thị phi, không nói những lời bất hảo. Là người tu luyện cần chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp mà nhận định bản thân mình, [lời] nào nên nói [lời] nào không. [Lời] nào nên nói, dùng Pháp nhận định thấy phù hợp với tiêu chuẩn tâm tính người luyện công thì không thành vấn đề; vả lại chúng ta còn phải giảng Pháp, tuyên truyền Pháp, do đó không nói nữa cũng không được. Chúng ta giảng tu khẩu, ấy là những danh lợi chưa vứt bỏ được nơi người thường và những gì không liên quan gì đến công tác thực tế ngoài xã hội của người tu luyện; hoặc chuyện phiếm vô dụng giữa các đệ tử đồng môn; hoặc muốn hiển thị xuất phát từ tâm chấp trước; hoặc những điều nghe ngoài đường hay tin đồn lưu truyền; hoặc một số việc ngoài xã hội hễ đàm luận đến liền thấy hưng phấn, thích nói [về chúng]; tôi nghĩ rằng chúng đều là tâm chấp trước của người thường. Tại những phương diện này tôi cho rằng chúng ta cần tu cái miệng ấy lại, đây là ‘tu khẩu’ mà chúng tôi giảng. ” ( Tu Khẩu – Chuyển Pháp Luân)

Một chủ đề chính, lối nghĩ thông suốt toàn văn

Tôi thấy rằng, một bài viết thông thường, không nên đưa ra quá nhiều quan điểm hoặc nội dung tự thuật quá phức tạp, để tránh làm loạn mạch suy nghĩ của độc giả. Tốt nhất là một chủ đề tư tưởng từ đầu đến cuối, bài bình luận có thể xen lẫn tự sự làm nền, dẫn dắt độc giả tới quan điểm ở dưới một cách rành mạch hợp logic.

Quan điểm có thể nói rõ, hoặc có thể ẩn dấu trong lời văn, nhưng cuối cùng xem xong bài văn phải làm cho độc giả hiểu được kết luận chính xác mà bạn muốn nói với độc giả. Đồng thời cách dùng từ trong văn bình luận cũng phải xác đáng, trình bày và phân tích nhất định phải nghiêm ngặt chặt chẽ, không nên có sai sót sơ hở, tránh độc giả nghi vấn mà không đạt được hiệu quả cứu người tốt nhất, hoặc là khởi tác dụng phản diện, cho nên cần phải cân nhắc đắn do, gọt dũa, lúc đầu có thể mất chút thời gian, dần dần càng viết càng nhanh, bởi vì người tu luyện dù sao thì cũng khác với người thường.

Còn nhớ mấy năm trước khi tôi học thuộc Pháp, bởi vì lúc đó lý giải về Pháp vẫn còn có hạn, cảm thấy có một số chỗ xem ra thì không có liên hệ gì rõ ràng, học Pháp hay dừng lại, Sư phụ liền cho tôi cảm thụ được suy nghĩ của Ngài, trong phút chốc tôi cảm thụ được rõ ràng thì ra mạch suy nghĩ của Sư phụ xuyên suốt cả cuốn “Chuyển Pháp Luân”, giống như một sợi dây nối liền vậy, mối liên hệ trên dưới lời văn đều rất chặt chẽ ngắn gọn súc tích, nhưng mà trước đó tôi lại không hề cảm thụ được.

Bây giờ nghĩ lại, có lẽ là nguyên nhân này, sau này khi tôi dịch tin tức, cũng cảm thấy bài viết có một sợi dây xâu chuỗi lại vậy, lúc đó tôi dùng hình thức màu sắc của văn chương mà cảm thụ được.

Khi đó tôi biên dịch một bài viết về máy ảnh mới nhất, tôi phát hiện nếu tôi dùng ngữ điệu dịch tương đối lưu loát dễ hiểu, văn tự trong bài viết từ đầu đến cuối đều sẽ mang màu sắc trong sáng, mặc dù bề mặt không phải là loại từ vựng rõ ràng, cũng là loại cảm giác này, tâm tình người đọc bài viết này cũng như vậy, nếu như đổi thành ngữ khí có chút nghiêm túc, vậy thì ngôn ngữ từ đầu đến cuối đều biến thành sắc thái nghiêm túc, ý tứ của bài viết không thay đổi, nhưng dùng từ có thể tùy theo sự biến đổi của sắc thái văn chương, giống như khoác lên bài văn chiếc áo có màu sắc khác nhau. Chiếc áo này chính là chủ đề chính (cảm nhận cá nhân).

Từ điểm này tôi thể ngộ rằng, mạch suy nghĩ của tác giả chính là quan điểm của bài viết. Tác giả thông qua lời văn muốn nói với độc giả điều gì, mục đích của bài văn là gì, bất kỳ bài văn nào cũng không thể không có quan điểm (hoặc khía cạnh) tồn tại, chẳng qua là có khi bị ẩn dấu đi, làm cho người đọc không phát hiện được, nhưng khi đọc hết toàn văn sẽ hiểu được kết luận mà tác giả muốn đưa ra.

Sau khi hiểu được điểm này, ngẫu nhiên trong một lần chỉnh sửa bài viết từ đại lục, tôi liền hiểu được ý đồ chôn dấu trong bài viết của Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ). Khi vừa mới bắt đầu đọc bài viết đó đã đưa đến cho tôi cảm giác vừa lộn xộn lại còn dài nữa, tựa như phong cách viết đó của tác giả không tốt lắm, đến cuối cùng tôi mới hiểu được không phải là trình độ của tác giả thấp, mà là họ cố ý lòng vòng (có lẽ là bị người phê duyệt sửa), làm cho mạch suy nghĩ của bạn đi theo mạch văn đó, cuối cùng làm cho người đọc bất mãn với những hiện tượng xã hội – mũi nhọn chỉ về ĐCSTQ được chuyển dịch về sự đồng tình nhân vật – đây cũng là cách mà ĐCSTQ quen dùng để định hướng dư luận.

Đồng thời tôi cũng nhận thức được người làm công việc đưa tin của kênh truyền thông cần phải có một tiêu chuẩn đạo đức tốt, người đó mới có trách nhiệm với người đọc cho đến có trác nhiệm với xã hội. Nếu không, một người có tiêu chuẩn đạo đức thấp kém người đó thông qua kênh truyền thông, dẫn dắt đọc giả và cả xã hội này đến đâu thì không thể tưởng tượng – truyền thông chính là có sức mạnh như vậy.

Tiêu đề bao hàm toàn bộ bài viết

Một bài viết dù có viết tốt thế nào đi nữa, nếu không đặt cùng với tiêu đề hay thì cũng không thể phát huy được 100% tác dụng, nhưng một tiêu đề hay không những có thể làm nổi bật bài viết, mà còn tập trung được tinh hoa của toàn bài viết, nhắm thẳng vào nội tâm của độc giả, làm nổi lên cảm hứng đọc của độc giả. Cho nên nội dung bài viết cần chú trọng, tiêu đề cũng cần chú trọng như vậy mới có thể kết hợp với nội dung một cách thích hợp

“Đệ tử: (phiên dịch) Con đã vẽ một bức tranh cho trường học của mình, về cơ bản đó là bức chân dung tự hoạ. Khi con vẽ là dụng tâm để vẽ, gắng sức không để các quan niệm khởi tác dụng. Con phát hiện rằng người ta phản hồi lại là khá tốt, bố cục cũng trở nên tốt hơn như có phép thuật. Do đó con muốn hỏi là, có phải là chỉ cần chúng con dụng tâm để vẽ là có thể vẽ được tốt? Con muốn thỉnh Sư phụ cho một chút chỉ đạo.

Sư phụ: Nói một cách nghiêm khắc, khi vẽ tranh thì nhất định phải dụng tâm cẩn thận. Chư vị dụng tâm, người ta đều sẽ nói là chư vị vẽ tốt, chẳng qua vẫn là còn kém nếu so với thời đại mà chú trọng vào kỹ năng cơ bản. Do đó tôi cảm thấy rằng, nếu luyện kỹ năng cơ bản cho tốt hơn nữa, thì các đệ tử Đại Pháp sẽ vẽ được đẹp hơn, sẽ lưu lại cho người đời sau một con đường chính. Tất nhiên dụng tâm vẽ là đúng. ” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật)

Những khó khăn gặp phải trong khi dùng chính niệm đối đãi việc viết bài

Tôi cảm thấy viết văn không khó, tác giả muốn viết về thứ gì đó cần phải có nhận thức rõ ràng(dùng Pháp đo lường), hoặc biết mình muốn viết gì, thì cũng đã đủ để cầm bút viết rồi, mạch suy nghĩ có thể trong quá trình viết mà dần dần trở lên rõ ràng, quan điểm cũng sẽ trở nên càng rõ ràng chính xác hơn. Tôi thể ngộ được rằng viết văn cũng giống như giảng chân tướng, đối diện với trách nhiệm cứu người của bản thân cần phải dùng chính niệm đối đãi, không phải là đợi đến khi biết giảng thế nào rồi mới đi cứu người, mà là trong khi cứu người từ không biết cho đến biết, từ giảng không tốt cho đến dần dần biết giảng, viết văn cũng như vậy. Gặp khó khăn hãy tìm ở bản thân mình xem chỗ nào chưa đúng, tâm nào vẫn chưa vứt bỏ, khởi điểm của việc làm đó có chính xác hay không, còn chỗ nào cần phải đề cao lên nữa? Rồi quay lại viết sẽ thấy dễ viết hơn. Người thường có câu “ văn chương bổn thiên thành”, mà linh cảm của đệ tử Đại Pháp đến từ Pháp, cho nên chỉ cần chúng ta phù hợp với Pháp, mạch tư duy mới thông, mới có thể viết ra bài văn theo phong cách riêng, đó là Pháp cấp cho chúng ta.

Ngoài ra, căn cứ theo yêu cầu của hạng mục, trong quá trình chúng ta viết bài sẽ gặp phải các loại hình văn chương khác nhau, chính là gặp phải các loại khó khăn khác nhau, làm thế nào để đối diện vấn đề này, là biết khó mà tiến hay là biết khó mà lui, tiến thoái đều khó. Tôi phát hiện rằng, khi đối diện khó khăn, khi bản thân cố gắng không dùng quan niệm người thường để đo lường, mà dùng chính niệm, thì thường cảm thấy “liễu ám hoa minh”, vốn cảm thấy rất khó đên nỗi không làm được gì cả, nhưng điều không ngờ là làm được rất tốt. Từ đó tôi ngộ được rằng bản thân cần thuận theo yêu cầu của Chính Pháp, phù hợp với Pháp, thì Pháp mới cấp cho chúng ta trí huệ, không ngừng đột phá quan niệm của bản thân, chính là không ngừng tiến bước trong tu luyện.

Dùng Pháp chỉ đạo việc viết bài

Về tu luyện cá nhân mà nói, chính là phải dùng Pháp lý của Đại Pháp để chỉ đạo bản thân viết bài, thì mới có lợi cho xã hội và có lợi cho việc cứu người.

Một bài viết cho dù là quan điểm bạn muốn biểu đạt hay là ngữ khí bạn muốn biểu đạt, tâm thái viết bài, thậm chí cách dùng từ đều là dùng Pháp để đo lường xem có phù hợp với yêu cầu của Pháp hay không, có nghĩ đến việc cứu người hay không, với tâm thái thuần tịnh thì bài văn viết ra mới khởi được tác dụng nên có của nó.

Trong các bài viết cũng có nhiều phân tích và tìm rõ ra những chỗ thiếu sót một cách có lý tính, và là những trao đổi để chứng thực Pháp, để giảm thiểu tổn thất, để các bạn đồng tu đều có thể chính niệm chính hành, để nghĩ ra các cách giúp các bạn đồng tu nào đang bị bức hại, cứu độ con người thế gian nhiều hơn nữa; những bài viết không còn [vương vấn] những câu chữ hoa lệ và rắc rối lòng người nữa, mà là chân thực, chuẩn xác, thanh tịnh, và không mang theo cái tình của con người; [đó] là điều mà người thường không thể viết được; bởi vì cảnh giới bên trong của người tu luyện là thanh tịnh. ” (Tinh Tấn Yếu Chỉ 3, bài Thành Thục)

Một người tu luyện nếu dùng những Pháp lý chứng ngộ được từ trong Pháp trong tầng nhân loại này viết ra để chỉ dẫn độc giả, thì có thể làm cho độc giả nhận được lợi ích vô cùng to lớn.

Dịch từ: http://www. zhengjian. org/node/133444



Ngày đăng: 24-10-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.