Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấn

Tác giả: Tô Tỉnh

[Chanhkien.org] Lịch sử là một vở kịch, với những trình diễn sôi nổi. Đến cuối thế kỷ 19, vương triều Đại Thanh loạn trong giặc ngoài, thực lực quốc gia ngày càng suy yếu, đã lâm vào tình trạng bấp bênh, hết thảy cũng bắt đầu đi về hướng suy tàn. Năm 1911, vương triều Đại Thanh bị tiêu diệt, đánh dấu Hoàng triều chính thức chấm dứt, nhân loại từ đó về sau tiến vào trạng thái không có trật tự.

Ngay thời điểm xã hội đi về hướng hỗn loạn, văn hoá chính thống vốn được lấy làm chuẩn mực đạo đức của người dân cũng gặp phải xung kích trước nay chưa từng có. Lúc ấy, cái gọi là những người chí sĩ lấy danh nghĩa yêu nước, họ hô to khẩu hiệu dân giàu nước mạnh, dân chủ và khoa học, cực lực công kích chửi bới nền văn minh lịch sử hơn 5.000 năm của Trung Hoa, đả đảo “Khổng gia điếm”, diệt chữ Hán, phế Trung y, toàn bộ Tây hoá. Đây cũng là một phong trào mới sôi nổi rầm rộ. Mà Lỗ Tấn không nghi ngờ gì là nhân vật có ảnh hưởng nhất thời kỳ này.

Trong tâm của người đời sau, ông ta là người quắc mắt lạnh lùng nhìn người khác, châm biếm thói xấu, yêu ghét rõ ràng, trí tuệ phi phàm, tài hoa hiếm có. Theo ông ta, lịch sử đi đến hôm nay, nhìn lại, chỉ là một cái mụn nhọt bám vào nền văn minh Trung Hoa.

Bởi vì Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền và che đậy, quả thật khiến người đời cho rằng ông ta là một người khổng lồ văn hoá, đại biểu cho phương hướng văn hoá của Trung Quốc. Địa vị của Lỗ Tấn trong nền văn hoá Đại Lục là không ai sánh kịp, tựa như trở thành danh từ trong văn hoá hiện đại của Trung Quốc. Xua tan bụi bẩn trong đám sương mù của lịch sử, xuyên thấu bề ngoài của ánh hào quang mỹ lệ, để xem Lỗ Tấn thật sự là người như thế nào?

Đối với người đời sau, ấn tượng mê hoặc nhất chính là một nhân cách gần như hoàn mỹ cùng cái gọi là văn chương sâu sắc và cơ trí của ông ta.

Lỗ Tấn sinh vào cuối thời nhà Thanh, tuổi thơ do cha làm loạn kỷ luật khoa cử mà thói nhà sa sút. Tuổi thiếu niên gặp phải cảnh ngộ, lại thêm chứng kiến lòng người âm u. Điều này khiến ông ta thường dùng ánh mắt cừu hận để nhìn nhận thế giới, “cuồng nhân” chính là hoá thân của cừu hận.

Chu An là vợ cưới hỏi đàng hoàng của ông ta, lại thủ tiết cả đời, cuối cùng chết đi trong lẻ loi trơ trọi. Vợ chính trong nhà thì bỏ mặc, ông ta lại cùng nữ học sinh Hứa Quảng Bình của mình ở cùng một chỗ, “cơn gió trào lưu thầy cùng nữ sinh” được Lỗ Tấn gọi là một hành động cách mạng, thật ra là một hồi tranh giành lợi ích, đấu tranh phe phái.

Nhằm điều khiển tinh anh văn hoá của Trung Quốc, lấy trao đổi văn hoá làm vật che chắn, quân đội Nhật Bản từng điều động một lượng lớn đặc vụ văn hoá tới Trung Quốc, geisha [ca kỹ] Yamamoto Hatsue chính là một trong số đó. Được Uchiyama Kanzo giới thiệu, quen biết Lỗ Tấn, tiệm sách Uchiyama liền trở thành điểm ước hẹn của hai người. Năm 1932, Yamamoto Hatsue về nước, Lỗ Tấn thư từ qua lại hơn 100 phong thư. Có người nói Yamamoto Hatsue là đặc công cao cấp của Nhật Bản, không biết có thật hay không?

Chuyện Chu Tác Nhân và Lỗ Tấn tuyệt giao tình huynh đệ, mặc dù có nhiều lời đồn, song việc Lỗ Tấn cùng em dâu Nobuko có quan hệ khác thường đã càng làm sáng tỏ mặt ám muội của ông ta. Chuyện này đả kích rất lớn đối với Chu Tác Nhân, ông cảm thấy vô cùng nhục nhã, đến nỗi ảnh hưởng đến quan niệm sống của ông, đối với chuyện này ông canh cánh trong lòng, đến chết cũng không thể tha thứ Lỗ Tấn.

Năm 1915, Nhật Bản dụ dỗ bức bách Viên Thế Khải ký tên vào điều ước bán nước «Hai mươi mốt điều», họ Viên vì từ chối trách nhiệm đã để cho nhân viên công vụ của chính phủ ký tên tập thể, không ký tên phải từ chức, Lỗ Tấn dứt khoát ký lên tên mình. Nhiều năm sau Lỗ Tấn luận chiến cùng đối thủ Trần Nguyên, đối mặt với trào phùng: “Lỗ Tấn yêu nước? Ông ta yêu chính là nước Nhật!” Lỗ Tấn đáp: “Trung Quốc nhiều kẻ đâm lén sau lưng, dũng sĩ đứng ra dễ dàng bỏ mạng!”

Ở đây không có ý khuếch đại vấn đề sinh hoạt cá nhân của ông ta, lại càng không có chủ đích công kích người, chỉ là nói rõ qua, vén một góc của tấm khăn che mặt, nhìn rõ diện mạo thật sự của một chủ tướng văn hoá.

Mà cái được gọi là văn chương sâu sắc, có rất nhiều là sản phẩm của chính trị mà ra, cũng có bản thân ông ta cố ý thâm trầm như vậy.

Một quyển sách «Dược» lại giống như thần thoại tổng kết nguyên nhân thất bại của cách mạng Tân Hợi, là tấm ảnh thu nhỏ của xã hội mười năm, cộng thêm cái tên “Hạ Du”, cùng hàm nghĩa trong cái vòng hoa ở ngôi mộ, thật rất tinh thâm khiến người ta há miệng thán phục.

Tháng 9 năm 1924, Lỗ Tấn biên tập xong «Sĩ Đường Chuyên Văn Tạp Tập», ký tên “Yến Chi Ngao”; năm 1927 trong tác phẩm «Chú Kiếm», lại dùng danh tự “Yến Chi Ngao” báo thù “hắc nhân”. Theo Hứa Quảng Bình hồi ức lại, Lỗ Tấn từng giải thích về bút danh này như sau: “Yến” [宴] (tiệc yến) theo ‘môn’ (nhà), theo ‘nhật’ (ngày), theo ‘nữ’ (con gái); “Ngao” [敖] (rong chơi) theo ‘xuất’ (đi ra), theo ‘phóng’ (thả ra), nói cách khác “ta là bị người con gái Nhật Bản trong nhà trục xuất”. Người con gái Nhật Bản này tất nhiên là thê tử Nobuko của Chu Tác Nhân.

Lỗ Tấn từng hiểu lầm Cao Trường Hồng có tình ý với Hứa Quảng Bình, lên cơn tức giận, xem nhà họ Cao là kẻ thù, nên trong «Bôn Nguyệt» đã châm chọc Cao Trường Hồng là học nghệ không tinh “Bàng Mông”, sau cùng “Hậu Dịch” tranh giành Hằng Nga, kết quả thất bại. Những nội hàm này người khác hiển nhiên khó mà lĩnh hội được, cũng là bản thân Lỗ Tấn chỉ ra: “Viết một cuốn tiểu thuyết, cùng nó xây dựng một ít chuyện vui đùa.”

Ông ta trời sinh tính đa nghi, cũng coi như có thù tất báo, thường hay ở bên trong cuốn sách bí mật triển khai vài câu có hàm nghĩa khác về người và sự tình, thuận tay công kích một chút, cho đó là thú vui. Cũng trong lúc nói chuyện giải nghĩa với người đọc, về sau lại thông qua bạn bè thuật lại những giải thích đó, tạo dựng nên một thế giới cao thâm khó dò, kỳ lạ thần kỳ.

Đương nhiên, những vấn đề này chỉ là việc vặt trên văn đàn, cựu thế lực an bài ông ta đến thế gian cũng không vì những điểm này, mà là có sứ mệnh lớn hơn nữa.

1. Lật đổ đại biểu văn hoá truyền thống của Nho gia bằng cái gọi là đả đảo “Khổng gia điếm”, cùng Trung Cộng phê phán kế thừa của Khổng Tử, đem văn hoá truyền thống nhân nghĩa đạo đức của Trung Quốc quy kết thành hai chữ “ăn người”; cũng dùng những lời chế giễu chửi bới Lão Tử, Trang Tử, “Tất cả chỉ là thế hệ sâu trùng ấu trĩ đoạ lạc”; trước khi ông ta chết một năm đã viết «Văn Nhân Tương Khinh» một lần nữa chế giễu Trang Tử, «Khởi Tử» trong «Cố Sự Tân Biên» cũng có ý định dùng để châm chọc, chế nhạo Trang Tử, xen lẫn ngôn từ của người đàn bà chanh chua mà chửi rủa. Một quyển sách khác «Xuất Quan», là chuyên dùng chế nhạo Lão Tử, châm biếm Khổng Tử. Các tác phẩm này tuỳ ý công kích và bôi nhọ, chính thức huỷ diệt lòng kính sợ của mọi người đối với văn hoá truyền thống.

2. Cùng các tinh anh văn hóa như Hồ Thích, v.v., cực lực công kích văn ngôn thuần khiết trang nhã, cổ vũ văn nói bạch thoại, dùng ngôn ngữ ác độc để chửi bới, cùng những chiến hữu của ông ta mai táng văn hoá cổ điển, thành lập thứ văn hoá biến dị mà Trung Cộng gần như thừa kế. Mà văn bạch thoại, thứ ngôn ngữ dung tục được dùng tràn lan, là càng có lợi cho sự tuyên truyền lý luận của tà đảng.

3. Cực lực tuyên dương vô thần luận, thuyết tiến hoá, cổ súy tư tưởng đấu tranh, trọn đời làm một người thực tế, trở thành một người chiến sĩ. Những lúc luận chiến, bị Lỗ Tấn chửi mắng qua có gần trăm người, nhân vật trọng yếu có hai, ba mươi người. Chỉ cần không cùng ý kiến với ông ta, quan điểm không giống, hoặc không nhìn vừa mắt đều có khả năng bị chửi mắng. Ông ta mắng Hồ Thích, Lâm Ngữ Đường, Thái Nguyên Bồi, cũng mắng cánh “tả” Quách Mạt Nhược, Điền Hán, phái bình luận hiện đại Trần Tây Oánh, phái tân nguyệt Lương Thực Thu, v.v. Còn có những người vô duyên vô cớ bị ông ta mắng, bị ông ta mắng sai cũng khối người như vậy. Lâm Ngữ Đường từng hình dung Lỗ Tấn: “Không giao chiến thì không vui, không mặc giáp thì không vui, dù cho không có ngòi cũng có thể chiến, không có mâu cũng có thể cầm, nhặt một hòn đá ném chó, cả chuyện nhỏ cũng rất nhanh giữ ở trong lòng.” Lỗ Tấn mắng chửi người đã được tiếng tăm qua “Chiến hào chiến”, hoặc “Dao găm”, hoặc “Cười hiểu ý”, kỹ xảo mắng người cao siêu đã tới mức dày công tôi luyện, đưa văn hoá mắng chửi người của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Cũng từ trong đó lấy được vô hạn niềm vui thú, đúng là “đấu với người, thật sướng vô cùng.” Cũng tương tự như Trung Cộng hiếu chiến, đây cũng là lý do tà đảng một mực tôn sùng ông ta, coi ông ta là người của mình.

4. Đối với Trung y không thừa nhận, chối bỏ và chửi bới, mang đến nguy hại cực lớn. Vì cha ông ta bị bệnh mà thống hận thầy lang, tiếp theo là phủ định toàn bộ, chối bỏ Trung y, nói: “Trung y chẳng qua chỉ là cố ý vô ý lừa đảo.” Ông ta cũng phát biểu ngôn luận tương tự ở nhiều nơi, tỏ thái độ căm thù đối với Trung y, đã đến mức chết cũng không thay đổi. Ảnh hưởng tận một thế kỷ sau này, dẫn tới người dân Trung Quốc phỉ báng Trung y, mượn cớ đó chửi bới truyền thống. Chúng ta biết rõ Trung y là bác đại tinh thâm, không chỉ mặt ngoài của phương thuốc, mà cùng Kinh Dịch, thậm chí văn hoá tu luyện đều có liên hệ rất lớn, theo một ý nghĩa nhất định mà nói thì Trung y càng giống mặt ngoài của văn hoá tu luyện; chửi bới Trung y, càng khiến vô thần luận hoành hành thiên hạ.

5. Lỗ Tấn từng kiên quyết ủng hộ bãi bỏ âm lịch, năm âm lịch, tuyên bố kinh kịch là rác rưởi. Ông ta cũng lớn tiếng kêu gọi muốn phế trừ Hán tự, đổi sang dùng bảng chữ cái Pinyin của nước ngoài. Ông ta từng nói: “Chữ Hán và đại chúng là không đội trời chung.” («Lỗ Tấn văn tuyển», trang 252, quyển 4). Tháng 5 năm 1936, khi nguy cơ tồn vong của dân tộc ở ngay trước mắt, Lỗ Tấn nói với ký giả «Cứu Vong Tình Báo» của Thượng Hải rằng: “Chữ Hán không diệt, Trung Quốc tất vong”. Lời của Lỗ Tấn, nghe rợn cả người, nhưng mà “diệt” chữ Hán, Trung Quốc có thể cứu được sao? Người Trung Quốc còn có thể là người Trung Quốc sao? Trên thế giới còn chưa từng nghe nói qua có dân tộc “diệt” văn hoá của dân tộc mình mà trở thành một quốc gia cường thịnh! “Chữ Hán” là gốc rễ của nền văn hoá dân tộc Trung Hoa. Đặt cơ sở để về sau Trung Cộng tàn phá chứ Hán mà bịa tạo dư luận.

6. Văn hoá cổ điển giảng về vẻ đẹp của trung hoà, người xưa thường dùng “Một ngày ba lần tự kiểm điểm bản thân” để hoàn thiện chính mình, văn chương cũng ôn hòa nhã nhặn, tự tìm thiếu sót trong tâm, theo đuổi một nội tâm thuần tịnh và thăng hoa. Nhưng Lỗ Tấn đã thay đổi cả bầu trời không khí, biến văn chương thành một loại vũ khí, cả đời bào chế lượng lớn văn từ đấu tranh, tận hết khả năng công kích và chửi rủa, đúng là bản mẫu cho văn phong bạo lực của tà đảng vài thập niên qua.

Ông ta về sau được đưa lên địa vị chí cao vô thượng, là kết quả của việc Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền và thần thánh hóa. Trung Cộng xuất bản lượng lớn «Lỗ Tấn toàn tập» danh tiếng sánh ngang với “Mao tuyển”, khởi công xây dựng “chỗ ở cũ” và “kỷ niệm quán” ở các nơi, phát triển “Lỗ học” quy mô lớn, v.v. Mà Mao sau khi đánh giá Lỗ Tấn, cuối cùng xác định Lỗ Tấn ở địa vị cao quý tại Trung Quốc, đến nay chưa thể lung lay.

Hôm nay ngẫm lại lịch sử để giải thể Trung Cộng, thanh trừ dư độc văn hoá đảng, thấy rằng bởi vì ông ta sinh ra sớm hơn, lại chưa từng gia nhập Trung Cộng, gây ra cho người ta giả tướng của một bên thứ ba phân khai khỏi chính đảng, nên thường đem ông ta ra loại trừ. Thật ra, cuối đời của ông ta cùng Trung Cộng qua lại nhiều lần, năm 1930 tham gia tổ chức “Trung Quốc tự do vận động đại đồng minh” của Trung Cộng, sau được “phe cánh tả” tôn lên làm minh chủ, đọc lượng lớn sách báo Mác Lê, sùng bái thể chế chuyên chính của Liên Xô, phiên dịch lượng lớn tác phẩm của Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Trung Cộng, cùng các văn nhân sùng bái Mao kết giao hợp tác lâu dài, đặt định văn hoá sáng tác và khuôn mẫu bình luận của tà đảng, là người sáng lập chính thức của văn hoá tà đảng.

Lỗ Tấn, một quái thai được thai nghén từ phong trào văn hoá mới, bề ngoài ông ta không gia nhập bất kỳ đảng phái nào, cộng thêm hiểu biết thâm sâu về văn hóa cổ, đó cũng là cựu thế lực vì để mê hoặc con người mà cố ý an bài, tạo nên một ác ma nhằm thực sự lợi dụng văn hoá truyền thống để phá huỷ văn hoá truyền thống. Hiện nay đã thanh trừ nọc độc còn sót lại của ông ta, đã đến thời điểm triệt để tróc bong nó khỏi nền văn minh Hoa Hạ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113813