Câu chuyện về lúa mì

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường hay kể câu chuyện về lúa mì này, mục đích là dạy chị em chúng tôi biết quý lương thực. Mẹ tôi thường nhắc nhở: “Phung phí lương thực, đánh mất đạo trời”. Tôi muốn viết câu chuyện này ra từ lâu rồi để cho thêm nhiều người biết, khi thấy xã hội thời nay lãng phí nghiêm trọng, mọi người không biết quý mọi thứ thiên thượng đã ban cho chúng ta, phung phí của trời, trong vô ý mà gây nhiều nghiệp.

Câu chuyện kể về thời xưa, một cây lúa mì cho ra năm bông (theo lời của mẹ tôi là “một cây lúa mì mọc năm đầu”). Thần tiên trên trời muốn nhìn xem cuộc sống trên mặt đất được tạo ra đã ra sao, liền biến thành một người ăn mày đi vào nhân gian. Người ăn mày này đi đến một nhà nọ, khẩn cầu chủ nhà cho một phần cơm. Bà chủ nhà đang làm bánh nướng áp chảo, thấy người ăn mày liền vội vàng đem bánh giấu dưới mông của đứa con nhỏ đang chơi đùa, rồi đuổi người ăn mày đi. Vị thần tiên biến thành người ăn mày này xem xét, thấy mọi người có được đồ ăn dễ dàng quá, lại không biết quý trọng, vì vậy đã khiến cho cây lúa mì chỉ cho ra một bông. Từ đó về sau, mọi người đời này qua đời khác đều phải cần cù vất vả lao động mới có được đầy đủ lương thực.

Sau khi đắc Pháp, tôi nghe nói Sư phụ còn ăn thức ăn thừa của đệ tử để lại, hơn nữa ngay cả hạt cơm rớt trên bàn cũng nhặt lên ăn hết; biết Sư phụ vĩ đại còn quý trọng lương thực như vậy, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Kỳ thật mọi thứ trên thế giới này đều được Đại Pháp tạo ra cho con người, để con người có thể sinh tồn, tương lai đắc Pháp trở về. Nhưng mọi người đã đánh mất bản tính, trong mê càng thêm mê mờ, không phân chính tà, tốt xấu chẳng phân biệt được, cho rằng tiết kiệm là xấu hổ, xa xỉ lãng phí trở thành mốt, trái ngược hoàn toàn với chuẩn mực đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn được lưu lại cho tầng này của nhân loại, quả thật làm Thần Phật phẫn nộ.

Này bạn, xin hãy giữ gìn tâm thiện lương của bạn nhé! Để tương lai có một nơi tốt đẹp để đi, để không phí phạm cơ duyên được sinh ra trong thời Đại Pháp hồng truyền.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/9598
http://www.pureinsight.org/node/1426