Đôi điều suy ngẫm về lỗ hổng tầng Ozone

Tác giả: Một học viên ở Atlanta, Mỹ

[Chanhkien.org] Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã biết được những nguyên nhân đằng sau các sự kiện xảy ra trên thế giới, khác với những lý giải hiện đang được cộng đồng khoa học trên thế giới chấp nhận. Chẳng hạn như lỗ hổng trên tầng ozone. Theo hiểu biết hiện nay của cộng đồng khoa học thế giới thì lỗ hổng này được gây ra bởi lượng khí chlorofluorocarbons (CFC) vượt quá giới hạn. Kết luận này dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy khí CFC làm suy yếu ozone. Những kết luận được rút ra từ những thí nghiệm được kiểm soát gắt gao này lại được đem ra áp dụng cho bầu khí quyển bất trị và nhanh chóng được cả thế giới xem như là chân lý. Chính phủ của tất cả các nước đều chiểu theo “chân lý” này để cùng thống nhất ngừng hoặc kiểm soát chặt chẽ việc thải ra khí CFC.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở Tasmania đã phát hiện ra rằng lỗ hổng trên tầng ozone đang thu hẹp lại lần đầu tiên kể từ khi lỗ hổng này được phát hiện ra vào năm 1985 (báo The Times (London) số ra ngày 12/4/2000, tác giả Henderson) [1].

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất quan tâm đến vấn đề này khi nghe Sư phụ Lý giảng Pháp ở Los Angeles năm 1999 như sau:

[…] “Hiểu biết của khoa học về nhiều sự việc là quá nông cạn; đến cả sự hiểu biết của nó về vật chất trong không gian tồn tại này cũng chưa đầy đủ. Vì không có khả năng nhận thức về sự tồn tại của Thần nên nó đã tự giới hạn sự phát triển của chính mình. Ví dụ, các khoa học gia thời nay cho rằng ô nhiễm công nghiệp của nhân loại là khá nghiêm trọng rồi, một trong những ví dụ là chất Freon [chất làm lạnh] và các vật chất khác dùng trong dung dịch làm nguội đã phá hủy tầng ozone. Họ nói rằng tầng ozone ở Nam Cực bị thiệt hại, nơi ấy có một lỗ thủng. Thực tế thì, khoa học không có khả năng nhận thức vai trò của chư Thần, cho nên người ta nói rằng lỗ thủng đó là do tầng ozone bị hủy hoại. Sự thật thì sự ô nhiễm do nền công nghiệp ngày nay đã khiến cho bầu không khí của nhân loại bị ô nhiễm đến mức độ cực kỳ đáng sợ.

Tuy thế vô lượng sinh mệnh trong các thế giới vi quan của vũ trụ bao la, không kể là hữu hình hay vô hình, tất cả chư Thần đều tồn tại trong các thế giới vi quan mà nhân loại không thể nhìn thấy được. Không khí là do các hạt phân tử cấu thành, trong khi các hạt phân tử là do các hạt vi quan hơn nữa cấu thành. Trong không khí có từng lớp vô số vô kể, lớp này đến lớp khác, tiến đến thế giới vi quan, và tất cả đều là Thần. Khi họ nhìn thấy môi trường của con người trở nên như thế, họ mở một cửa sổ, mở một cánh cửa, để tống khứ các chất khí thải từ trong trái đất. Ðiều này là do chư Thần làm. Họ cố ý mở ra và sau đó đóng lại. Nếu chư Thần không bảo hộ nhân loại, nhân loại sẽ không còn tồn tại. Con người không những không tin Thần, mà còn bất kính với chư Thần. Chúng ta hãy bàn về một ví dụ giản dị nhất. Chư vị có biết rằng những nơi bị ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng nhất là nơi đông dân cư nhất, là các đô thị. Tại sao ở phía trên các nơi đó tầng ozone không có lỗ thủng? Ðó là vì chư Thần nghĩ rằng mở một lỗ thủng ở vùng Nam Cực thì an toàn cho con người. Đáng lý ra nơi nào có nhiều khí thải hơn thì tầng ozone nơi đó phải có một lỗ thủng, phải vậy không, nhưng tại sao lại không phải như thế?” […] (bản dịch chưa chính thức)

Tại đây Sư phụ Lý đã đưa ra quan điểm rất hợp lý. Nếu trong phòng thí nghiệm, CFC cho thấy nó làm suy yếu ozone ngay khi tiếp xúc, chẳng phải điều này có khả năng xảy ra cao nhất ở những nơi có nhiều nhà máy, xe hơi và máy lạnh, v.v. hay sao? Chẳng phải CFC từ đó mà ra? Chúng ta sẽ nghĩ rằng các lỗ hổng ở tầng ozone nên xuất hiện trên Los Angeles, New York, Tokyo, Mexico City, Rio, New Delhi, hay Thượng Hải, những nơi tập trung dân cư đông đúc nhất. Sư phụ giảng rằng điều này đã không xảy ra bởi vì chư Thần quan tâm đến sức khỏe của con người nên đã mở bầu khí quyển ở những nơi xa xôi, để cho các loại khí độc hại thoát ra ngoài, và họ sẽ đóng nó lại khi xong việc.

Nếu điều này là chân thật, thì điều khiến tôi thấy hứng thú nhất chính là việc làm của chư Thần diễn ra song song với những hành động của con người đối với vấn đề này. Thật sự rằng cả thế giới đã cùng vận động giảm khí thải CFC, và thật sự rằng lỗ hổng tầng ozone đang khép lại. Chư Thần hành động và có kết quả. Chúng ta hành động và cũng có kết quả. Chúng ta nhìn thấy kết quả và dễ dàng “tìm ra” những giả thuyết của riêng mình để lý giải.

Mối quan hệ song song giữa nhân và quả ở hai không gian riêng biệt nhau cũng giống như cách bệnh tật thể hiện ra trên cơ thể người. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp hiểu rằng bệnh tật là hậu quả của việc tích tụ nghiệp lực, nhưng nếu tôi hỏi ai đó, ví dụ như bạn gái tôi vốn là một bác sĩ, rằng nguyên nhân nào gây ra bệnh tật, cô ấy sẽ đưa ra một chuỗi dài vô tận các diễn biến xảy ra trước khi bệnh bộc phát. Không những trong vấn đề bệnh tật mà còn trong tất cả mọi điều xảy đến với chúng ta trong thế giới ngày nay. Phải có một lý do gì đó để mọi thứ tiếp diễn, nếu không nhân loại đã không thể sống được. Nhân loại buộc phải có một sự tin tưởng ở một mức nào đó thì mới dám lái xe hơi, đi thang máy, ăn trưa, v.v. Sư phụ giảng rằng chúng ta vẫn đang “mê tín” vì ít có bằng chứng thực nghiệm rằng lần nào đạp phanh thì xe cũng dừng lại. Chúng ta ngầm định rằng các kỹ sư đã thiết kế phanh xe một cách đúng đắn. Bởi vậy chúng ta đang mê tín – chúng ta tin tưởng mà không cần thực chứng.

Khi suy ngẫm về tất cả những điều này, tôi tự thấy mình nhỏ bé khi nghĩ đến Pháp lực của chư Thần mà Sư phụ đã nhắc tới. Vô số chi tiết cần phải chứng minh trong thế giới con người này để bảo trì cõi mê mà chúng ta đang sống. Việc này thật bất khả tư nghị. Số lượng những điều đã từng phải xảy ra để cho những điều hiện tại đang xảy ra phải lên tới con số mũ của hàng tỷ!!! Pháp lực thật cự đại. Cũng đúng thôi vì Sư phụ thường nhắc tới vô lượng Phật, Đạo, Thần và rất nhiều, rất nhiều địa thượng thần tiên.

Đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi.

Tham khảo:

[1] Báo The Times (London), 12/04/2000, ‘Lỗ hổng ozone sẽ lành lại sau 50 năm, các nhà khoa học cho biết’.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/1023