Thử giải “Tây Du Ký” (5)

Tác giả: Đàn Trần

TayDuKy

[Chanhkien.org]

III. Hiểu “Tây Du Ký” từ nhiều góc độ khác nhau

Bài trước phân tích về “Tây Du Ký” là dựa trên cơ sở người tu luyện thuần túy mà tiến hành phá giải. Cũng chính là nói, bề ngoài viết về cuộc chiến giữa thầy trò Đường Tăng và yêu ma quỷ quái, nhưng thực chất lại là đang thanh trừ ma tính của chính bản thân mình. Đây là giải ở góc độ tu nội thuần túy. Phân tích như vậy cũng đủ để vén bức màn bí ẩn về nội hàm của “Tây Du Ký”, đằng sau sự ly kỳ hấp dẫn này chính là quá trình một người tu tâm đoạn dục.

Nhưng người tu luyện chân chính vẫn có một góc độ quan sát nữa. Người chân tu biết rằng, nếu muốn chân chính tu luyện mà không có sư phụ chỉ dạy, không có sư phụ dẫn dắt, thì về cơ bản là không tu thành được. Mà vị sư phụ này ắt phải là một Giác Giả có trí huệ và thần thông to lớn. Đương nhiên người tu luyện thông thường, căn cơ không đủ, tâm cầu Đạo không kiên trì, trong khi đọc kinh sách mà tu luyện, thì có hay không có sư phụ cũng không sao cả. Bởi vì tu luyện môn nào thì sư phụ của môn đó liền biết ngay, ông thấy người này cần đề cao tầng thứ rồi, liền ở phía sau giúp đỡ một chút. Người này thật sự có thể tu luyện được, thì ông liền giúp đỡ. Bởi vì Giác Giả độ nhân không nói điều kiện. Nhưng những người như thế này thật sự quá ít, quan niệm của người thường lại quá nhiều quá phức tạp, khi tu luyện hễ gặp khó khăn ma nạn liền dùng nhân tâm mà đối đãi, họ cũng sẽ bị đình trệ ngay ở ma nạn đó. Do đó từ góc độ này mà xét, người chân tu hướng nội tu là một phương diện, cũng là một phương diện chủ yếu, nhưng không tách rời khỏi sự bảo hộ của sư phụ, khi cần thiết thật sự phải có sư phụ đến giúp đỡ.

Chân tu ắt phải có sư phụ, đường đời của người chân tu đã được sư phụ an bài và thay đổi rồi, từng nạn đều là nhắm vào chấp trước của người tu luyện mà an bài. Điều này cũng được thể hiện ngay trong “Tây Du Ký”. Ví dụ khi Tôn Ngộ Không thu phục Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương, Thái Thượng Lão Quân nói: “Vật này Hải Thượng Bồ Tát đã hỏi mượn ta ba lần, lần này đưa cho ngài ấy hóa thành yêu ma, để thử xem thầy trò ngươi có thật sự muốn đi Tây Thiên thỉnh kinh hay không.”

Chúng ta nói các nạn mà Đường Tăng trải qua là nạn của bản thân ông, điều này đương nhiên là đúng. Tuy nhiên an bài có thứ tự, từng bước từng bước lại không phải là ông tự an bài cho mình. Trong truyện nói rõ rằng có những ma nạn là do Phật Thích Ca Mâu Ni an bài; vị Phật Thích Ca Mâu Ni này lại không phải giống như phân tích ở phần trước là chỉ ở trong tâm người ta, mà Ngài ở tại thế giới của Ngài; chỉ cần có người thật sự tu luyện theo kinh mà Ngài truyền, Ngài đương nhiên sẽ biết, và đương nhiên sẽ quản người đó; cách giúp đỡ của Ngài là an bài sẵn con đường để người đó tu luyện. Trên con đường Ngài đã an bài, vào mọi thời khắc Ngài đều đang chăm nom bảo hộ người đó. Đương nhiên người ta trong tu luyện, khi đối chiếu với kinh Phật để hướng nội mà tu, mặt bản tính của chính mình, cũng chính là phía mặt tu thành kia đã biết phải làm thế nào rồi. Nhưng chỉ biết được làm thế nào thì vẫn chưa đủ, đó là quan niệm hậu thiên hình thành, ở không gian khác mà nhìn, đó là những vật chất vô cùng ngoan cố, không có sự giúp đỡ của sư phụ thì về cơ bản không thể nào trừ bỏ đi được. Chúng ta hãy lấy một ví dụ, tại sao một số người xấu muốn học điều tốt lại khó như vậy? Đó là vì họ không vứt bỏ được quan niệm mà họ đã hình thành, quan niệm đó là tự kỷ hậu thiên, nó ngăn cản con đường người ta phản bổn quy chân. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu mà người hiện đại ngày nay khó có thể tu luyện. Đương nhiên, nếu xét từ góc độ này, kết hợp thêm tại góc độ người tu luyện thuần túy để hiểu “Tây Du Ký”, thì sẽ toàn diện hơn.

Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, từ trong Pháp Sư phụ Lý Hồng Chí giảng rằng con người có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, trong khi đọc “Tây Du Ký”, tôi phát hiện rằng từ góc độ này mà hiểu về thầy trò Đường Tăng thì vô cùng hợp lý. Đường Tăng đương nhiên là chủ nguyên thần; Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã chính là các phó nguyên thần. Tu luyện là lấy chủ nguyên thần làm chủ, chủ nguyên thần mê trong nhân thế, nếu muốn tu luyện vượt ra khỏi chốn hồng trần, thì đương nhiên sẽ có nhiều nạn, sẽ có nhiều khổ, nhưng càng như vậy, sẽ tu luyện được càng cao. Phó nguyên thần điều gì cũng biết, đương nhiên sẽ dễ tu hơn một chút. Cho nên, năm vị tuy cùng một thể, nhưng lại đều có thể tu đến quả vị tương ứng của bản thân.

Có một vị tu luyện khai mở thiên mục ở tầng thứ rất cao khi chia sẻ đã nói: “Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh là có thật, hình tượng thầy trò Đường Tăng cũng là sự thật, chẳng qua là ở tại không gian khác mà thôi.” Như vậy từ góc độ này mà nói, “Tây Du Ký” là một câu chuyện tu luyện phát sinh tại không gian khác, trải qua gia công chỉnh lý đã trở thành bộ tác phẩm mà chúng ta thấy như hiện nay.

Đương nhiên dùng tư tưởng của người thường thì không lý giải nổi sự an bài của các sinh mệnh cao tầng đối với sự việc này. Đối với những sinh mệnh cao tầng tham dự trong đó mà nói, không phải là họ muốn diễn giải câu chuyện như thế nào thì liền có thể làm như thế. Lấy Trư Bát Giới làm ví dụ, xét từ góc độ người thường, có ai muốn làm Trư Bát Giới? Nhưng nếu từ góc độ lưu lại văn hóa Thần truyền chính thống cho nhân loại và trải thảm cho tu luyện chính Pháp của đời sau mà nói, đó là công lao và thành tích vĩnh viễn bất diệt trong vũ trụ, là điều mà bao vị Thần ngày nay đều ngưỡng mộ. Nói thẳng ra, không phải sinh mệnh nào muốn diễn vai diễn này thì liền được phép diễn.

Từ truyện mà xét, các ma nạn thầy trò Đường Tăng trải qua, những người tham dự trong các ma nạn đó rất nhiều đều là có lai lịch, có những nạn là do Phật Như Lai và Bồ Tát trực tiếp an bài. Người tu luyện thông thường cũng không xứng có những ma nạn như thế này. Theo cách nói của Phật Di Lặc thì: “Là do thầy trò ngươi chưa hết nạn, cho nên nhiều loài hạ thế đón đường, khiến các ngươi chịu ma nạn.”

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/128192