Trách nhiệm của cặp đôi cùng tu luyện



Tác giả: Cheng Yu

[Chanhkien.org] Trong buổi trình diễn của Thần Vận năm 2013, có một bài hát tên là “Gửi bạn tâm nguyện của tôi” do giọng nam cao Huan Xing trình bày. Bài hát có đoạn: “Khi mây trôi ngang bầu trời xanh, xin hãy cho người trong tâm tôi niềm vui; ngàn năm chờ đợi không phí hoài, Đại Pháp hồng truyền và tôi đã gặp cơ duyên tiền định. Tôi không đi tìm giữa cõi mê nữa. Những đám mây bay ngang trời, làm ơn gửi tới người tôi yêu tâm nguyện của tôi. Tôi muốn cùng cô cố gắng để cùng nhau đề cao, cùng nhau tu luyện.” Khi tôi nghe những từ, “cùng đề cao, cùng tu luyện,” tôi đã bị lay động. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng đây nên là tiêu chuẩn cho những cặp đôi đã thành hôn để duy trì cơ duyên của họ trong tương lai, và đây cũng nên là con đường mà đệ tử Đại Pháp nên bước đi bây giờ, đặc biệt là những cặp đã lấy nhau.

Vòng xoáy đi xuống của tiêu chuẩn đạo đức xã hội bây giờ là đáng báo động. Không còn một giới hạn cuối cùng nào trong tư tưởng con người trong vấn đề hôn nhân. Người ta không còn ngại ngùng đối với vấn đề loạn dục bừa bãi và thậm chí tới mức loạn luân cũng không còn đáng khinh nữa. Mặc dù con người trong quá khứ đã tôn trọng những thứ như là sự kính trọng và tình cảm đôi lứa, và thậm chí họ còn đặt sự kính trọng lên trên cả tình yêu, lòng kính trọng mà họ đã bàn tới rất hạn hẹp. Đó chỉ là đôi lứa kính trọng trân trọng nhau, và lòng kính trọng của một người đối với cha mẹ, hay thiên thượng.

Ngày nay, đệ tử Đại Pháp nhất thiết không được đi theo trào lưu băng hoại của người thường trong vấn đề hôn nhân. Có thể nào chúng ta nói rằng các nguyên tắc của người xưa được đề cao trong lĩnh vực hôn nhân là hoàn toàn tốt? Tôi cho rằng, những yếu tố gọi là “kính trọng” ấy rất giới hạn, vì lẽ có rất nhiều điều cảm tính xen lẫn vào. Vì người thường sống trong cõi mê, nên cũng còn rất nhiều thứ mà mọi người phải ngộ tới. Con người không hiểu vì sao họ tới thế giới này, và họ cũng không hiểu mục đích chân chính của sinh mệnh là gì. Kết quả là, thế giới con người đang tới bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Nếu một cặp đôi đã kết hôn cũng cùng là người tu luyện, một khía cạnh rất quan trọng của mối quan hệ chính là cùng nhau đề cao. Hãy thử nghĩ một chút về điều này. Chúng ta đã cực kỳ may mắn đắc Pháp. Chúng ta cũng được phúc phận từ Pháp. Đó chính là Đại Pháp đã cấp cho chúng ta cơ hội để tu luyện, và trở về nhà. Thiên thượng chính là điểm đến cuối cùng của chúng ta. Vậy chúng ta rất biết ơn Đại Pháp. Làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đại Pháp? Một đôi đã lấy nhau nên cùng nhau đề cao trên con đường tu luyện. Chúng ta nên sống cuộc đời của mình và bày tỏ lòng biết ơn qua các hoạt động thường ngày trong thế giới con người.

Sống trong biển người thường, đệ tử Đại Pháp nên bắt đầu từ từ loại bỏ những ràng buộc vào sắc dục. Cuối cùng, chúng ta phải hoàn toàn loại bỏ nó để tiến nhập vào trạng thái không còn ham muốn con người. Dĩ nhiên, Sư phụ của chúng ta không bắt chúng ta trở thành hòa thượng hay ni cô. Nếu mỗi người đều trở thành hòa thượng hay ni cô, vậy thì thế hệ tương lai sẽ như thế nào? Thực ra, chúng ta vẫn có thể lấy nhau trong thế giới con người này. Tuy nhiên, là người tu luyện, chúng ta phải hoàn toàn loại bỏ chấp trước vào sắc dục.

Không phải tự thân điều này đã rất mâu thuẫn sao? Câu trả lời là, “Không.” Thể ngộ của tôi là lý do cơ bản cho những mối liên hệ tình dục trong xã hội loài người là để chắc chắn rằng loài người có thể sinh sôi, đảm bảo cho sự tiếp nối thế hệ tương lai. Tình dục không phải lý do để dung đưỡng ham muốn và chấp trước vào sắc dục. Tuy vây, nếu chúng ta lợi dụng hôn nhân và lạc lối trong thế giới đầy ham muốn và sắc dục, hay thậm chí tệ hơn, nếu chúng ta cố gắng chứng minh đời sống người thường là cần thiết trong thế giới con người, thì chính là chúng ta đang bao che cho chấp trước của chính mình. Tôi nghĩ rằng, quan điểm “duy trì một cuộc sống bình thường trong thế giới con người” là không gì khác hơn một sự thúc đẩy tăng tốc tới thế giới đang băng hoại đạo đức ngày nay.

Tôi và chồng đều là người tu luyện. Con chúng tôi cũng là đệ tử Đại Pháp. Chúng tôi rất tự hào về gia đình tu luyện này. Tôi đã lập gia đình bởi vì tôi và chồng tôi có cùng niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Trong hơn 10 năm đời sống hôn nhân, chúng tôi chưa bao giờ gây chuyện với nhau. Chúng tôi giúp đỡ nhau rất tốt trong việc chứng thực Pháp. Sau khi đọc bài viết có tựa đề “Tu tâm đoạn dục” đăng trên trang Minh Huệ, tôi đã nhận thấy rằng người tu luyện nên loại bỏ chấp trước vào sắc dục. Tinh huyết là để luyện mệnh, không phải để thỏa mãn ham muốn nhục thể của con người. Tương tự, sắc chính là trở ngại đầu tiên người tu luyện phải vượt qua để phân chia ranh giới giữa người và Thần. Kể từ đó, chúng tôi đã loại bỏ chấp trước vào sắc dục. Đã hơn bảy năm gia đình tôi vẫn rất hòa thuận và vững chắc. Chúng tôi đã có lời thề tới thế giới này để đề cao cùng với nhau, cùng tu luyện trong Đại Pháp. Đây là cách mà chúng tôi sống giữa những người thường.

Cũng có những cặp đôi đệ tử Đại Pháp chẳng khác gì mấy so với người thường. Họ vẫn gây sự, đổ lỗi cho nhau khi gặp vấn đề. Mỗi người đều cảm thấy rằng họ đã chịu đựng đối phương quá đủ. Những cặp đôi này thường can nhiễu quá trình tu luyện của nhau. Tôi nghĩ rằng, những cặp đôi như vậy đã không bước đi cho tốt trên con đường mà Sư phụ đã an bài. Họ không học cách tự hướng nội. Thậm chí còn tệ hơn nữa là có những cặp đôi không loại bỏ được ham muốn đời thường; họ cố gắng tự bao biện cho mình trong Pháp. Tương tự, họ cũng không hiểu được trách nhiệm mang theo mình. Mỗi bước đi của đệ tử Đại Pháp đều sẽ được thế hệ tương lai tham chiếu nhìn vào.

Đệ tử Đại Pháp là những người tu luyện; chúng ta đang đi trên con đường trở thành Thần. Mỗi bước đi sẽ được tương lai tham chiếu. Chúng ta làm gì và cư xử thế nào trong thế giới này sẽ trở thành tiêu chuẩn cho người thường trong tương lai. Thể ngộ của tôi là, không chỉ người tu luyện trong tương lai sẽ nhìn vào cách mà các đệ tử Đại Pháp lập gia đình đã xoay sở đời sống hiện tại thế nào, mà kể cả người thường, sẽ đi theo những gì mà chúng ta để lại cho họ. Thế nên có thể thấy rằng tiêu chuẩn đạo đức của người tương lai sẽ rất cao. Mọi người trong tương lai sẽ không chỉ sống đời sống hôn nhân đồng thuận, mà còn vì mục đích tiếp nối đời đời của loài người; thứ không thể bị phá vỡ bởi ham muốn của con người.

Tu luyện Đại Pháp là một quá trình nghiêm túc. Chúng ta đang sống trong giai đoạn đặc biệt cuối cùng của xã hội loài người. Tất cả những quan niệm bại hoại trong thời mạt thế sẽ ảnh hưởng tới chúng ta. Nếu chúng ta không thể nghiêm khắc tuân theo Pháp, và nếu chúng ta cứ bao biện cho các chấp trước của mình, sẽ rất khó có thể ngộ từ Pháp. Kết quả là, rất có thể chúng ta sẽ không duy trì được tiêu chuẩn đạo đức mà thế hệ tương lai cố gắng đạt tới. Sư phụ đã truyền Pháp cho chúng ta, chúng ta luôn luôn trân quý phút giây này, và chúng ta thực sự nên vượt qua những ham muốn của người thường. Tôi đề nghị các đồng tu hãy tự hỏi mình: “Mình có phải là đệ tử Đại Pháp không? Mình đã chân chính hiểu Pháp chưa? Mình có phải đang thực sự tu luyện không? Mình có hoàn toàn đi theo lời dạy của Sư phụ mà không tự bao biện hay không?”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/117066
http://pureinsight.org/node/6440



Ngày đăng: 23-01-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.