Sư phụ nhắc tôi không được “mua danh cầu lợi”

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Hôm qua tôi có một giấc mơ là mình đang đi câu cá với một cần câu, nhưng con cá câu được lại xấu xí, đen đúa, tanh ngòm, và gần như sắp chết. Nhìn thấy nó có thể khiến người ta căm ghét và sợ hãi khi ở gần, nên tôi đã vứt nó đi ngay lập tức và tiếp tục câu. Sau đó cần câu bị gãy đôi. Giấc mơ rất rõ ràng đến nỗi nó để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc khi tỉnh dậy.

Sau khi phát chính niệm vào buổi trưa, bốn chữ hiện rõ ràng trong tâm trí tôi: “Mua danh cầu lợi” (沽名钓誉). Tôi cuối cùng cũng nhận ra Sư phụ từ bi vĩ đại đã nhìn thấy tôi chưa tỉnh ngộ vì sao móc câu bị gãy, nên Sư phụ đã điểm hoá để tôi không còn chấp trước vào danh tiếng và không “câu cá”1 để được khen ngợi nữa.

Tôi là học viên trẻ tuổi đã tu luyện hơn 10 năm. Tôi chỉ mới 11 tuổi khi đắc Pháp. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi không còn gây gổ với bạn học nữa, tâm tính tôi đã sửa đổi và tôi đối xử với mọi người lễ phép và thân ái hơn. Sư phụ từ bi đã dùng Đại Pháp để khai mở trí huệ của tôi và thứ hạng tại trường của tôi từ cuối lớp nhảy lên tốp đầu. Cuối cùng tôi được nhận vào một trường đại học danh tiếng và sau đó ra nước ngoài tham gia một học viện để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi trở thành niềm tự hào của gia đình và là sinh viên xuất sắc trong mắt thầy cô và bạn bè. Họ hàng và bạn bè đều tán tụng tôi, các giáo sư và bạn học đều khen ngợi tôi; tôi đã làm nghiên cứu rất tốt ở nước ngoài, và nghiên cứu này đã được công nhận. Tôi cũng được một giáo sư phát biểu khen ngợi nghiên cứu của mình trong các hội nghị và các dịp khác trước công chúng. Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi luôn nhận rõ rằng nếu không có Sư phụ và Đại Pháp ban cho, tôi chắc chắn mình sẽ không xuất sắc trong nghiên cứu.

Trong hầu hết những lần được khen ngợi và tâng bốc khác nhau, tôi đều liên tục tự nhắc nhở mình một cách mạnh mẽ rằng: “Mình phải luôn ghi nhớ Sư phụ đã ban cho mình tất cả kỹ năng này để mình có thể chứng thực Pháp chứ không phải tự chứng thực bản thân mình tài giỏi và có bản sự ra sao.” Sư phụ giảng trong “Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003” rằng: “Có vị về phương diện này có năng lực mạnh hơn một chút, có vị về phương diện kia mạnh hơn một chút, chư vị không được vì thế mà suy nghĩ hoang tưởng, chư vị nói ‘tôi có bản sự lớn thế này, thế này thế kia’, đó là Pháp trao cho chư vị! Chư vị không đạt tới thì vẫn không được đâu.

Tôi ngộ ra trong lúc làm việc, tôi cũng phải có trách nhiệm chứng thực Pháp cho tốt. Là sinh viên, nếu học tốt ở trường và có nhân cách cao thượng, sinh viên ấy chắc chắn sẽ dễ dàng thuyết phục mọi người trong khi giảng chân tướng. Trong suốt hành trình của mình, tôi luôn sử dụng mọi cơ hội để nói với các bạn học và thầy cô ở Trung Quốc sự thật và hầu hết họ đều công nhận Đại Pháp và đồng ý thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trước khi xuất cảnh, tôi đã thu thập các số điện thoại và địa chỉ liên lạc của hầu hết bạn học và cựu sinh viên mà tôi biết (từ tiểu học, trung học, đại học và sau đại học), nên sau khi xuất cảnh tôi vẫn có thể gọi cho tất cả mọi người để giảng chân tướng. Trong suốt nhiều năm giảng chân tướng, các bạn học đều đồng ý những gì tôi nói, tin tưởng Đại Pháp là tốt và ĐCSTQ là tà ác. Hầu hết họ đều nói rằng mình sẽ thoái ĐCSTQ và hy vọng giữ liên lạc với tôi, nhờ tôi gọi điện cho họ khi có thời gian rảnh và bảo tôi kể về cuộc sống ở hải ngoại. Khi tôi tham dự các hội nghị khoa học quốc tế, tôi đều giảng chân tướng cho các giáo sư và học giả ở Trung Quốc. Khi họ thấy phong thái và những thành tựu của tôi trong nghiên cứu, họ rất sẵn sàng nói chuyện với tôi và thậm chí rất kiên quyết trong việc thoái ĐCSTQ và ghi nhớ chín chữ may mắn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Tôi minh bạch rằng việc cứu chúng sinh là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp trong tu luyện và là thệ ước mà chúng ta lập ra trước khi xuống trái đất. Bởi vậy Sư phụ mới ban cho chúng ta tất cả những điều này.

Tuy nhiên qua thời gian tôi đã không thể tiếp tục bất động được trước những lời khen ngợi và tán dương, tôi không thể điều chỉnh mình theo Pháp vào mọi lúc. Thêm vào đó là thỉnh thoảng tôi không học Pháp đầy đủ hoặc không tập trung khi học Pháp. Dần dần, tôi cảm thấy mình vĩ đại trước những lời khen khác nhau và cảm thấy đó là điều mình nên có. Thỉnh thoảng chấp trước phải hoàn thành xong công việc cũng kéo đến. Thậm chí tôi đã rất nỗ lực để giảng chân tướng nhưng chấp trước vào danh tiếng của tôi cũng trở thành vấn đề tôi không thể thanh lý được. Kết quả là nó xuất hiện mỗi khi tôi chứng thực Pháp. Thỉnh thoảng tôi không thể đủ bình tĩnh trước những lời khen như một khảo nghiệm hay nhớ cám ơn Sư phụ và Đại Pháp. Tâm như vậy thật dơ bẩn. Chẳng phải để viên mãn bản thân cần loại bỏ tâm tự mãn hay sao? Vậy nên con cá tôi câu được trong mơ đen đúa, tanh tưởi và xấu xí. Điều đó có nghĩa là quên đi bản nguyên sinh mệnh, bản tính tiên thiên của mình; tâm theo đuổi, truy cầu danh tiếng này thật là bẩn thỉu, vậy mà tôi đã không nhận ra nó mà tiếp tục nuôi dưỡng nó. Chính Sư phụ từ bi vĩ đại đã chỉ rõ cho tôi tâm này xấu xí và dơ bẩn ra sao.

Khi tôi cẩn thận nhìn lại cách tôi làm các hoạt động Chính Pháp (như quảng bá Thần Vận và tham dự các hoạt động giảng chân tướng trong Đại Pháp), tâm không thuần tịnh này đặc biệt thể hiện như sau: Khi các đồng tu khen ngợi tôi đã làm tốt ra sao, tôi tự biết rõ đó là Sư phụ cứu độ chúng sinh, vậy mà tôi chỉ đơn giản là thừa nhận những gì mình đã làm và bị cuốn theo những lời khen ngợi của các bạn đồng tu. Trong lúc tôi tự cảm thấy mình khiêm tốn, nhưng trong tiềm thức tôi vẫn rất thích những lời khen và nghĩ mình đã làm tốt. Tôi đã không sáng suốt, minh bạch và kiên quyết loại bỏ tâm hoan hỷ này. Dần dần cựu thế lực dùi vào tâm này và kết quả là tâm bất thuần ngày càng phình to. Biểu hiện của nó là khi làm việc Đại Pháp, trong thâm tâm tôi luôn hy vọng sự thừa nhận và khen ngợi từ các đồng tu. Tâm này thật dơ bẩn và đáng xấu hổ. Làm sao một người có thể ý thức hay không ý thức mình đang chứng thực Pháp với tâm truy cầu khen ngợi? Đây chẳng phải là chứng thực bản thân sao? Tâm ích kỷ này thật mạnh mẽ? Chẳng phải nó đã nuôi dưỡng những con quỷ trong tâm trí tôi và không ngừng phát triển? Đó là tương phản với sự từ bi mà Sư phụ muốn. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ dạy: “Đó đâu phải xuất phát từ tâm từ bi; cái tâm danh lợi người ấy chưa hề dứt bỏ; hoàn toàn không xuất hiện tâm từ bi.” Thật là dơ bẩn và đáng hổ thẹn, và tôi đang phơi bày điều đó ra đây. Các bạn đồng tu xin hãy chứng giám cho tôi. Tâm này hoàn toàn không phải bản tính chân thật của tôi. Tôi kiên quyết tống khứ tâm này và dứt bỏ cái tôi giả truy cầu ích kỷ và danh lợi.

Ngay khi phát hiện ra tâm này, tôi cảm tưởng như toàn thân mình thật nhẹ nhõm. Trưa nay khi tham dự hội nghị khoa học quốc tế, một giáo sư đang công bố công trình nghiên cứu có tôi tham dự. Thông thường trong các hội nghị khi giáo sư nói về đề tài của tôi, ông đều thêm hình của tôi trong bài thuyết trình và giới thiệu tôi là một trong những tiến sĩ của ông, đồng thời tự hào khen ngợi công việc của tôi một chập. Nhưng lần này ông không đăng hình tôi lên cũng như không nhắc đến tôi. Và thật bất ngờ, “cái tôi giả” với chấp trước vào danh trong tôi phản ánh ra cảm giác mất mát không diễn tả được. Nhưng tôi lập tức nhận ra đây là ảo giác về mất mát do chấp trước danh tiếng tạo nên. Chẳng phải đây chính là lúc tống khứ tâm dơ bẩn này sao? Chẳng phải đây chính là cơ hội thực hành sau khi đã ngộ ra? Tôi tự hứa với Sư phụ rằng chắc chắn mình sẽ tu bỏ tâm đó đi. Ngay lúc đó tôi hoàn toàn nhận ra và thực sự cảm nhận niềm hạnh phúc được hòa tan trong Pháp.

Tôi sẽ không bao giờ có thể đền đáp hết sự từ bi và vĩ đại của Sư phụ, tất cả những khổ nạn an bài trong quá trình cứu độ tôi chỉ là để tôi có thể nhanh chóng đề cao theo Pháp. Khi nhận ra được điều này trong bài chia sẻ, từng tế bào trong tôi đều cảm nhận thấy Pháp quang từ Sư phụ đang soi sáng cho tôi. Khung cảnh thật từ bi, tường hòa, thanh tịnh và mỹ diệu. Tôi cũng hy vọng các bạn đồng tu có chấp trước vào danh giống tôi xin hãy cẩn trọng nhổ tận gốc chấp trước này đi. Chúng ta hãy cùng nhau tống khứ nó và trợ giúp Sư phụ Chính Pháp một cách thuần tịnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng ta.

Cuối cùng, tôi xin trích lời Sư phụ để cùng nỗ lực với các bạn đồng tu: “danh là trở ngại lớn mạnh khiến không thể viên mãn” (“Đại Pháp vĩnh viễn thuần khiết như kim cương”, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Xin hãy từ bi chỉ ra những gì không phù hợp trong thể ngộ của tôi.

_________________________________

1 Trong tiếng Hán, chữ “cầu” trong thành ngữ “mua danh cầu lợi” (沽名钓誉) cũng có nghĩa là “câu” (钓) trong lưỡi câu, móc câu.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/114189
http://pureinsight.org/node/6449