Một viên thuốc, ba chấp trước

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Gần đây chúng tôi đã viếng thăm gia đình một đồng tu trong vùng vừa qua đời cách đây không lâu. Chồng của bà đã tiếp chúng tôi và kể tóm tắt chuyện xảy ra ngay trước khi bà mất. Bệnh tình của bà nặng rất nhanh. Ông đã ở bên cạnh bà trong suốt cái đêm mà bà qua đời. Lúc 2 giờ sáng, dường như bà lên cơn co giật, tay chân vung ra khỏi chăn và múa may trên không. Rõ ràng là bà đang đau đớn tột độ. Chồng của bà lập tức lấy thuốc cho bà uống nhằm xoa dịu cơn đau. Nhưng bà lại nổi giận trước đề nghị của ông và không chịu uống thuốc. Sau đó chồng bà đã qua phòng bên để nhờ con trai thuyết phục mẹ uống thuốc. Người con trai quỳ bên cạnh và kiên nhẫn thì thầm vào tai mẹ để khuyên bà uống thuốc. Ban đầu bà còn từ chối, tuy vậy sau khi người con kiên trì thuyết phục, cuối cùng bà đã uống viên thuốc ấy, nhưng bà vẫn qua đời trước khi trời sáng.

Tất cả chúng tôi đều vô cùng thương tiếc cho sự ra đi của đồng tu này. Chúng tôi đã cố gắng tìm ra căn nguyên nhưng tất nhiên có rất nhiều lý do và đây cũng là một vấn đề rất rối rắm. Nhóm học viên địa phương của chúng tôi đã bộc lộ nhiều vấn đề cá nhân cũng như các thiếu sót. Tôi không muốn liệt kê hết các nguyên nhân ấy ra đây. Tôi chỉ muốn chia sẻ quan điểm của mình và thảo luận về những việc mà nữ học viên này đã làm trong khoảnh khắc trước giờ lâm chung. Dễ thấy rằng bà đã thay đổi thái độ của mình đối với việc uống thuốc, từ không chịu uống cho tới chấp nhận, qua đó bộc lộ ra chấp trước của bà. Những chấp trước này rất có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà.

Đầu tiên là, trong một giai đoạn thời gian khi học viên này đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chồng của bà đã có quan hệ với một phụ nữ khác và ngoại tình một số lần. Khi bà phát giác được sự phản bội của chồng, bà đã nổi trận lôi đình và cãi nhau rất dữ dội với ông. Rốt cuộc hai người đã ly dị, nhưng đã tái hôn với nhau cách đây vài năm. Tuy vậy, bà vẫn không thể tha thứ cho những lỗi lầm trước đây của chồng mặc dù ông đã thể hiện sự ăn năn hối cải. Bà không bao giờ vứt bỏ được lòng thù hận chồng. Bà khinh thường chồng bất cứ khi nào có cơ hội, và đôi lúc còn mắng chửi ông.

Khi chúng tôi lập nhóm học Pháp chung cùng với các học viên địa phương, chúng tôi cũng đã thảo luận việc này với vị đồng tu ấy và khuyên bà nên vứt bỏ tâm oán hận đi. Bà đã đồng ý sau khi ngộ được các Pháp lý đằng sau chuyện này. Thế nhưng chỉ vài ngày sau bà lại tỏ ra khó chịu với chồng. Bà vẫn tiếp tục kể xấu về chồng mình và gây gổ một cách vô lý. Do đó, trước khi bà qua đời trong đêm ấy, bà vẫn còn oán hận chồng của mình. Khi ông mang thuốc đến cho bà, bà đã từ chối uống. Không phải vì bà hiểu Pháp, mà là vì bà không muốn nghe lời ông. Chồng của bà không phải là một đệ tử Đại Pháp. Ông không biết được các Pháp lý trong việc uống thuốc, cho nên cũng dễ hiểu khi ông muốn vợ mình uống thuốc để giảm đau. Lẽ ra bà có thể từ chối một cách hòa ái, nhưng bà lại lạnh lùng nói “Không” một cách gay gắt cùng với sự tức giận và cực kỳ bất nhẫn. Rõ ràng rằng bà vẫn không ưa chồng của mình. Sự từ chối của bà xuất phát từ sự khó chịu hơn là sự thấu hiểu Pháp. Lẽ ra bà đã có thể xem việc ngoại tình của chồng là một khảo nghiệm cần phải vượt qua.

Bà đã có thể đối mặt với khổ nạn này một cách có lý trí và từ bi và vượt qua nó từ lâu rồi. Nếu bà giải quyết mâu thuẫn này đúng cách thì tâm tính của bà đã có thể được đề cao và đạt được tầng thứ tu luyện cao hơn. Đáng buồn thay bà đã không vượt qua được.

Thứ hai là tâm chấp trước vào con cái của bà vô cùng mạnh mẽ. Dường như bà sống chỉ vì người con trai của mình, ngày đêm nghĩ về anh ta và cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của anh. Hàng ngày bà bỏ rất nhiều công sức để nấu những món ăn khác nhau. Ngay cả khi đang có dấu hiệu nghiêm trọng của nghiệp bệnh, bà vẫn đi chợ mua thức ăn tươi về nấu một bữa cơm ngon để người con trai ăn khi đi làm về ăn. Ở nhà, bà luôn quan tâm đến mọi nhu cầu của anh. Nói cách khác, bà hoàn toàn không muốn chăm sóc chồng hay bản thân mình. Lẽ ra từ lâu bà nên nhận ra chấp trước mạnh mẽ vào con cái này và cố gắng bỏ nó đi. Nhưng bà đã không làm thế. Khi bà sắp qua đời trong đêm hôm đó, việc từ chối uống thuốc ban đầu của bà cuối cùng đã đổi thành sự chấp thuận do sự kiên trì thuyết phục của người con trai. Chính tâm chấp trước đã khiến bà nghe lời và quyết định uống thuốc.

Điều cuối cùng đó là vị học viên này có vẻ như không có chính tín mạnh mẽ vào Pháp hay vào Sư phụ. Khi trên thân một người tu luyện xuất hiện triệu chứng của bệnh tật, nguyên nhân thường là do nghiệp lực hoặc một tâm chấp trước mạnh mẽ của người đó. Nếu người ấy không nỗ lực vứt bỏ tâm chấp trước này đi, cựu thế lực sẽ dùi vào sơ hở và tấn công người đó. Điều đó khiến cho căn bệnh không thể được chữa khỏi bằng thuốc men hiện đại. Chúng ta phải đề cao tâm tính từ tận đáy lòng mình. Chỉ bằng cách tu luyện thì chúng ta mới có thể đảo ngược tình thế. Nữ học viên này đều đã hiểu những nguyên lý ấy, nhưng niềm tin vào Pháp và Sư phụ của bà không đủ mạnh mẽ.

Bà luôn chật vật trong việc xử lý nghiệp bệnh của mình. Khi bị gia đình thuyết thục, bà đã đến bệnh viện để làm phẫu thuật, để tiêm thuốc, hoặc uống thuốc. Bà cũng thường xuyên đi bệnh viện để khám lại. Nhiều lần bà cũng đã tự nhận mình không giải quyết nghiệp bệnh một cách đúng đắn. Bà nói rằng lần sau sẽ làm theo Pháp và lời Sư phụ dạy. Tuy nhiên khi vấn đề xuất hiện thì bà lại trượt dốc.

Trước khi mất, bà đã rất khó khăn để quyết định không uống viên thuốc từ tay chồng và con bà. Chính sự do dự và thái độ ngập ngừng của bà cho thấy niềm tin yếu ớt của bà vào Pháp và Sư phụ. Nếu bà có quyết tâm cao và niềm tin mạnh mẽ vào Pháp và Sư phụ, giống như nhiều đồng tu khác trong tình huống tương tự, lẽ ra bà đã có thể đưa ra quyết định dứt khoát và bỏ viên thuốc đi. Bà cũng có thể cầu Sư phụ giúp và đặt vận mệnh của mình vào tay Ngài. Nếu làm thế, số phận của bà có thể đã khác.

Thái độ của vị đồng tu này về việc uống thuốc trước khi qua đời đã bộc lộ ra ba chấp trước mà bà chưa hoàn toàn vứt bỏ trong quá trình tu luyện. Chúng ta nên rút ra bài học từ chuyện này và đừng bao giờ đi theo vết xe đổ ấy. Đặc biệt là những học viên cao tuổi vẫn còn nặng chấp trước, họ thật sự nên bắt đầu chú ý hơn. Hướng nội thật sâu và tự hỏi bản thân: “Hiện giờ mình vẫn còn ôm giữ chấp trước nào?” Nếu chúng ta vẫn đang chấp trước vào thứ gì đó và nghĩ rằng không ai biết về nó và không muốn vứt bỏ nó, thì chúng ta nên cảnh giác hơn. Không nên tự lừa dối bản thân và cố gắng qua mặt người khác.

Chúng ta phải biết rằng tu luyện là cho bản thân, chứ không phải là để hiển thị cho người khác ngưỡng mộ mình. Hỡi các đồng tu, chúng ta phải tự đặt mình vào tình thế cấp bách, phải đặt quyết tâm mạnh mẽ và cố gắng hết sức để tiêu trừ mọi chấp trước dơ bẩn của mình. Ngoài ra chúng ta còn phải tu luyện thật nghiêm túc. Tu luyện nghiêm túc bằng cách nào? Theo tôi nghĩ, chúng ta cần phải học Pháp nhiều hơn để hiểu thấu cốt lõi của Pháp, và đồng hóa bản thân với Pháp. Như thế, chính tín của chúng ta vào Pháp và Sư phụ sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ. Có như thế chúng ta mới có thể nhận ra rằng niềm tin không phải đơn giản chỉ là nói bằng lời là được. Chúng ta phải thực hành Pháp trong cuộc sống hàng ngày, trong lời nói và hành động. Chúng ta phải đưa những điều được dạy trong Pháp vào xã hội người thường này. Chúng ta phải chân chính bước đi trên con đường mà Sư phụ đã nhắc đến trong bài thơ “Thực tu” của Hồng Ngâm:

“Học Pháp đắc Pháp;
Tỷ học tỷ tu;
Sự sự đối chiếu;
Tố đáo thị tu.”

Chỉ khi tu luyện chân chính như thế thì chúng ta mới biết trân quý nội hàm chân chính của Pháp, nhờ đó có thể vứt bỏ được mọi chủng tâm chấp trước và làm tốt “ba việc”. Có như thế chúng ta mới chắc chắn được rằng mình đang thật sự trợ Sư Chính Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/118928
http://pureinsight.org/node/6505