Chính niệm kiên định là chìa khoá để thanh trừ tà ác

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại Lục

[Chanhkien.org] Vào nửa cuối năm ngoái, hai học viên ở khu vực tôi đã bị tà ác bắt cóc, sau đó họ bị giam giữ phi pháp và bức hại tại một trại tạm giam. Người học viên thứ nhất đã nhanh chóng được thả ra, tuy nhiên người học viên thứ hai phải nhận một bản án rất nặng nề và bất công, sau đó anh bị bí mật chuyển đến một nhà tù. Cả hai người học viên nêu trên đều bị mật giam dưới một áp lực khủng khiếp, hoàn toàn cách biệt với môi trường bên ngoài; những điều họ phải chịu đựng và những thống khổ về tinh thần mà họ phải trải qua thì các học viên bên ngoài khó mà biết được. Tất cả cả những gì chúng tôi làm được là phát chính niệm hỗ trợ họ. Xét về hai trường hợp này, chúng tôi tự hỏi nguyên nhân gì đã dẫn đến hai bản án trái ngược dành cho hai học viên?

Sau đó, chúng tôi được gặp người học viên thứ nhất—người đã được thả, và anh cũng cho chúng tôi biết những sự tình đã xảy ra tại nơi giam giữ. Theo anh, từ khi anh bị chuyển tới trại tạm giam cho đến khi được trả tự do, tà ác đã liên tục khống chế đám ma quỷ, áp đặt cho anh một bản án bằng cách gây áp lực liên tục lên anh, chúng ép anh phải thừa nhận rằng anh đã “phạm tội”. Tuy nhiên, trong thâm tâm anh luôn kiên định với chính niệm: “Tôi không phạm tội, tà ác không xứng đáng bức hại tôi, và tôi không nên ở lại nơi giam giữ này”. Vì vậy, khi bị tà ác xét xử, anh đã không nói một lời nào và từ chối hợp tác với chúng. Thay vào đó, anh nhìn thẳng vào chúng và đồng thời phát chính niệm thanh trừ nhân tố phía sau. Sau một thời gian, tà ác nhận ra rằng chúng không thể có được gì từ anh—không một lời thú tội. Hơn nữa, khi chúng lục soát nhà anh, chúng đã không thể tìm thấy cái gọi là “bằng chứng” mà chúng cần. Do đó, chúng buộc phải thả anh ngay sau đó.

Với học viên thứ hai, tôi tình cờ nghe được tình huống của anh thông qua một người thường. Khi tà ác xử kín anh, anh đã đối đáp như sau:

Mật vụ: “Có phải ông phát tán tài liệu ra bên ngoài?”
Học viên: “Vâng, chính là tôi.”
Mật vụ: “Có phải tự ông dán chúng ngoài kia?”
Học viên: “Là tôi đã dán nó.”
Mật vụ: “Anh đã tập hợp cùng những người khác nữa?”
Học viên: “Đúng thế.”
Mật vụ: “Có bao nhiêu người?”
Học viên: “Chỉ có mình tôi.”
Mật vụ: “Ông nghĩ chúng tôi nên kết án ông bao nhiêu năm vì tội này?”
Học viên: “Muốn kết án tôi bao lâu, đó là tùy thuộc vào anh.”

Sau khi nghe xong đoạn hội thoại, tôi đã giật mình—tôi lập tức hiểu những gì đã xảy ra. Lý do học viên này bị kết án nặng nề là vì anh đã vô tình thoả hiệp với tà ác và thừa nhận sự an bài của cựu thế lực. Anh đã bị đánh lừa bới cái bẫy của cựu thế lực và chấp nhận một bản án mà lẽ ra anh không phải nhận. Anh đã ngộ nhận rằng tâm anh ngay chính, vì thế anh vô tình đã bước sang con đường mà cựu thế lực an bài cho anh. Trong lúc bị tra xét, anh không tự minh bạch ra đâu là chính niệm, nên cũng không thể đạt được mục đích thanh trừ tà ác và cứu độ chúng sinh. Hậu quả là anh phải nhận một bản án vô cùng khắc nghiệt.

Nếu xét trên bề mặt, những câu trả lời của học viên thứ hai dường như mang theo chính niệm mạnh mẽ và kiên định, nhưng trên thực tế không phải vậy. Giả sử như trong đoạn đầu của phiên tòa, học viên này nói rằng: “Tôi không phạm tội”. Vì anh không thừa nhận mình phạm tội, nên nếu tà ác vẫn cứ thực hiện việc bức hại thì chúng chính là kẻ phạm tội. Vào lúc đó, anh lẽ ra cần có chính niệm kiên quyết rằng: “Tà ác không thể bức hại ta”. Nếu chính niệm vững vàng, tà ác thực sự sẽ không dám bức hại anh vô cớ, vì anh không thừa nhận sự bức hại và anh cũng không hợp tác với chúng—anh lẽ ra phải phủ nhận chúng, điều này là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong phiên tòa, anh đã đi khá xa và vô tình thừa nhận anh đã phạm tội, thậm chí anh còn tự tin nói với tà ác rằng: “Muốn kết án tôi bao lâu đó là tùy thuộc vào anh.” Rõ ràng, anh đã vô tình thoả hiệp với tà ác. Liệu anh đã minh bạch được vấn đề? Phải chăng niêm đầu của anh không chính? Vào lúc đó, ngay cả nếu anh khởi một niệm rằng anh kiên định chính tín vào Sư phụ và cầu xin Sư phụ giúp đỡ, Sư phụ cũng không thể làm bất cứ điều gì cho anh, bởi vì Sư phụ đã giảng trong Pháp rằng, “chư vị muốn gì thì người khác không muốn can thiệp”. Do đó, anh đã để cựu thế lực có lý do bức hại anh nghiêm trọng hơn.

Bài học từ hai học viên này là rất sâu sắc; học viên đầu tiên khiến tôi ngộ rõ thế nào là kiên định chính niệm chiểu theo Pháp là chìa khóa để thanh trừ tà ác. Anh không thừa nhận và không hợp tác với tà ác khi chúng cố tình dựng nên những chứng cứ giả, và điều đó cho phép anh nhận được sự gia trì và điểm hoá từ Sư phụ. Anh nói: “Đêm tôi bị bắt giữ, tôi nghe Sư phụ nói với tôi rất rõ ràng: ‘Con không thể ở lại đây lâu hơn nữa’, và tà ác phải thả tôi vào ngày hôm sau”. Điều này thực sự là một minh chứng cho những gì Sư phụ giảng trong bài “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”: “Một đệ tử Đại Pháp, nếu chính niệm của chư vị mạnh phi thường, sức mạnh có thể xẻ núi, một niệm là làm xong“. Thực sự, nó có uy lực đó.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/116518
http://pureinsight.org/node/6432