Giải Hán tự cứu người



Tác giả: Hoa Tử

[Chanhkien.org] Trong lúc bức hại tôi nhân viên của trại cải tạo đã nói: “Những người luyện Pháp Luân Công đều là những kẻ ngớ ngẩn, đầu óc bệnh hoạn”. Sau đó anh ta còn tự cho mình là đúng mà nói: “Ngươi hãy xem chữ “痴” (si: ngờ nghệch, ngớ ngẩn) chính là có bộ “疾” (tật: bệnh tật), nghĩa là đầu óc có bệnh đó”.

Tôi nói: “Chữ si “痴” và chữ “刁” (điêu: xảo trá), tôi cũng có nghe người ta nói qua: nói rằng chữ si “痴” này, phía trong bộ tật “疾” có chữ “知” (tri: biết rõ), ý nghĩa nói rằng, người bị người khác cho là kẻ ngốc nghếch, vẻ ngoài thì giống như là đầu óc có bệnh, nhưng thực chất bên trong điều gì anh ta cũng biết rõ. Còn người được kẻ khác cho là thông minh, lanh lợi, quỷ quyệt ngược lại là ngốc nghếch nhất, tại sao như thế? Nhìn chữ “刁” (điêu) và chữ “刀” (đao) này, hình dạng rất giống nhau, chỗ khác nhau chính là mũi dao của chữ đao “刀” hướng ra ngoài, còn mũi dao của chữ điêu “刁” hướng vào trong. Mang mũi dao mà chỉ vào bản thân mình, anh nói xem anh ta si (痴) hay là điêu (刁) vậy? Anh ta đang hại chính mình chẳng phải là quá ngốc nghếch hay sao?” Kẻ ác kia nghe tôi nói vậy, liền cảm thấy rất khó chịu, lập lờ mà không nói nên lời.

Thực sự thì chữ si “痴” này có chữ phồn thể là si “癡”, nguyên gốc bên trong bộ tật “疾” là chữ “疑” (nghi: hoài nghi). Những học viên Pháp Luân Công mà bị người đời xem như là những kẻ ngốc không chỉ đơn giản là biết rõ ràng, mà còn hiểu Đạo, là những người có kiến thức, nghĩa là có nhận thức tư duy bằng lý tính đối với sự vật. Tôi muốn nói rằng: người đời cũng nên dùng “đại trí nhược ngu” (bậc đại trí giống kẻ khờ), dùng bốn chữ này mà đánh giá xem thử những người đệ tử Đại Pháp chúng tôi.

Người sáng lập Pháp Luân Công từng nói: “Hết thảy những gì trên thế gian đều đã vì Chính Pháp mà được khai sáng” (Gửi Pháp hội Stockholm tại Châu Âu [2005]). Vạn sự vạn vật đều là vì chứng thực Đại Pháp mà đến. Tôi vững tin thiên cơ hết sức chân chính này! Từ trong Pháp Luân Đại Pháp tôi đã ngộ ra nội hàm thật sự của chữ “大” (Đại), cảnh giới to lớn của chữ “法” (Pháp); tôi cũng ngộ ra được tại sao Thần lại tạo chữ “冤” (oan) như vậy, tạo chữ “杀” (sát) cũng như thế; và còn thiên cơ vô tận ẩn chứa bên trong chữ “灭” (diệt)……

Giải thích về chữ oan “冤” này. Từ nơi con người mà nói, đạo đức là căn nguyên tồn tại của nhân loại, con người không có đạo đức thì thiên hạ đại loạn bất trị, và kết quả tất nhiên của nó là dẫn đến đại kiếp cho thế gian. Chính là ngay lúc đạo đức nhân loại đã nhanh chóng bị chôn vùi như hôm nay, người sáng lập Pháp Luân Công đã truyền cho con người Pháp lý vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, khuyên con người hướng thiện, thiết lập lại đạo đức của nhân loại, cứu độ con người trước đại kiếp. Thật từ bi vô lượng biết bao! Nhưng Pháp Luân Công lại bị ác đảng Trung Cộng vu khống là “X giáo”, các việc làm chính nghĩa cho đến nay còn chưa được mở rộng ra. Dưới cái nhìn của chư Thần, điều này thật sự là oan ức! Người sáng lập Pháp Luân Công là người thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), vì thế Thần đã tạo chữ “冤” (oan) như sau: không để cho “兔” (thỏ) lộ đầu ra, chứ không phải là “牛” (ngưu: trâu bò), “马” (mã: ngựa), hay “羊” (dương: dê). Thực ra phồn thể của chữ oan “冤” vốn là chữ oan “寃”, ngầm chỉ rằng Đại Pháp rồi sẽ có ngày vinh quang.

Giờ nói tới chữ sát “杀”. Trong rất nhiều dự ngôn thời cổ đại, thông thường đều dùng chữ “木” (mộc), “兔” (thỏ) để ngầm chỉ người sáng lập Pháp Luân Công. Chữ sát “杀” này cũng không ngoại lệ, phía trên đầu chữ “木” (mộc) có để một [ký hiệu] “乂”, [biểu tượng] “乂” này trùng khớp với ký hiệu cái búa và lưỡi liềm của tà linh cộng sản. Bởi vậy chữ sát “杀” này đã sớm chứng thực rằng thời mạt kiếp của ngày hôm nay, tà linh cộng sản sẽ bức hại người sáng lập Pháp Luân Công. Phồn thể của chữ sát “杀” vốn là chữ sát “殺”, bộ “殳” (thù) là ngọn giáo, một loại binh khí thời xưa, dùng tre để tạo nên các cạnh sắc nhọn. Ngoài ra người xưa cũng đã từng viết chữ trên ống tre, từ đó có thể thấy được chữ sát “殺” này chính là đang chứng thực thủ đoạn thâm độc của tà linh cộng sản trong việc gia tăng bức hại người sáng lập Pháp Luân Công: không chỉ dùng dao giết người, mà còn ngụy tạo cùng cực, bịa đặt mọi sự phỉ báng có thể để mong đưa Ngài Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đến chỗ chết.

Con người có sinh-lão-bệnh-tử, vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt. Vũ trụ này được hình thành khi nào? Khi nào thì diệt vong? Chúng ta hãy xem thử chữ “灭” (diệt) này. Phồn thể của chữ diệt “灭” vốn là chữ diệt “滅”, tách ra sẽ là “水” (thủy), “火” (hỏa), “戌” (tuất). Chỉ nhìn là chúng ta đã hiểu cả, “Thủy khắc Hỏa chính tại năm Tuất”. Tuy nhiên vũ trụ không ngừng tuần hoàn trở lại, có lúc diệt cũng có lúc thành, vì vậy chữ “一” (nhất) trong chữ “戌” (tuất) này chuyển biến thành chữ “成” (thành). Từ đó nhìn lại, câu dự ngôn cổ “Dậu Tuất chi niên, nhân số tận dã, thiên địa hòa hĩ” (chỉ rằng ngày bắt đầu của thế giới mới sẽ vào năm Tuất Dậu) cũng không thể không tin. Tuy nhiên người sáng lập Pháp Luân Công đã nói, trong quá trình Chính Pháp tất cả các tình huống sẽ có sự biến hóa. Có thể thấy được việc diệt “滅”, thành “成” cũng không nhất định sẽ là năm Tuất.

Mọi thứ đều là đang chứng thực Pháp Luân Đại Pháp! Mọi thứ đều là vì Pháp mà tới, mà thành, mà tạo nên! Hỡi thế nhân, xin hãy trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này! Hãy nghe thử, xem thử chân tướng về Pháp Luân Công, để giúp bạn có thể dưới sự cận kề của diệt, thành trước mắt, vì tương lai của chính mình mà đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/33349



Ngày đăng: 11-05-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.