Bí ẩn tượng Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn



Tác giả: Ngạo Tuyết

Đại Phật tượng Lư Xá Na ở hang đá Long Môn.

[Chanhkien.org] Bên bờ sông Y Thủy ở thành cổ Lạc Dương tỉnh Hà Nam, có một bức đại Phật tượng Lư Xá Na ngay ngắn trấn giữ ở đó. Những ai từng tham quan tượng Phật Lư Xá Na đều bị hấp dẫn bởi vẻ từ bi bình thản của tôn dung, rất cảm động, tựa như một tiếng vẫy gọi vượt quá thời không… Nghìn năm qua, biết bao người dân các nơi trên thế giới đã tới bái kiến trước tượng. Kỳ thực đại Phật tượng Lư Xá Na ở Long Môn được chú ý như vậy, còn có một nguyên nhân nữa, chính là vì có một Pháp thân chân chính của Phật trông nom cho tượng.

Bài viết này là của một người tu luyện tiết lộ lai lịch đại tượng Phật Lư Xá Na ở Long Môn, cũng là hoàn thành nguyện ước của đại Phật Lư Xá Na ở Long Môn.

Khi truyền Pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni từng khai thị cho chúng đệ tử về hiện tượng hỗn loạn thời mạt pháp và đại sự Chính Pháp vũ trụ trong tương lai, cũng như giảng thuật tường tận về tình huống truyền Pháp của Phật Di Lặc tương lai thời mạt thế. Do lịch sử lưu truyền không hoàn chỉnh (kinh thư tối sơ của Thích giáo đều là truyền miệng, khoảng 500 năm sau mới xuất hiện văn tự ghi lại), rất nhiều sự việc đều không được ghi lại hết, thậm chí xảy ra hiện tượng truyền nhầm. Nhưng trong một số kinh Phật, chúng ta có thể tìm thấy một số đoạn ghi lại, chẳng hạn kinh «Phật thuyết Pháp diệt tận» chép: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…

Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự kiến sự kiện Phật Di Lặc Chính Pháp trong tương lai, đồng thời cùng chúng đệ tử an bài chi tiết văn hóa Phật gia tại Trung Thổ, từ đó đặt định cơ sở cho Phật Di Lặc Chính Pháp thời mạt thế. Mọi người đều biết Phật giáo sản sinh sớm nhất ở Ấn Độ, nhưng trong lịch sử lại diệt tuyệt ở Ấn Độ, mãi cho tới hai thế kỷ trước, Ấn Độ mới lại có một số ít người lưu truyền. Đây là bài học giáo huấn rất lớn của lịch sử: Trong các đệ tử của Phật Thích Ca xuất hiện rất nhiều người dùng cái ngộ tại cảnh giới bản thân để giải thích lời của Phật Thích Ca từng giảng, pha trộn tâm ưa thích và phân biệt, lựa chọn lời Phật Thích Ca để lưu truyền. Như vậy họ không hề bảo lưu ở mức lớn nhất nội hàm lời gốc của Phật Thích Ca, khiến Phật Pháp thuần chính không được lưu truyền lại nữa.

Một nguyên nhân trọng yếu khác là: Các đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca đều được an bài chuyển thế đến đất Hán tu hành, một phương diện là kết duyên với Phật Di Lặc sẽ chuyển sinh tại Hán địa, mặt khác thiết lập hoàn chỉnh văn hóa Phật gia tại Trung Quốc Thần Châu đại địa, để dùng cho Chính Pháp của Phật Di Lặc tương lai. Điều này dẫn tới các đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca tại cổ Ấn Độ, những vị trí tuệ viên mãn, nắm vững chân lý, linh hồn ánh sáng của họ rời khỏi địa phương ấy, chỉ còn lại phần nhân thể không có ánh sáng chân lý, bị nhân tính ngu muội đưa vào bóng tối.

Tùy theo chúng đệ tử của Phật Thích Ca lần lượt chuyển thế sang Trung Thổ, Phật giáo đã truyền nhập Trung Quốc từ triều Hán qua bạch mã chở kinh, rồi dần dần phổ truyền khắp Đại Lục. Sự phát triển và lưu truyền của Phật giáo trong lịch sử đều là do chư Thần đang thúc đẩy, có thần linh dẫn dắt mới có thể triển hiện kỳ tích, tín ngưỡng nhân loại cần phải có thần tích siêu hiện thực phụ trợ mới có thể kéo dài. Những vị đại đức từng đi theo Phật Thích Ca tu hành, để đặt định văn hóa Phật gia cho Chính Pháp ở Trung Thổ sau này, nên đã luân hồi đời đời kiếp kiếp, lấy các thân phận khác nhau, tu luyện nhiều kiếp, giảng Pháp luận kinh, triển hiện thần thông; trong vòng mấy trăm năm, dưới nỗ lực cộng đồng của các vị cao tăng đại đức, văn hóa Phật gia đã quảng truyền tại đất Hán. Trong lịch sử Trung Quốc, gần như từ hoàng thân quý tộc cho tới lê dân bách tính đều lưu truyền rộng rãi Phật Pháp trong tín ngưỡng Phật giáo, sự mở rộng của văn hóa Phật gia khiến người ta thân tâm thụ ích, đạo đức củng cố.

Việc xây dựng tượng đại Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn tại Lạc Dương có liên quan tới một vị đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào cuối triều Tùy đầu triều Đường, để kết duyên với Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế, cũng như kết duyên với chúng sinh sẽ đắc Pháp trong tương lai, một vị đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca đã đầu thai vào hoàng tộc họ Lý, trở thành Tấn Vương Lý Trị, người con trai thứ chín của Đường Thái Tông, nhũ danh Trĩ Nô, tự là Vi Thiện. Khi tà đảng Trung Cộng cố ý xuyên tạc lịch sử văn minh Trung Hoa để bôi nhọ, Đường Cao Tông Lý Trị dường như cho người ta ấn tượng về sự nhu nhược bất tài.

Trên thực tế, Tấn Vương Lý Trị cả đời chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo huấn thân truyền của Thái Tông. Khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Lý Trị chịu tang mẹ từ nhỏ, cùng em gái Minh Đạt (nhũ danh Hủy Tử) được vào phủ Thái Tông, do Thái Tông tự mình nuôi nấng. Trong lịch sử, Hoàng đế tự thân dạy dỗ hài tử ngoài Thái Tông ra là rất hiếm thấy, đủ thấy ân nghĩa sâu nặng với Trĩ Nô và Hủy Tử như thế nào. Thậm chí khi Thái Tông bận bịu việc triều chính, trong lòng còn ôm Minh Đạt nhỏ tuổi, với Lý Trị đứng ngay bên cạnh.

Theo sử ghi lại: “Tấn Vương và Tấn Dương công chúa, thuở nhỏ mồ côi mẹ, được cha đích thân nuôi dưỡng”. Hai anh em từ nhỏ đã hay ở bên Thái Tông. Thái Tông khi phê tấu công văn, thường ôm Minh Đạt trên gối. Tấn Dương công chúa rất khôn ngoan lanh lợi, chưa hề quấy rối hay khóc lớn, điều này khiến Đường Thái Tông vốn bận rộn và nghiêm khắc rất hài lòng. Lúc đại thần tấu trình, Đường Thái Tông thường khó tránh khỏi có lúc phát cáu. Tiểu công chúa rất giỏi về quan sát lời nói sắc mặt, khi thấy phụ hoàng nổi giận, liền dịu dàng khuyên giải: “Phụ hoàng, đừng tức giận nữa nhé! Xem con ngoan chưa này?” Đường Thái Tông nghe xong lập tức sắc mặt ôn hòa, bình tĩnh trở lại, muốn chém đầu cũng không thể chém nữa, muốn phạt nặng cũng chỉ có thể phạt nhẹ thôi, định bác bỏ thì rồi cũng phê chuẩn, định đau xót nhưng có thể thu lại. Các triều thần đều chịu ân huệ của công chúa, xem công chúa như bảo bối, hễ thấy công chúa thiết triều là yên tâm quá nửa rồi.

Sau khi Lý Trị trưởng thành, Thái Tông viết mười hai chương «Đế phạm» giao cho thái tử Lý Trị, dạy chuẩn tắc hành vi làm một Hoàng đế tốt. Lý Trị đăng cơ năm 22 tuổi, kế thừa nguyện vọng và phong cách của Thái Tông, lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển thái bình, Phật Pháp quảng truyền, tôn Nho sùng Đạo tín Phật, đồng thời dung hòa tam giáo, thúc đẩy phát triển văn hóa thịnh Đường.

Một lần nọ, đại lý tự khanh Đường Lâm báo cáo với Cao Tông như sau: “Phạm nhân giam giữ trong ngục chỉ có hơn 50 người, trong đó chỉ 2 người bị phán tử hình”. Về đối ngoại, Đường Cao Tông dùng binh vây Bình Nhưỡng, diệt nước Cao Ly, đặt chín phủ đô đốc Liêu Đông, tiễu trừ tam quốc —Tây Đột Quyết, Tư Kết và Bách Tế, đều bắt sống chủ, đại phá nước Thổ Phồn, khai thông biên giới, khiến cương vực nước Đường rộng lớn chưa từng có. Trong suốt triều Đường, cương vực thời Đường Cao Tông là rộng lớn nhất, bao gồm cả hồ Baikal và phần lớn Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Pakistan, Afghanistan. Thiên tài Vương Bột, chỉ vì viết bài văn xấu “Hịch anh vương kê” mà bị Đường Cao Tông cách chức, trục xuất khỏi vương phủ. Về sau Vương Bột hối hận, nên nhân ngày Trùng Dương tháng 9 năm Thượng Nguyên thứ 2 (năm 675), tại Đằng Vương Các ở Hồng Châu đã viết bài văn bất hủ: “Đằng Vương Các tự”. Khi còn làm thái tử, Đường Cao Tông đã thỉnh cầu pháp sư Huyền Trang thụ giới Bồ Tát. Sau đó khi pháp sư Huyền Trang thay Hoàng đế Thái Tông viết lời tựa Tam Tạng Kinh, có một bài hậu ký Bồ Tát tàng kinh, ấy là do Hoàng đế Cao Tông khi còn làm thái tử sáng tác. Ông còn trợ giúp đắc lực pháp sư Đường Tam Tạng phiên dịch 657 bộ kinh thư.

Đại Phật tượng Lư Xá Na tại hang đá Long Môn ở Lạc Dương bắt đầu được khắc vào đầu thời Đường Cao Tông, năm Hàm Hưởng thứ 3 (năm 672 SCN); sau đó hoàng hậu Võ Tắc Thiên tài trợ hai vạn quan tiền, đến năm Thượng Nguyên thứ 2 (năm 675 SCN) thì hoàn tất. Phật Lư Xá Na, tiếng Phạn là Locanabuddha, là xưng hiệu Pháp thân Phật của Phật Thích Ca Mâu Ni. “Lư Xá Na” (hay Lô Xá Na), ý là trí tuệ quảng đại, quang minh phổ chiếu. Đường Cao Tông tự mình chủ trì thi công đại Phật tượng Lư Xá Na, hy vọng lấy uy đức của Phật lưu truyền khắp Trung Nguyên, bảo hộ chúng sinh mạt thế bình an đắc Pháp Di Lặc —”khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…”

Trong an bài của cựu vũ trụ, bắt đầu từ triều Đường, nhân loại toàn diện bước vào thời kỳ mạt pháp. Cựu thế lực đã an bài tại nhân gian một thiên tượng, đó là sau Đường Cao Tông xuất hiện Võ Tắc Thiên, và bà trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thân nữ làm đế, âm dương đảo lộn, báo trước mốc nhân loại bắt đầu mạt pháp, cải quốc hiệu thành “Chu”, ngụ ý kết thúc chu kỳ lịch sử văn minh nhân loại lần này.

Bắt đầu từ triều Đường, hang đá Long Môn bắt đầu tạo một lượng tượng Phật lớn, với đặc trưng chủ yếu là tạo tượng Phật Di Lặc, đây chính là báo trước Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp Luân Phật Pháp. Đặc biệt trong “Ma nhai tam Phật khám” ở Long Môn, đã sửa truyền thống tam Phật lấy Phật Thích Ca đặt ở giữa, thay bằng tam Phật lấy Di Lặc Phật Chủ tôn đặt tại trung ương, dự báo cho hậu thế Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển đại Pháp Luân, đánh đại Pháp cổ, chính đại thương khung, quảng độ chúng sinh.

Đại Đường nghìn năm thấm thoát trôi qua, một ngày kia, một thư sinh kiên thủ tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Phật Pháp, sau khi trải qua 13 lần bức hại của tà đảng Trung Cộng, bước tới trước mặt đại Phật Lư Xá Na: Nhìn nhau không lời, bao trào dâng trong ngực… một nghìn năm mưa gió, cánh tay của đại Phật đã tàn khuyết mất rồi, nhưng tư thế vẫn như cũ; một nghìn năm luân hồi, đứa con của Phật đã nhiều lần trải cõi hồng trần, nhưng vẫn quyết chí như xưa!

Phật tử thưa rằng: “Lư Xá Na đại Phật, con đã hoàn tất nguyện rồi. Cảm tạ Ngài nghìn năm bảo hộ con an toàn trở thành đệ tử Thánh Vương Di Lặc, chúng Đại Pháp đồ hôm nay dưới bức hại của tà ác, vẫn lấy biểu hiện vĩ đại của người tu luyện Chính Pháp chân chính mà bước qua, cũng như Ngài nghìn vạn Lư Xá Na tỏa khắp bốn biển, quang minh phổ chiếu, chuẩn bị nghênh tiếp kỷ nguyên mới của lịch sử”.

Phật đáp: “An tâm con, nhưng còn có nhiều như vậy chúng sinh chưa được nghe phúc âm của Di Lặc Thánh Vương. Hãy đem tiếng lòng của ta truyền tới chư chúng hữu duyên……”

Xem thêm:

>> Thăm hang đá Long Môn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113865



Ngày đăng: 29-03-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.