Tu luyện tùy bút: Truy cầu và đau khổ



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Cuộc đời của một người bình thường nói chung là để truy cầu, cho dù ở giai tầng nào đi nữa. Dẫu người đó giàu hay nghèo, anh ấy/cô ấy không thể thoát khỏi  chữ “cầu”. Điều này tương tự với vợ của người chài cá trong câu chuyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Khi đã được cái máng ăn, bà lại ước một căn nhà gỗ. Khi được căn nhà gỗ rồi, bà lại ước một cung điện. Khi đã được rồi, bà lại ước mình trở thành vua của biển cả để điều khiển cá vàng. Trong cuộc đời một con người, người ta cũng truy cầu bất tận như vậy.

Tuy nhiên, trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, cho dù dục vọng của người vợ không ngừng bành trướng, bà kết thúc bằng việc mất đi mọi thứ và trở về trạng thái ban đầu. Mặc dù cách hiểu phổ biến về câu chuyện đạo đức này là cảnh tỉnh con người không tham lam quá trớn, tôi thấy ngụ ý sâu hơn của tác giả là nói với chúng ta rằng truy cầu của con người trên thế gian này thật là vô nghĩa, chỉ như một giấc mộng vậy. Tất cả những gì có được chỉ là tạm thời, và cuối cùng, mọi thứ trở về với nguyên gốc, không đạt được gì cả.

Tại sao con người lại truy cầu? Nó bắt nguồn từ “danh, lợi, tình” trong thế giới này. Con người muốn những thứ này. Họ muốn sống hạnh phúc, thoải mái, và dễ chịu, nhưng thường không đạt được kết quả mong đợi, và “truy cầu” đi kèm với “đau khổ”. Nếu đạt được điều gì, người ta lại có nỗi sợ mất nó; nếu không đạt được điều gì, người ta sẽ nghĩ về nó ngày và đêm. Người này sẽ bị dằn vặt bởi ham muốn, đến nỗi anh ấy/cô ấy không biết phải làm sao. Người thường sống trong mê, chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần, và nghĩ rằng mọi thứ trên thế gian này có thể đạt được thông qua nỗ lực. Kết quả là, khi không thể đạt được điều mình truy cầu, họ đổ lỗi cho bản thân, nghĩ rằng lý do là mình đã thiếu cố gắng. Điều này làm tổn thương chính họ. Họ không biết rằng những gì họ đạt được là nằm trong số mệnh và được trao đổi bằng “đức”. Nếu thiếu đức, bất kể nỗ lực thế nào, người ta cũng không thể toại nguyện. Và trong quá trình phấn đấu, người ta sẽ chỉ nhận được nghiệp lực, mà phải trả thông qua chịu khổ thêm nữa.

Là người tu luyện giữa những người thường, Sư tôn dạy chúng ta rằng: “Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp’ ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được.” (“Tiến đến viên mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Tôi ngộ ra rằng tất cả truy cầu là chấp trước, chấp trước gây ra đau khổ, và là điều người tu luyện phải bỏ. Sư phụ giảng: “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân). Do đó, là người tu luyện, khi chúng ta có tư tưởng muốn thứ gì đó, muốn đạt được điều gì đó, thì đó là chấp trước truy cầu nổi lên, khi ấy chúng ta phải cảnh giác và diệt nó ngay. Chúng ta không thể chểnh mảng trong tu luyện, bởi vì chúng ta đang tu ở giữa người thường.

Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân tôi. Có chỗ nào không đúng, xin vui lòng chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/111584
http://pureinsight.org/node/6325



Ngày đăng: 08-12-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.