Giải mã «Khải Huyền» (4): Cứu Thế Chủ là người sáng lập Pháp Luân Công

Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Thánh Kinh•Khải Huyền» là dự ngôn nổi tiếng nhất, tiên tri chuẩn xác và toàn diện nhất về lịch sử nhân loại. Bởi vì nó là bộ cuối cùng của Thánh Kinh, các loại đạo lý của Thánh Kinh đều bao hàm trong đó, nên có người ví nó là “tổng trạm” của Thánh Kinh. Tác giả «Khải Huyền» là Thánh John, một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus. Vào 2.000 năm trước, Thánh John bị lưu đày tới đảo Patmos, nơi ông được Thần lĩnh tới thiên quốc và nhìn thấy cuốn sách với bảy phong ấn; «Khải Huyền» chính là ông đã căn cứ cảnh tượng nhìn thấy và ghi lại mà thành.

*  *  *

Khải thị 4: Cứu Thế Chủ là người sáng lập Pháp Luân Công

Từ xưa đến nay, mỗi khi cầm «Thánh Kinh•Khải Huyền» lên, các tín đồ Cơ Đốc vẫn coi “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” là Chúa Jesus, thực ra đây là hiểu sai nghiêm trọng. Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” chính là người sáng lập Pháp Luân Công, đây mới là khải thị căn bản nhất của toàn bộ «Khải Huyền»!

Tiết 14 chương 17 «Khải Huyền» viết: “Họ sẽ đánh nhau với Chiên Con, nhưng Chiên Con sẽ đánh bại họ, vì Ngài là Chúa của các chúa và Vua của các vua, và những người theo Ngài là những người được gọi, được lựa chọn, và trung thành“. “Họ” trong câu này là chỉ thế lực tà ác thời mạt kiếp, kẻ gây ra cuộc bức hại Thánh đồ, lấy hình dạng con rồng đỏ (còn gọi là Ác quỷ, và Sa-tan), cũng chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), còn “Chiên Con” chính là Cứu Thế Chủ, cũng là “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” (chi tiết xin xem bài “Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (4): Bức hại Thánh đồ mãn“).

Tiết 11-16 chương 19 «Khải Huyền» viết: “Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cưỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến. Mắt Ngài như ngọn lửa hừng, trên đầu Ngài có nhiều vương miện, và Ngài có một danh được ghi rõ, nhưng không ai hiểu ngoài Ngài. Ngài mặc một áo choàng đã nhúng trong máu, và danh Ngài được xưng là Lời Đức Chúa Trời. Các đạo binh trên trời mặc quân phục bằng vải gai mịn, trắng ngần, và tinh sạch, cưỡi ngựa trắng, đi theo Ngài. Từ miệng Ngài xuất ra một thanh gươm sắc bén, để Ngài dùng nó đánh hạ các nước; Ngài chăn dắt họ bằng một cây gậy sắt; và Ngài đạp nát nho trong bồn ép nho cho thành rượu sủi bọt thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trên áo Ngài và nơi đùi Ngài có ghi một danh, ‘Vua của các vua và Chúa của các chúa’“. Đoạn này nói rõ rằng vị Thần “cưỡi ngựa trắng” chính là “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” (KING OF KINGS, AND LORD OF LORDS), còn gọi là Thành Tín Chân Thật (Faithful and True), cũng được xưng là Đạo của Thần (Word of God). “Lời Đức Chúa Trời” ở đây phiên dịch chưa được chính xác, nguyên tiếng Anh là “the Word of God”, chính là “Đạo của Thần”. “The Word of God” là cách tôn xưng chuyên dùng trong «Khải Huyền» đối với Chủ Thần, tức Cứu Thế Chủ hạ thế độ nhân. Đây cũng là cách tôn xưng của chúng Thần trên thiên giới đối với Chủ Thần, và không thể được tùy tiện sử dụng trong «Khải Huyền», cũng như “Yahweh” là chỉ riêng Thiên Chúa Jehovah, hay “Jesus” là chỉ riêng Chúa Jesus vậy. Do đó, phiên dịch chính xác ở đây phải là “Đạo của Thần”, cũng chính là Cứu Thế Chủ, “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ”.

Tiết 9-11 chương 6 «Khải Huyền» viết: “Khi Chiên Con mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có các linh hồn của những người đã bị giết vì Đạo của Thần và vì lời chứng mà họ giữ vững. Những người ấy kêu lớn rằng, ‘Lạy Chúa Toàn Năng, Đấng Thánh Khiết và Chân Thật, còn bao lâu nữa Ngài mới xét xử và báo trả những kẻ sống trên đất về tội làm đổ máu chúng con?’ Bấy giờ mỗi người của họ được ban cho một chiếc áo choàng trắng, và họ được bảo rằng hãy an nghỉ và chờ đợi thêm ít lâu, cho đến khi đủ số bạn đồng lao và anh chị em của họ bị giết như họ“. “Đạo của Thần” (Word of God) ở đây là “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” (người cưỡi bạch mã) trong tiết 16 chương 19, cũng chính là “Chiên Con”, tức Cứu Thế Chủ trong tiết 14 chương 17.

Sự kiện bức hại Thánh đồ này, đại hoạn nạn thời mạt kiếp này đều là do con rồng đỏ (Ác quỷ Sa-tan) bị chúng Thần trên thiên thượng ném xuống nhân gian gây ra. Thông qua giải mã cả bộ «Khải Huyền», chúng ta đã biết “con rồng đỏ” là chỉ ĐCSTQ, và vương quốc ma quỷ là Trung Quốc thời mạt kiếp, tuyệt không chỉ nước nào khác. “Marx, Lenin, Stalin, Mao, Đặng, Giang, Hồ” chính là bảy vua của con rồng đỏ tại nhân gian, ứng với bảy vương miện của nó, còn “búa liềm” chính là “bảy đầu và mười sừng” của con rồng đỏ. Sự kiện bức hại Thánh đồ là do con thú đi lên từ biển với bảy đầu và mười sừng tại vương quốc ma quỷ phát động, rồi tiếp tục đến con thú từ dưới đất lên (tiên tri giả), và cuối cùng là con thú màu đỏ (đại dâm phụ cưỡi). Thông qua giải mã, chúng ta đã biết “con thú” đi lên từ biển này chính là Giang Trạch Dân đi lên từ Thượng Hải, và sự kiện bức hại Thánh đồ chính là cuộc bức hại Pháp Luân Công, bắt đầu ngày 20/7/1999. Trong lịch sử, không hề có sự kiện nào khác, tuyệt không có sự kiện thứ hai nào (chi tiết xin xem bài “Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (3): Vương quốc ma quỷ“).

Ngoài ra, các sự kiện người phụ nữ với 12 vương miện, 1.260 ngày chạy nạn, 42 tháng Giang Trạch Dân bức hại Thánh đồ, Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào đối với thế giới, đại dâm phụ, thành Babylon lớn, v.v. từng câu, từng chữ trong «Khải Huyền» đều miêu tả rõ sự kiện ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, quyết không chỉ sự kiện nào khác; Thánh đồ dĩ nhiên chỉ đệ tử Pháp Luân Công, do đó “Chiên Con” trong chương 17 tiết 14 tất nhiên là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí: “Họ sẽ đánh nhau với Chiên Con, nhưng Chiên Con sẽ đánh bại họ, vì Ngài là Chúa của các chúa và Vua của các vua, và những người theo Ngài là những người được gọi, được lựa chọn, và trung thành” (chi tiết xin xem bài “Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (8): Trừng phạt vương triều Trung Cộng và người nhận ấn thú“).

Tiết 9 chương 7 «Khải Huyền» viết: “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế“. “Cành thiên tuế” đến từ Cơ Đốc giáo, biểu thị người thế gian đợi Chúa Cứu Thế tới cứu độ, cũng là biểu tượng của chiến thắng. Như vậy ở đây «Khải Huyền» khải thị cho chúng ta chân tướng rằng: trên toàn thế giới hiện nay, mỗi quốc gia, dân tộc, chủng tộc, ngữ chủng, sau khi trải qua luân hồi chuyển thế hàng ức vạn năm, đều là chờ đợi Cứu Thế Chủ tới cứu độ; nói cách khác, mục đích của con người trên thế gian là chờ đợi Cứu Thế Chủ.

Tiết 15 chương 19 «Khải Huyền» viết: “Từ miệng Ngài xuất ra một thanh gươm sắc bén, để Ngài dùng nó đánh hạ các nước; Ngài chăn dắt họ bằng một cây gậy sắt; và Ngài đạp nát nho trong bồn ép nho cho thành rượu sủi bọt thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn Năng“. “Rượu sủi bọt thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn Năng” ẩn dụ đòi nợ máu, cũng là giải oan cho các Thánh đồ bị bức hại. Đoạn này khải thị người đời rằng trong đại thẩm phán, giải oan cho Thánh đồ không phải Thượng Đế, mà là Cứu Thế Chủ.

Từ tất cả những gì ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: Cho dù bạn tín ngưỡng Thượng Đế, Chúa Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc, Lão Tử, hay Quan Thế Âm Bồ Tát, v.v. điều ấy cũng không thay đổi một chân lý: Người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí mới là Cứu Thế Chủ chân chính, cũng là Thành Tín Chân Thật, “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa”, Đạo của Thần, cũng chính là Pháp Luân Thánh Vương mà Phật giáo vẫn lưu truyền trong lịch sử. Hôm nay, khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở khắp nơi trên thế giới báo hiệu Pháp Luân Thánh Vương đã tới Chính Pháp tại nhân gian, bức màn bí mật của «Thánh Kinh•Khải Huyền» đã được vén mở hoàn toàn, và lịch sử nhân loại cũng đã đi đến đầu chót. Để cứu vãn đại khung vũ trụ thoát khỏi thời khắc hoại diệt cuối cùng, Cứu Thế Chủ Pháp Luân Thánh Vương, Thành Tín Chân Thật, “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa”, Đạo của Thần đã tới rồi, đây chính là chân tướng lịch sử trọng yếu nhất mà «Thánh Kinh•Khải Huyền» tiết lộ cho nhân loại.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/74199