Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa



Tác giả: Mộc Tử

Tượng 48 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 48 (Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa)

Sấm viết:

Quan trung Thiên Tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thiên Tử quan trung
Chiêu hiền đãi sĩ
Thuận Trời theo mệnh
Nửa già có con

Tụng rằng:

Người con có hiếu đến từ Tây
Tay cầm Càn cương thiên hạ an
Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp
Tiền nhân không bì được hậu nhân

Giải:

“Quan trung Thiên Tử, Lễ hiền hạ sĩ” (Thiên Tử quan trung, Chiêu hiền đãi sĩ): chỉ họ Tưởng làm Tổng thống chính trực, trọng dụng nhân tài, tác phong khiêm tốn thân dân. “Trung” (中) ở đây là “trung chính”, Tưởng Trung Chính là tên thật của Tưởng Giới Thạch.

“Thuận thiên hưu mệnh, Bán lão hữu tử” (Thuận Trời theo mệnh, Nửa già có con): “thuận thiên” là “trung”, “hưu mệnh” là “nghĩa”; “bán lão hữu tử”, nửa chữ “lão” (老) ghép thêm chữ “tử” (子) được chữ “hiếu” (孝). Chỉ Tưởng Giới Thạch chú trọng “trung hiếu nhân nghĩa” trong tư tưởng truyền thống Trung Hoa, cha con họ Tưởng nhờ chữ “hiếu” mà vang danh thiên hạ.

“Nhất cá hiếu tử tự Tây lai, Thủ ác Càn cương thiên hạ an” (Người con có hiếu đến từ Tây, Tay cầm Càn cương thiên hạ an): Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô trở về, giúp phụ thân cai trị nước nhà ngày một hưng thịnh, hợp với câu sấm “Thùy củng nhi trị” (Không làm cũng trị) ở Tượng 47. “Càn cương thiên hạ”, “Càn cương” (乾纲) ẩn dụ chữ “Kinh” (经), “thiên hạ” ẩn dụ chữ “Quốc” (国), chỉ Tưởng Kinh Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ, Tiền nhân bất cập hậu nhân tài” (Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp, Tiền nhân không bì được hậu nhân): nước Mỹ hai lần phái binh sang Trung Quốc (“tinh kỳ mĩ” là cờ nước Mỹ), lần thứ nhất là liên quân tám nước, khi ấy triều Thanh không lợi dụng tốt cơ hội nước Mỹ bang trợ để đẩy Trung Quốc lên vũ đài thế giới. Nhưng lần này dưới sự trợ giúp của nước Mỹ, Trung Quốc sau chiến tranh trở thành “tứ cường” trên thế giới, lại là một trong những nước sáng lập Liên Hợp Quốc. Lúc này danh tiếng quốc gia lên cao chưa từng có, là lần đầu tiên sau thời “Khang Càn thịnh thế”. Tài năng của “tiền nhân” Lý Hồng Chương không sánh được “hậu nhân” là cha con họ Tưởng; điều này cũng ăn khớp với “Ngô Việt kỳ tài” trong tượng 41, chỉ Lý Hồng Chương.

Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm. Tuy nhiên cha con họ Tưởng mới là người nỗ lực thực thi tư tưởng này.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179766.htm



Ngày đăng: 06-06-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.