Triệt giải câu then chốt trong «Cách Am Di Lục»

Tác giả: Quan Tâm

Hết đời này đến đời khác, con người đến và đi bao lần là vì cớ chi? (Ảnh: Fotolia)

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục»là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

«Cách Am Di Lục» dùng một lượng lớn thuật ngữ tu luyện, người bình thường đọc không hiểu chút gì; tuy nhiên, dự ngôn nói nhiều, đều là làm nhiễu, miễn là giải được mấy câu then chốt thì sẽ minh bạch, phần còn lại không phải để ý đến nhiều. «Cách Am Di Lục» kỳ thực nói vô cùng rõ ràng về đặc điểm ký hiệu pháp môn của Phật Di Lặc, hơn nữa còn chỉ rõ chân tính truyền Pháp của Phật Di Lặc trong đệ tam thiên – “Kê Long luận” (Kê Long là một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ở đây ngụ ý tu luyện):

Đệ tam thiên “Kê Long luận”

“Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa,
Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên,
Huyết khiển đảo trung tứ hải thông, Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh,
Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương,
Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương,
Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri,
Hảo sự đa ma bất miễn ngục, Bất nhẫn xuất thế bách tổ nhất tôn,
Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng,
Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng,
Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ, Nam lai Trịnh thị thùy khả tri,
Cung Ất hợp đức Chân nhân lai, Nam độ xà long Kim an tại,
Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm, Nhất kê tứ giác bang vô thủ,
Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ, Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh,
Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất,
Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân,
Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri,
Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri,
Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh,
Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai.”

Giải:

“Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh, Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương, Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới, Trịnh vốn là Vua ở trên thiên thượng, Hôm nay lại tới là Vua họ Trịnh, Không biết họ gì là Trịnh Đảo Lệnh). Mấy câu này đã nói rõ “Trịnh” ở đây không phải là họ của người, mà phải lý giải toàn diện bản ý mấy câu này, chứ không thể thoát ly bối cảnh thời đại mà mấy câu này nói. Chỉ có thể đặt trong bối cảnh vũ trụ cự đại mà Phật Di Lặc hạ thế mới có thể tìm được đáp án.

Câu then chốt trong «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn nói: “Linh Sơn gặp họa lớn, Lửa cháy như sóng gầm. Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm chạy không thoát“. Trong «Thiêu Bính Ca» cũng bí truyền một đoạn như sau: “Bá Ôn đáp: ‘Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp‘”.

Hai đoạn trích trên trong «Kim Lăng tháp bi văn» và «Thiêu Bính Ca» đã chỉ rõ bối cảnh vũ trụ và sứ mệnh khi Phật Di Lặc hạ thế: Vũ trụ có quy luật “thành-trụ-hoại-diệt”, khi vũ trụ vận hành đến thời kỳ “hoại diệt”, thì hết thảy Pháp trong vũ trụ đều đã lệch khỏi Chính Đạo dẫn tới hủy diệt, ngay cả Thần tiên cũng khó thoát khỏi kiếp nạn này! Để cứu độ hết thảy vũ trụ, chỉ có cách đem chính lại Pháp lý đã bị lệch của vũ trụ, nên mới nói: Sứ mệnh của Phật Di Lặc là “chính” lại Pháp tắc vận hành của vũ trụ, để cứu vãn hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ. Ngài là người đến để Chính Pháp, đây mới là ý nghĩa của “Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh, Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương, Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh”.

Trong «Cách Am Di Lục» nhiều lần xuất hiện hài âm “Trịnh” (郑) của chữ “Chính” (正), trong tiếng Hán hai chữ này đọc giống nhau (zhèng). Một mặt, đây là chỉ ý nghiêm túc thật sự, ví như “trịnh trọng”; mặt khác, nó hàm chứa ý đặt nền móng cho vũ trụ tương lai, thuyết minh về người đến để “Chính Pháp”.

“Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới): Minh xác chỉ rõ “Trịnh” ở đây không phải là họ của người;

“Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương” (Trịnh vốn là Vua ở trên thiên thượng): Người Chính Pháp là Vua ở trên thiên thượng, là “vương trung chi Vương”, hay “vạn vương chi Vương”!

“Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương” (Hôm nay lại tới là Vua họ Trịnh): “Lại tới”, có nghĩa là đã nhiều lần chuyển sinh làm Vua tại thế gian;

“Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh” (Không biết họ gì là Trịnh Đảo Lệnh): Một lần nữa khẳng định “Trịnh” không phải là họ, mà là Đấng Chủ Tể “Chính Đạo”, chữ “Đảo” (岛) ở đây là hài âm của “Đạo” (道); “Chính Đạo Lệnh” là Bậc Chủ Tể Chính Đạo.

Trong mấy câu cuối “Kê Long luận”, tác giả Nam Sư Cổ đã thuyết minh đúng như giải thích ở trên: “Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh, Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai” (Vận giới Thần linh này sao đẹp quá, Đại Đạo Chính Đạo Lệnh [ở] Trường An, Bôn ba bốn biển diệt ma [bằng] Điền, Bốn biển thái bình vui mừng lắm thay). Chữ “Điền” (田) ở đây biểu trưng hình tượng Pháp Luân với cửu cung.

Còn đây mới là câu then chốt trong «Cách Am Di Lục»: “Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất, Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân”. Câu này là nói về uy lực Chính Pháp của Phật Di Lặc và biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc. “Trịnh Chân Nhân” là Bậc Chân Nhân “Chính Pháp”, “Thập bát tính nhân” là “Thập bát tử”, “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李); nghĩa là Bậc Chân Nhân đến thế gian Chính Pháp có họ là “Lý”.

Ngoài ra, «Cách Am Di Lục» cũng dùng một lượng lớn luận thuật để miêu tả biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc:

“Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất”, “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật, Long hoa tam giới xuất thế chi”, “Dục tri cung cung Ất Ất xứ, Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên (Cung Ất linh phù), v.v.” “Cung cung” ở đây là chỉ Thái Cực, do hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) là chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+“乙” = “卍”. “Cung cung Ất Ất” hay “Lưỡng cung song Ất” đều chỉ biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc do các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) cấu thành. Nhìn đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Công thì liếc mắt một cái là hiểu ngay.

«Cách Am Di Lục» giải tới đây, chẳng phải hết thảy đều minh bạch rồi sao? Các chi tiết khác đều là phần nhánh, ở đây không giải thích thêm nữa.

Trong phần trích dẫn dự ngôn «Thiêu Bính Ca» ở trên có một câu then chốt: “Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”. Thiên thượng mới có Thần Phật, như vậy ở đây vì sao nói cả “thiên hạ”? Thiên hạ đều là người, người sao có thể nói là “chư Phật chư Tổ”? Vấn đề này, Lưu Bá Ôn đã chỉ rõ ra rồi: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm…”

Trong vũ trụ có hai gia lớn là Phật gia và Đạo gia, với hàng vạn chư Tổ và hàng ngàn vị Phật đã hạ phàm, lấy thân người để đắc Pháp tu luyện. “Vạn Tổ” và “nghìn Phật” chỉ là một cách nói khái quát, nghĩa là vô số Phật-Đạo-Thần trong toàn bộ vũ trụ này đã hạ thế làm người.

Có lẽ hôm nay con người thế gian đều là có lai lịch, hoặc biết đâu bạn chính là một vị Phật, Đạo, Thần nào đó ở không gian cao tầng chuyển thế đến đây! Người Trung Quốc là trân quý nhất trên thế giới này! Vì sao Trung Quốc xưa lại được gọi là “Thần Châu”? Bởi vì mảnh đất này là chuẩn bị cho Thần hạ thế!

Người Trung Quốc là rất kiêu ngạo; tuy nhiên, người Trung Quốc nên được tôn trọng và trân quý nhất! Bất quản ở bề mặt bạn là ai, bất luận bạn là cánh tả hay cánh hữu, là người có đạo đức hay là tham quan ô lại… thì đều có lai lịch, đều nên được trân quý và giữ gìn. Đây chính là một trong những thiên cơ lớn nhất của nhân loại hiện nay: nguồn gốc thực sự của người Trung Quốc!

Hết đời này đến đời khác, con người đến và đi bao lần là vì cớ chi? Đây mới là bản chất vấn đề của việc làm người, cũng là nội dung căn bản và mục đích lưu truyền của các lời tiên tri từ xưa tới nay.

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/12/3/28/n3552241.htm