Vị lai Bát quái phương vị (Phần 8)



Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]

(III) Từ Tiên thiên Bát quái phương vị suy ra Hậu thiên Bát quái phương vị

3. Từ yếu tố “nhân” trong tam tài triển khai theo chiều ngang thành nhân trục

Hình 9: Triển khai yếu tố thứ ba theo chiều ngang

Tiếp đó, tôi đem yếu tố thứ ba triển khai theo chiều ngang; khi ấy tôi gọi là “trục quyết sách”, tham khảo Hình 9. Chúng ta không cần phải nghiên cứu tên gọi và ý nghĩa cụ thể của những yếu tố được triển khai này, bởi vì đây không phải ý nghĩa sở tại của bài viết; chúng ta quan trọng là phải sử dụng ý nghĩa của việc triển khai theo chiều ngang. Bởi vì nguyên luận văn là Anh văn, ví dụ từ “lực lượng” nghĩa tiếng Anh là “power”, đã có quyền, lại có thế, còn có ý nghĩa về lực; tuy nhiên “quyền thế” trong tiếng Trung rõ ràng là một từ mang hàm nghĩa xấu, do đó tôi đã sử dụng từ “lực lượng” để thay thế, tuy nhiên không có ý nghĩa về “thế”, không cách nào phản ánh được ý nghĩa từ “power”. Thực ra Trung văn đúng là như vậy, có từ với nội hàm thâm sâu khi phiên dịch thành Anh văn thì có sử dụng mười câu, trăm câu cũng không sao biểu đạt được. Đây chính là khác biệt về tư tưởng văn hóa. Tách khỏi hoàn cảnh văn hóa và ngôn ngữ, chỉ từ ý nghĩa văn tự mà lý giải thì không hiểu được hàm nghĩa thâm sâu.

Sau khi liễu giải được kết cấu tam tài Thiên Địa nhân, tôi trở lại vấn đề phương pháp luận của luận văn, thì phát hiện thấy “trục quyết sách” mà tôi xây dựng là đối ứng với triển khai “nhân trục” của kết cấu tam tài, tức là đem yếu tố “nhân” trong tam tài triển khai theo chiều ngang thành “nhân trục”, triển khai thành nhiều yếu tố theo chiều ngang—như yếu tố quyết sách, xem thêm Hình 10.

Hình 10: Triển khai 'nhân trục'

Hình 11: 'Nhân trục' và 'Thần trục

Đồng thời với triển khai “nhân trục” theo chiều ngang, tôi đem nguyên trục đứng Thiên Địa nhân gọi là “Thần trục”, xin xem Hình 11. “Thần trục” là hướng dọc, “nhân trục” là hướng ngang. Sau đó tôi dùng “trục chữ thập” này để nghiên cứu sự bất đồng trong tư tưởng và văn hóa giữa Đông và Tây phương. Văn hóa chủ lưu Tây phương, bao gồm truyền thống khoa học thực chứng mấy trăm năm qua, đều ở trên “nhân trục” nằm ngang. Tư tưởng Tây phương chính là nằm ngang, đều ở trên tầng thứ mà nhân loại đang tồn tại. Bởi vì ở trên tầng diện nằm ngang, nên không thể theo đuổi những thứ ở cao tầng, chỉ truy cầu kéo dài hoặc phát triển theo chiều ngang, truy cầu khuếch đại bán kính vật chất và bề ngoài. Nhưng tư tưởng Đông phương là theo chiều dọc, các bậc hiền triết và người tu luyện phương Đông đều truy cầu sự đề cao tầng thứ, đều nằm trên “Thần trục”, do đó văn hóa Đông phương giảng giáo hóa nhân tính, đề cao tâm tính.

“Nhân trục” còn gọi là “nhân thế trục”, “Thần trục” còn gọi là “Thần vũ trục”, trước đây tôi còn gọi là “Thiên trục”. Bởi vì “Thiên trục” dễ nhầm với Thiên Địa nhân và quẻ Thiên Càn, nên tôi thấy gọi là “Thần trục” hoặc “Thần vũ trục” thì tốt hơn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b007.htm



Ngày đăng: 04-09-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.