Đệ tử của Kỳ Môn Vương tu Đại Pháp

Tác giả: Lỗ Hà

[Chanhkien.org] Sư phụ của Điền Thanh (tên mượn) gọi là “Kỳ Môn Tử”, tinh thông Dịch học thuật số “Kỳ môn độn giáp”, dân gian gọi ông là “Kỳ Môn Vương”, chỉ thu bảy vị đệ tử trên toàn quốc.

Khi còn trong bộ đội, một lần Điền Thanh theo thủ trưởng lên núi Thái Sơn thì gặp một cụ già bị trẹo chân giữa Thiên Môn; ông đã cõng cụ già xuống núi. Cụ già mười phần cảm kích, nói: “Tạ tạ ơn anh. Ta tên là Kỳ Môn Tử, vân du thiên hạ, bốn biển làm nhà. Nay ta đưa anh một bản «Kỳ môn độn giáp», có thể khiến cả đời anh thụ ích.” Dưới sự chỉ đạo của «Kỳ môn độn giáp», mấy năm sau Điền Thanh trở thành chuyên gia Dịch học nổi tiếng khắp miền Bắc Trung Quốc.

Năm 1975, Điền Thanh từ bộ đội chuyển công tác tới thị trấn Hồ Tây Điền. Ông vận dụng tri thức sở học về Dịch lý của mình, vì người mà dự đoán họa phúc cát hung, chẳng sai bao giờ.

Trời quang mây tạnh, thôn dân đang bận phơi lúa mạch, Điền Thanh đột nhiên nói với mọi người: “Một cơn cuồng phong bão tố sắp đến đây, mong mọi người mau chóng thu dọn sân phơi lúa mạch.”

Mặt trời chiếu rọi, không một gợn mây, mọi người cười mà không hiểu cho ông. Trong chớp mắt, bầu trời phía Tây Bắc mây đen cuồn cuộn, một trận cuồng phong bão tố cuốn sạch khắp mặt đất. Mọi người há hốc miệng nhìn Điền Thanh, từ đó họ gọi ông là “Điền Bán Tiên”.

Mùa Hè năm 1998, Điền Thanh đến một huyện lỵ thăm bà con và tận mắt chứng kiến cảnh tượng hoành tráng khi các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể trên quảng trường. Ông thấy toàn quảng trường được bao phủ bởi ánh sáng màu đỏ, toàn là màu đỏ; trên không có vô số Thần Phật đang quan sát, Pháp Luân lượn vòng khắp bầu trời trong ánh ngũ sắc rực rỡ; các thiên nữ đang rải hoa khắp mặt đất. Lúc này Điền Thanh phảng phất nhìn thấy thế giới thiên quốc, toàn thân thoải mái không gì sánh được, bao nhiêu đau nhức từ căn bệnh mãn tính bỗng chốc biến mất. Dưới sự hướng dẫn của một vị đệ tử Đại Pháp, ông đã bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Ban đêm, Điền Thanh cũng như mọi ngày, thắp ba nén hương, quỳ trên mặt đất nói: “Sư phụ, đệ tử cầu ngài chỉ điểm!” Trong nháy mắt, một cụ già râu tóc bạc một nửa từ ngoài cửa lướt vào, nói trong cao hứng: “Điền Thanh à, con thật là may mắn, cuối cùng đã đắc được Đại Pháp rồi; ta thành tâm chúc mừng con! Chính Pháp sắp kết thúc, thời gian tu luyện không còn dài nữa, con mau mau nắm chắc nhé! ‘Duyên kỳ môn’ giữa hai thầy trò ta đến đây là hết; dưới sự bảo hộ của Pháp Luân Thánh Vương, con phải tinh tấn thực tu, thẳng tới viên mãn.” Điền Thanh nước mắt lưng tròng hướng về Kỳ Môn Tử để khấu đầu, nhưng đã không thấy Kỳ Môn Tử đâu nữa rồi.

Từ đó Điền Thanh trở thành một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/9/7/77165.html