Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)



Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(3) Tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» rất nhiều lần nhắc đến Thánh nhân, tức “Trịnh thị”, ví dụ trong “Nam Sư Cổ bí quyết” viết:

Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.
Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.
……
Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.
Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.

Giải: “Hà tính bất tri” (không biết họ là gì đây) đã phủ định họ “Trịnh” này là họ của bách gia tính, do đó trong quá khứ người ta không biết vị Thánh nhân này rốt cuộc là ai. Tuy nhiên có một điểm rất minh bạch, đó là vị Chân nhân này thuộc Mộc trong Ngũ Hành. Riêng chữ “hạ” (下) cũng ám chỉ vị Chân nhân này tuyệt đối không phải là quan quý, mà là một người phổ thông xuất thân bần hàn.

“Mãn thất gia tam” và “Nhất tự tung hoành” đều là chữ “Thập” (十), kỳ thực là nói với mọi người rằng vị “họ Trịnh” này chính là bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng” (trong tiếng Hàn, chữ “Trịnh” với chữ “Chính” là đồng âm, “Trịnh thị” chỉ bậc Giác Giả truyền Chính Đạo).

Lại như Thiên 21 “Ẩn bí ca” viết:

Thế mạt Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự.
Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc Thỏ.

Giải: Đoạn ngắn này không chỉ nói rõ Thánh nhân là thuộc Mộc trong Ngũ Hành, mà còn thuộc “Thỏ”. Bởi vì trong «Cách Am Di Lục» thường hay dùng “thanh lâm” và “bạch Thỏ” để chỉ Thánh nhân (cũng có lý giải rằng “thanh lâm” {rừng xanh} ở đây chỉ thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, nơi Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất lần đầu tiên), do đó “Trịnh thị” cũng vẫn là chỉ vị Thánh nhân này. Ở đây chúng ta mười phần khẳng định rằng Thánh nhân được nhắc đến trong dự ngôn chính là Lý Hồng Chí Tiên sinh. Không chỉ vì nội dung «Cách Am Di Lục» là nói về Pháp Luân Công, với người sáng lập là Lý Tiên sinh; mà bởi vì năm “Mộc Thỏ” là năm 1951, chính là năm sinh của Lý Tiên sinh.

Kỳ thực trong rất nhiều dự ngôn đều dùng “Thỏ” hoặc “Mộc” để đại biểu cho vị Thánh nhân cứu độ thế giới vào lúc giao thời giữa cựu và tân kỷ nguyên. Ví dụ «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn có đoạn thơ cuối tiên tri về tương lai như sau:

Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương.
Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang.
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang.
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương.

“Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều” (May được hai cành cây gỗ lớn) cũng là “lâm” (rừng), rồi sau đó “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang” (Có thể theo Mộc Thỏ thì được thọ, Quần sinh vừa vui mừng vừa an khang), ý nghĩa càng rõ ràng hơn nữa.

Còn có ba đoạn cuối bài thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, trong đó viết “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Ngọc Thỏ từ từ thăng lên từ phương Đông), và dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc viết “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Nhớ lời của Bậc Tự Ngộ nhắn nhủ thế gian, Đi theo Thỏ trắng mà vào rừng xanh), v.v.

Ngoại trừ nói về Pháp Luân Công chịu bức hại, trong rất nhiều chương tiết khác của «Cách Am Di Lục» đều ám thị một điều rằng đồng thời với cuộc trấn áp Pháp Luân Công tại Đông phương (Trung Quốc), ở phương Tây sẽ hoàn toàn là một tình huống khác. Dưới đây là một đoạn của Thiên 43, “Cách Am ca từ”:

Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất,
Nhược thị Đông phương vô tri Thánh.
Anh mễ Tây nhân cánh giải Thánh,
Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh,
Cánh thả thương sinh nại thả hà.

Giải: Ý nghĩa bề mặt là nói Thánh nhân xuất từ Đông phương, nhưng người Đông phương (Trung Quốc) không thể nhận thức được điểm này, còn ngược lại các quốc gia Âu Mỹ càng có thể lý giải Thánh nhân. Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng từ các nước phương Tây (tính đến năm 2011); Lý Hồng Chí Tiên sinh liên tục 3 năm được đề cử giải Nobel Hòa bình. Công hiệu của Pháp Luân Công cùng biểu hiện lý trí và hòa bình của các học viên khi phản bức hại đã ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các giới trong xã hội Tây phương. Câu cuối cùng của “Nam Sư Cổ bí quyết” đã nhắc tới điểm này: “Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã”. Theo «Chu Dịch», Tây phương thuộc Canh Tân (trong Thiên Can), số tự của Canh Tân là 9 và 4, thuộc Kim. Ở đây giảng rõ rằng các nước phương Tây ra sức giúp đỡ và ủng hộ Pháp Luân Công, chính là “Tùng Kim diệu số đại vận”. Bởi vì hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục vẫn còn trấn áp Pháp Luân Công, các nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng mạnh, còn sự phát triển của Pháp Luân Công ở Tây phương thì đúng là “đại vận”.

Hai câu cuối “Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh, Cánh thả thương sinh nại thả hà” mang tính cảnh tỉnh, là nói nếu như quả thực cả Đông và Tây phương đều không nhận Thánh nhân, thì việc chúng sinh được cứu độ đã trở thành vấn đề cực lớn rồi.

(4) Tiên tri về tai họa

Mỗi khi nói đến tai họa là lại có nguời liên tưởng đến thuyết “ngày tận thế”; kỳ thực, khái niệm “tận thế” có lẽ là xuất phát từ tôn giáo, hoặc các cuốn sách tiên tri. Sự phát triển của xã hội là có quy luật, sự biến hóa của vũ trụ cũng là có quy luật. Sự xuất hiện của dự ngôn hoàn toàn là với mục đích khuyến thiện, khuyên bảo người ta làm người lương thiện chính trực, thì mới có thể được miễn tai họa.

Về vấn đề tai họa này, «Cách Am Di Lục» tiên tri càng rõ ràng hơn về “ôn dịch”, và trong phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh chúng ta cũng thấy rất rõ.

Thiên 48 “Ca từ tổng luận” viết:

Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời.
Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật.
Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất, Sơn lam hải chướng vạn nhân đa tử.

Giải: Văn tự ở đây rất thiển bạch, chính là Tam niên chi hung nhị niên chi tật” (Ba năm gặp điều hung, hai năm gặp bệnh tật), tuy nhiên cụ thể là năm nào thì lại không nói rõ. Trong Thiên 5 “Mạt vận luận” cũng có một đoạn có thể gợi ý:

Thân Dậu binh tứ khởi, Tuất Hợi nhân đa tử, Dần Mão sự khả tri.
Thìn Tỵ Thánh nhân xuất, Ngọ Mùi lạc đường đường.

Giải: “Thân Dậu” gần đây nhất chính là năm 2004, 2005; “binh tứ khởi” có thể chỉ tranh chấp quyền lực nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tuất Hợi” là năm 2006, 2007, khả năng chỉ từ năm 2003 bắt đầu xuất hiện “thiên tật” (căn bệnh giáng từ Trời, dịch bệnh SARS). “Dần Mão” là năm 2010, 2011; “Thìn Tỵ” là năm 2012, 2013, “Ngọ Mùi” là tới tận 2026, 2027. Ba câu này ý tứ không rõ ràng, tuy nhiên nhất định là kết cục không tồi, cuối cùng là “lạc đường đường” (vui vẻ rộn vang), tức kết cục đại viên mãn. Như vậy ở đây cũng đã phủ định lý giải sai lầm là có “ngày tận thế”.

Nói về ôn dịch, Thiên “Mạt trung vận”, v.v. của «Cách Am Di Lục» đều có luận thuật, nhưng ở đây không nói thêm nữa. Chúng ta giải rõ dự ngôn chính là để khởi tác dụng chính diện của dự ngôn, bởi vì rất nhiều sự việc còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người.

Dự ngôn trong lịch sử sở dĩ có thể ứng nghiệm, là vì sự an bài trong lịch sử là không dễ cải biến. Dù con người có thể biết sự việc gì sẽ phát sinh theo lời tiên tri, nhưng không biết vì sao lại phát sinh, vì thế mà không có cách nào né tránh được. Tuy nhiên hiện nay thì khác, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết rằng hết thảy sự an bài trong lịch sử đều có nguyên nhân đằng sau, lần này nhân loại có thể thực sự lựa chọn tương lai cho mình, chỉ còn là vấn đề tin hay không tin mà thôi.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html



Ngày đăng: 25-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.