Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II)



Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(2) Tiên tri về lịch trình gian nan và bị bức hại của Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» dùng một số trang rất lớn để nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, đồng thời cũng miêu tả thái độ bất lý giải của rất nhiều người đối với Pháp Luân Công, thậm chí có người tiến hành chế giễu.

Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.
Ngưu minh thập thắng tầm cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.
Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.

Giải: Đại khái ngụ ý thế này: Người ta nhìn không thấy sự tốt đẹp của Đại Pháp, ngược lại chê bai, không hề có “thiên tâm” (là tâm phản bổn quy chân, ngược lại với phàm tâm), những người như vậy làm sao đắc độ đây. Người hữu duyên đều đi tìm mảnh đất tốt lành “thập thắng” (chỉ Pháp Luân Đại Pháp), đối với việc này thì các bậc Tiên nhân giác ngộ đều đã có dự ngôn rồi. Tiếc là con người ta quá mê truy cầu kim tiền, chẳng nghĩ xem dự ngôn liệu có đúng hay chăng!

Trong Thiên 43 “Cách Am ca từ” cũng có viết rằng: “Vô tri vô thức trào tiếu giả, Bất tri kỳ nhất hà trào tiếu”, nghĩa là “Những kẻ cười nhạo một cách vô tri vô thức ấy, Họ cũng chẳng biết được mình cười cái gì!”.

Lão Tử nói: “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”, nghĩa là “Kẻ sĩ bậc thượng nghe được Đạo thì chuyên cần thực hành; kẻ sĩ bậc trung nghe được Đạo thì lúc có lúc không; kẻ hạ sỹ mà nghe được Đạo thì phá lên cười, nếu không cười thì đó không phải là Đạo”. Những kẻ hạ sĩ chỉ chú trọng hưởng thụ vật chất và truy cầu bạc tiền ấy, sẽ cười nhạo người khác là “mê tín”, “ngu muội”, v.v. mà không biết rằng mình đang nguy hiểm như thế nào. Trong «Cách Am Di Lục» có riêng một Thiên là “Trào tiếu ca”, cười nhạo lại những kẻ hạ sĩ ấy, để cảnh tỉnh hậu nhân, nhưng ở đây không nói thêm nữa.

Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.

Giải: Đoạn này hiển nhiên là nói về bức hại. “Song khuyển ngôn tranh” tức chữ “ngục” (狱), “thảo thập khẩu” (艹十口) tức chữ “khổ” (苦), hợp lại thì là “ngục khổ”, chỉ rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công khó tránh khỏi nỗi khổ lao ngục. Tuy nhiên hết thảy đều là “hảo sự đa ma” (việc tốt thường hay gặp trắc trở). (Ghi chú: Đây là trích dẫn nguyên văn dự ngôn; đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp phủ nhận hết thảy an bài của cựu thế lực).

Mấy câu sau còn nói về biểu hiện của đệ tử Pháp Luân Công giữa cuộc bức hại: trong áp lực và lừa dối trước mắt vẫn không từ bỏ tu luyện, mà “Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong tử cầu sinh vẫn giữ nguyên chân lý, Vào sinh ra tử vẫn tin vào thiên quốc); “Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Bất chấp xung quanh vẫn tiến về phía trước). Ở đây miêu tả chúng đệ tử trên con đường tu luyện là kiên định bất di, khi những kẻ trấn áp lợi dụng mọi thủ đoạn để dọa nạt thì vẫn kiên trì chân lý, đồng thời hướng về đại chúng mà vạch trần lời dối trá.

Đối với cảnh ngộ của Pháp Luân Công và toàn bộ tiến trình cơ bản của sự kiện, Thiên 5 “Mạt vận luận” của «Cách Am Di Lục» đã có dự ngôn một cách tường tận. Rất nhiều sự tình không tốt đã không còn phát sinh nữa. Tuy nhiên, “Mạt vận luận” có thể nói là bộ phận xuất sắc và trọng yếu phi thường trong toàn bộ «Cách Am Di Lục».

Ô hô bi tai Thánh thọ hà đoản, Lâm xuất chi nhân # vô tâm.
Tiểu đầu vô túc phi hỏa lạc địa, Hỗn độn chi thế.
Thiên hạ tụ hợp thử thế giới, Thiên tổ nhất tôn ai giai hô.
Thị mưu giả sinh chúng mưu giả tử, Ẩn cư mật thất sinh hoạt kế.
Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến.
Bỉ chi thử chi điểu bất li chi, Long xà ma động tam bát tương cách.
Hắc vụ trướng thiên thu phong như lạc, Bỉ khắc thử phụ thập thất hỗn độn.
Tứ niên hà sinh binh hỏa vãng lai, Hà nhật hưu kiếp nhân lai tường giải tri.
Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng.
Thánh thọ hà đoản, Khả linh nhân sinh.
Mạt thế Thánh quân dũng thiên phác, Thú chúng xuất nhân biến tâm hóa.
Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật.
Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận.

Giải: Đây là những câu đầu tiên trong Thiên “Mạt vận luận”. “Ô hô bi tai”, nguyên là tác giả dự kiến rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công sẽ bị bức hại đến chết, vì thế mà thập phần bi thống. “Thánh thọ hà đoản” ở đây xuất hiện hai lần, có thể thấy là tác giả đột nhiên nhấn mạnh. Ngoài ra, “Lâm xuất chi nhân # vô tâm” có chữ “#” [1] mà cả Hán văn lẫn Hàn văn đều không có, là chữ do tác giả tự tạo. “# vô tâm” chính là “tử” (chết). “Lâm xuất chi nhân” là ai? Trong «Cách Am Di Lục» thường dùng “Mộc” (木) hoặc “thanh lâm” để đại biểu cho bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng”, như vậy “Lâm xuất chi nhân” chính là người xuất từ “thanh lâm”, kỳ thực cũng có thể chỉ đệ tử Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số điểm chủ yếu trong nguyên văn phá giải «Cách Am Di Lục».

“Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến”: Ở trước đã giải thích rõ rằng “Cung cung Ất Ất” (弓弓乙乙) là chỉ đồ hình Pháp Luân, cũng chỉ Pháp Luân Đại Pháp nói chung, giờ đây phát sinh đại biến động. Ở đây chỉ tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân bắt đầu tiến hành trấn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công.

“Điểu bất li chi” (chim chẳng lìa cành) ám chỉ người tu luyện không từ bỏ tu luyện, “chi” thuộc “Mộc” (木), đại biểu cho Đại Thánh nhân, hoặc tu luyện (phân tích sau). “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng), và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại nghiêm trọng nhất.

“Tứ niên hà sinh” là ngầm chỉ một thiên cơ, “Tứ niên hà sinh” ý nói 4 năm này làm sao qua đây, là nói 4 năm gian nan chịu bức hại nặng nề, rồi sau đó tình huống sẽ phát sinh biến hóa. Về điểm này chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ ở phần sau.

“Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng”: là nói nhiều đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại đến mức tan nát cửa nhà, có người còn lang thang lưu lạc.

“Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật; Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận”: chỉ Thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, tà ác sẽ bị thẩm phán một ngày nào đó, còn người tu luyện “trong tử cầu sinh” sẽ có phúc về sau.

Dưới đây chúng ta sẽ chủ yếu nói về «Cách Am Di Lục» tiên tri như thế nào về tiến trình cơ bản của sự kiện Pháp Luân Công. Do rất nhiều sự tình không còn phát sinh nữa, nên ở đây không đàm luận nhiều. Tuy nhiên sau khi chịu đựng bức hại, Pháp Luân Công sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển.

Ở trước đã nói về “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng) và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại tối nghiêm trọng. Kỳ thực trong các chương tiết khác của «Cách Am Di Lục», thậm chí trong các dự ngôn khác cũng có luận thuật tương tự. Ví dụ như «Trịnh Giám Lục» (một cuốn sách tiên tri khác của Hàn Quốc) có nội dung khá tương đồng với «Cách Am Di Lục», trong “Thất ngôn cổ quyết” viết:

Hổ Thỏ tương nha tuy viết hung, Tàn thư thượng bất cập sinh dân.
Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn.
Mã thủ Dương quy tu biến quái, Nhân tu cần lực bất thất nông.
Viên Kê dụng xứ tùy mãnh cẩu, Xích viên phong ngụ sài Hổ huyệt.
Tam phân tăng tục tri hà nhật, Hoàng Ngưu đông bôn bạch Hổ nam.
Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm.

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân thuộc Hổ, còn người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh thuộc Thỏ; vì thế “Hổ Thỏ tương nha” đương nhiên là lão Hổ khi dễ Thỏ Tử. Ngoài ra còn có giải thích rằng từ năm 1998, sự kiện đài CCTV ảnh hưởng toàn Trung Quốc, đến tháng 7 năm 1999 là bắt đầu trấn áp toàn diện, những người đạo diễn cuộc bức hại trong nội bộ ĐCSTQ có một quá trình chuẩn bị, mà năm 98, 99 là năm Hổ và năm Thỏ. “Tàn thư” là một đại chiêu số để bức hại Pháp Luân Công. Sau tháng 7 năm 1999, ngoài việc truyên truyền và bắt người trên phạm vi toàn quốc, còn có tịch thu và tiêu hủy một lượng lớn sách Pháp Luân Công. Tuy nhiên đối với quảng đại quần thể tu luyện Pháp Luân Công, sự bức hại vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm.

Mấy câu “Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn” và “Long xà ma động” đều là ý này. Đến năm 2000 tức năm Rồng, trên toàn đất nước Trung Quốc rộng lớn, các học viên Pháp Luân Công quả thực không còn chốn dung thân. Còn năm 2001 (năm Rắn) là thời kỳ bức hại “hung tàn” nhất. Quá trình này về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế. Câu cuối cùng “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” có nghĩa là “Lời nhắn nhủ của bậc Giác Giả tự ngộ cho thế gian: hãy đi theo Thánh nhân thuộc Thỏ mà bước vào tu luyện”.

[1] Ghi chú: Ký tự “#” ở đây đại diện cho chữ với phần trên là chữ “tử” (死), phần dưới là chữ “tâm” (心), do đó “# vô tâm” có nghĩa là “chết”. Cả tiếng Trung và tiếng Hàn đều không có chữ này, đây là chữ do tác giả tự tạo.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html



Ngày đăng: 24-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.