Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I)

Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org] «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri do học giả Nam Sư Cổ (Nam Sa-go) truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, Trung Quốc. Tuy nhiên, «Cách Am Di Lục» nghe nói là do một vị Thần nhân khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 Thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80 và 90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên dự ngôn nói về “nạn lại thêm nạn”, thậm chí lạm dụng nhiều danh xưng cho Thánh nhân, gây tổn thất cho giới tu luyện; do vậy ở đây chúng ta cần để ý tới ảnh hưởng phụ diện của «Cách Am Di Lục».

Vào năm 2003, Chính Hạo tiên sinh sống tại Nam Hàn đã tiến hành phá giải tường tận «Cách Am Di Lục», bao gồm rất nhiều luận điểm, chỉ rõ rằng «Cách Am Di Lục» chỉ đích thị Pháp Luân Công. Bài viết này về cơ bản là căn cứ theo phá giải của Chính Hạo tiên sinh, kết hợp với một số kinh nghiệm của các dự ngôn khác, biên tập trích lục một bộ phận «Cách Am Di Lục», với hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả nhận thức khái quát. Đương nhiên, bản thân lời tiên tri có tính cục hạn, trong thời kỳ lịch sử đặc thù này cũng không phải là bất biến, thêm vào đó nhận thức của tác giả bài viết này cũng mang tính cục hạn, do vậy phần phá giải tinh yếu này không nhất định là tuyệt đối chính xác. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có tác dụng tham khảo trong giảng chân tướng.

Để đọc toàn bộ phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh, mời độc giả tải về ebook “«Cách Am Di Lục» toàn giải” gồm 2 cuốn Thượng và Hạ bằng tiếng Hán, xuất bản năm 2003.

(1) Lời tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp

Thiên đầu tiên, “Nam Sư Cổ bí quyết” là Thiên cực kỳ trọng yếu trong toàn bộ 60 Thiên; một khi phá giải được “Nam Sư Cổ bí quyết” thì chính là có thể đưa toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra giải thích mạch lạc. Phần đầu của “Nam Sư Cổ bí quyết” là giới thiệu sơ qua tiểu sử của Nam Sư Cổ, tuy nhiên về sau tiện thể bắt đầu vào chính văn luôn. Ở đây chúng ta phân tích dự ngôn bắt đầu từ phần chính văn.

Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung.
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.
Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.

Giải: Trong «Cách Am Di Lục» rất nhiều lần đề cập đến “cung” (弓) và “Ất” (乙), như “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất”, v.v. Cũng như các dự ngôn khác, phần khó nhất là phá giải được ẩn nghĩa đằng sau các chữ bề mặt, rồi sau đó nhìn một cái là rõ ràng ngay. “Lưỡng cung” ở đây là chỉ Thái Cực đồ, gồm hai cung Âm và Dương xoắn vào nhau; “song Ất” là chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Như vậy “lưỡng cung song Ất” chính là chỉ Pháp Luân.

“Điền hề tùng kim cấn hoa cung” là chỉ đồ hình màu vàng kim sặc sỡ như hoa. Như vậy, chữ “Điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” là có liên quan, chữ “Điền” (田) chính là biểu hiện hình tượng của “Kim Cấn hoa cung” và “lưỡng cung song Ất”, tức đồ hình Pháp Luân.

“Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: “Tinh thoát kỳ hữu” chính là chữ “Mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc” ở đây có ý là rơi rụng, loại bỏ “tứ nhũ”, tức “Mễ” (米) bỏ đi “tứ nhũ” ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, còn lại một chữ “Thập” (十).

Mấy câu này mô tả kết cấu của Pháp Luân, gồm có Thái Cực đồ và phù hiệu chữ Vạn (卍). Chữ “Thập” (十) ở trung tâm với bốn gạch về bốn phía thể hiện phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn ở trung tâm và bốn phù hiệu chữ Vạn (卍) nhỏ ở trên dưới trái phải; còn “tứ nhũ” tức bốn gạch chéo ở bốn phía của chữ “Mễ” (米) chính là vị trí của bốn Thái Cực: một đồ hình Pháp Luân rõ ràng rành rành hiện ra trước mắt chúng ta (chi tiết xin tham khảo đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp). Đối với kết cấu của Pháp Luân, trong Thiên 19 “Cung Ất luận” và Thiên 44 “Cung Ất đồ ca” đều có giải thích tường tận, nhưng ở đây không bàn thêm nữa. Độc giả nào có hứng thú xin mời tham khảo “«Cách Am Di Lục» toàn giải” (tiếng Hán) của Chính Hạo tiên sinh.

Về “ngưu mã” trong câu đầu tiên, ý tứ càng thâm sâu hơn nữa. «Cách Am Di Lục» thường dùng ẩn dụ để chỉ tu luyện hoặc người tu luyện. Trong “Nam Sư Cổ bí quyết” có một câu như thế này: “Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính” và “Thiên ngưu Địa mã chân ngưu tính”, ở đây ám chỉ “ngưu mã” có ý “Thiên Địa càn khôn”, dùng “Thiên Đạo” và “canh điền” (làm ruộng) để ẩn dụ rằng lấy Thiên Pháp chỉ đạo tu luyện.

“Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”, toàn bộ hợp lại tạo thành “thập thắng” (十胜); “thập thắng” này xuất hiện rất nhiều lần trong toàn bộ cuốn sách, ở đây là lấy hình thức câu đố chữ để biểu đạt nội hàm. “Thập thắng” ở đây có nghĩa là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn «Chu Dịch» của Đạo gia giảng rằng “Cửu cung gia nhất” chính là “thập thắng”; do đó, “thập thắng” là chỉ Pháp của Phật gia hoặc Đạo gia, ở đây chỉ Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp vốn đã bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia.

“Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “Nhân ngôn” (人言) hợp lại thành chữ “tín” (信); “nhất đại” (一大) hợp lại thành chữ “thiên” (天); “thập bát thốn” (十八寸) hợp lại thành chữ “thôn” (村); hợp tất cả câu lại là “tín thiên thôn”. “Thiên thôn” chính là thiên quốc, ở đây nói về việc tin tưởng vào tu luyện, tin vào Phật Đạo Thần.

Đối với công hiệu và Pháp Lý của Pháp Luân Công, «Cách Am Di Lục» tại rất nhiều chương tiết đều có luận thuật, nhưng vì giới hạn về độ dài, ở đây chúng ta chỉ lấy điều được giảng trong “Nam Sư Cổ bí quyết” làm ví dụ. Bởi vì “Nam Sư Cổ bí quyết” có tính chất cương lĩnh mạch lạc, nên thực ra đã bao hàm tư tưởng chủ yếu của toàn bộ cuốn sách.

Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng.
Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.
Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia.
Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân.
Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế.
Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ.
Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền.
Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác.
Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ.
Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên.
Lục giác bát nhân thiên Hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ.
Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên thần hạ giáng phân minh tri.
Bát Vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm.
Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất.
…..
Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.

Giải: Ở đây đề cập đến “lưỡng bạch tam phong”, chính là tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp; ngữ ngôn thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”; “Chân, Thiện, Nhẫn” là “tam phong”, hoặc “tam phong” cũng có thể là chỉ Pháp Lý có thể khiến “Thiên Địa Nhân” (Tam Tài) viên mãn hoàn thiện; dù giải thích như thế nào thì vẫn là dự ngôn về Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Bộ phận văn tự này đã tương đối minh bạch, không cần giải thích gì đặc biệt. Tổng kết lại thì là nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là công pháp có thể “bảo mệnh”, “an tâm”, “thoát kiếp”, “giải oan”, “trong tử cầu sinh”. Về phương diện kiện khang (tu mệnh), có thể giúp “bệnh khước”, “bất lão bất tử”, “huyết mạch quán thông”, v.v. Ngoài ra còn đề cập đến “hỉ nhạc ca” là nhạc luyện công của Pháp Luân Đại Pháp.

Ở đây giảng minh xác rằng Đại Pháp là “thập thắng” chân chính, nhấn mạnh “tam nhân nhất tịch” (三人一夕) tức chữ “tu” (修), “bát Vương bát khẩu” (八王八口) tức chữ “Thiện” (善), đồng thời tiên tri Pháp Lý là vĩ đại phi thường, là “thiên hư vô lý” (“hư” và “vô” là Lý tối cao của Đạo gia), có thể “Cát Tinh chiếu lâm” (Ngôi sao May mắn chiếu rọi), “độ hải di sơn” (vượt biển dời núi), “Xuân mãn càn khôn” (Xuân khắp đất trời).

Đáng chú ý nhất chính là: “Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ” và “Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ”. Hai câu này đều đề cập đến “Thần phán”, ám chỉ bộ Đại Pháp này là do Thiên Thần thẩm phán. Về vấn đề Đại Thẩm phán thời mạt thế, trong rất nhiều lời tiên tri Đông và Tây phương cũng như trong tôn giáo đều rất trùng hợp.

Trong đoạn thơ trên đã đề cập rằng mặc dù bộ Pháp này là tốt, nhưng những người chạy theo tiền bạc thì “nhìn mà không thấy”, cũng chính là “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.” (Với chân lý “lưỡng bạch tam phong” ở trước mắt, những người gắn bó với bạc tiền nhìn không thấy).

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html