Khán đồ giải quái — Phá giải Tượng 50 «Thôi Bối Đồ»



Tác giả: Lân Lân

[Chanhkien.org] «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều đại nhà Đường (năm 627-649 SCN), bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.

Tượng 50: quẻ Phục

Tượng 50 «Thôi Bối Đồ».

Sấm viết:

Thủy Hỏa tương chiến
Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi Nguyên
Thú quý nhân tiện

Tụng viết:

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu
Bát tận phong vân thủy kiến thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước lửa tương chiến
Tới cùng thì biến
Trinh hạ khởi Nguyên
Thú quý kẻ hèn

Tụng rằng:

Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên
Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền
Sài lang lập đội đi giữa phố
Quét sạch gió mây mới thấy thiên

Trong đồ hình là một con vật có dạng hổ, hiện thân rõ ràng là vì không còn chỗ nào để ẩn nấp, không còn bụi cỏ để che đậy nữa. Như vậy, con hổ này là chỉ người nào? Sự việc gì? Sự tình phát sinh vào thời gian nào? Người viết cho rằng đây chính là điểm then chốt để phá giải quẻ này.

“Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên”: “Hổ đầu nhân” là chỉ một người thuộc Hổ từng là lãnh đạo hay “người đứng đầu” quốc gia. Giang Trạch Dân sinh năm 1926, năm Bính Dần, chính là năm Hổ. “Hổ đầu nhân” chỉ Giang Trạch Dân là rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.

Vạn vật trên thế gian, sinh sinh diệt diệt; dù việc nhỏ hay việc lớn, đều chia làm hai đầu, hết đầu thì đến ngọn. “Hổ đầu niên” ở đây có hai cách giải: hoặc là chỉ năm 1998 vào cuối thế kỷ 20, tức năm Mậu Dần; hoặc chỉ năm 2010 vào đầu thế kỷ 21, tức năm Canh Dần. Người viết cho rằng câu tụng “hổ đầu niên” này là chỉ năm đằng sau, tức 2010.

Nhìn vào đồ hình, chúng ta thấy đám lông trên đầu con hổ không còn hình chữ “Vương” (王) như thường lệ, chứng tỏ lúc này hổ đã không còn nắm quyền; đúng là hổ xuống đồng bằng, không còn vào rừng làm cướp được nữa, hoàn toàn ở trong trạng thái thê thảm. Thường thì vua chốn rừng núi đều có trợ thủ đắc lực, với đám lâu la tiền hô hậu ủng, cờ quạt phấp phới, trống trận đánh vang, hò hét ầm ĩ. Thế nhưng đồ hình này cho thấy con hổ trước sau không có gì, không còn ma trận trợ uy nữa, đã không còn đám quỷ quái lâu la làm bạn nữa, hoàn toàn là đơn độc lẻ loi, giống như một con chó lạc chủ vậy. Con hổ trong đồ hình cúi đầu tựa như đang ăn cỏ, lại vừa giống như muốn tìm một khe nứt nào đó để chui vào. Vào năm 2010, Giang Trạch Dân đã bị xã hội quốc tế kết tội phản nhân loại, khởi tố về tội diệt chủng, quả thực không còn nơi nào để ẩn náu nữa. Tức là ở đây ý nói “người đầu hổ” sẽ gặp phải đại kiếp vào năm Canh Dần đầu tiên của thế kỷ 21.

“Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền”: Ám chỉ xã hội Trung Quốc bề mặt thì phồn vinh, nhưng chỉ là tô son trát phấn, bên trong thối rữa. (1) Dân lấy lương thực làm đầu, “gạo trắng” ở đây có thể hiểu là đại từ chỉ thực phẩm nói chung. Tại Trung Quốc, do ô nhiễm môi trường, lại ỷ lại quá nhiều vào phân bón hóa học, nên tuy sản lượng lương thực tăng lên nhưng chất lượng lại suy giảm, giá trị sản vật không bằng như trước đây. (2) Năm 2010, rất nhiều sự kiện rau quả nhiễm độc đã bùng phát trên toàn Trung Quốc, người ta không dám dùng sữa bột có độc, dầu mỡ nhiễm bẩn, v.v. (3) Chiểu theo các an bài của cựu vũ trụ, từ dịch bệnh SARS cho tới cúm gia cầm, dịch bệnh chân-tay-miệng, v.v. khiến số lượng người bị đào thải khá lớn, thậm chí có nơi đến mức gạo không có người ăn nữa.

“Sài lang lập đội đi giữa phố”: Chính trị trong thời mạt pháp, mạt kiếp cũng giống như lời giảng của Sư Tôn: “Mạt thế thiên vô Đạo, Hành ác hựu hành yêu, Sài lang thế thượng tẩu, Loạn đảng yêu lãnh đầu, Bất thị ác bất báo, Hồng thế tựu lai đáo.” (“Loạn thế”, «Hồng Ngâm II»).

“Quét sạch gió mây mới thấy thiên”: Ấy chính là:

Thánh Vương hạ thế,
Truyền Pháp độ nhân;
Pháp Luân nhất chuyển,
Nhân tâm quy thiện;
Ân oán thế gian,
Đẩy mây thấy thiên.

Trải qua 10 năm mưa gió, Phật Chủ dẫn đường, chúng đệ tử trợ Sư Chính Pháp, đã chứng kiến “Kim cương bách luyện thanh thuần hiện, Chân niệm hóa khai mãn thiên tình” («Cảm khái»).

Lại xem mấy câu sấm: “Thủy Hỏa tương chiến, Thời cùng tắc biến, Trinh hạ khởi Nguyên, Thú quý nhân tiện”. Theo ngữ pháp tiếng Hán, đây là nói về nhân quả, có thể biểu hiện nhân trước dẫn đến quả sau.

“Thủy Hỏa tương chiến, Thời cùng tắc biến”: Chỉ thói đời bần cùng, dân đen sinh vào ngày này phải chịu dày vò giữa Thủy và Hỏa, vì vậy nhân tâm biến đổi, xã hội loạn ly.

Đến “thời cùng”, thì không chỉ tài nguyên đạo đức bần cùng mà tài nguyên thiên nhiên cũng bần cùng. Từ bề mặt mà xét, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi lập chính quyền đã lợi dụng chủ nghĩa vô thần ngoại lai tới từ phương Tây và khoa học thực chứng để phá hủy hai cột trụ lớn gắn liền với sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa — hệ thống đạo đức truyền thống và hệ thống sinh thái bền vững dựa trên khoa học cổ đại thịnh vượng của Trung Quốc, khiến tài nguyên đạo đức và tài nguyên thiên nhiên đều cạn kiệt, đoạn đứt người Trung Quốc với nền văn minh Hoa Hạ được cổ nhân truyền thừa, tạo thành đại kiếp cho dân tộc Trung Hoa.

Từ một tầng ý nghĩa sâu hơn mà xét, thì chính là Thần đã sáng tạo cho con người tài nguyên sinh thái phồn vinh làm hoàn cảnh sinh hoạt, để duy trì cuộc sống của nhân loại. Thần cũng cấp cho con người quy phạm đạo đức làm người để tới lúc con người có thể nhận thức được Đại Pháp, đồng hóa với Đại Pháp. Tuy nhiên, Pháp Lý vị tư của cựu vũ trụ đã khiến con người truy cầu không ngừng các loại ham muốn, khiến con người thoát ly khỏi phạm trù đạo đức truyền thống; phá hoại tài nguyên thiên nhiên, khai thác thiên nhiên tới cùng tận. Với đạo đức bại hoại như vậy, Thần thậm chí không còn coi nhân loại hiện nay là con người nữa.

Theo «Bảng sắp xếp quẻ tượng Bát Quái», quẻ Khảm đối ứng với Ngũ Hành là Thủy, đối ứng với Địa chi là Hợi; quẻ Ly đối ứng với Ngũ Hành là Hỏa, đối ứng với Địa chi là Dần. Như vậy “Thủy Hỏa tương chiến” ở đây, có thể giải thích là “Khảm Ly tương khắc”, Lợn Hổ tranh đấu. Mặc dù lợn không thể đọ sức với hổ, nhưng Thủy khắc Hỏa, nên lợn vẫn nắm chắc phần thắng. Vậy thì rốt cuộc “lợn”, hay “heo” ở đây là ám chỉ điều gì?

“Heo” là một danh từ đại diện chỉ ôn dịch: ám chỉ vào năm Hổ (2010), dịch bệnh chân-tay-miệng truyền nhiễm từ gia súc, gia cầm sang người; nào là cúm gia cầm, cúm heo, H5N1, H1N1, v.v. rất nhiều loại dịch bệnh. Người tu luyện đều biết rằng nhân loại sẽ sớm phải đối diện với đại đào thải, nhân gian sẽ lưu hành một trường đại ôn dịch. Bởi vì con người tạo nghiệp quá nhiều nên rất nhiều thiên tai là từ trên Trời giáng xuống, con người đấu được với Trời sao? Chỉ là Trời trừng phạt con người mà thôi, đối diện với bệnh dịch hoành hành, mới thấy con người thật nhỏ bé và đáng thương như thế nào.

“Thú quý nhân tiện”: từ khi ĐCSTQ chấp chính, ma quỷ lộng quyền, lòng người độc địa, không bằng cầm thú, ngang ngược lộng hành, tùy tiện cướp đoạt tài sản của người dân, coi mạng người như cỏ rác. Tại Trung Quốc hiện nay, quan chức chính phủ và cảnh sát là cùng một nhà với thổ phỉ và xã hội đen. Trên đường phố Bắc Kinh, binh lính vác súng trên vai, mang theo chó nghiệp vụ tuần tra, chấp hành nhiệm vụ cai quản nội thành, cùng với xe cảnh sát, xe cứu hỏa, áp tải xe chở tù nhân, tùy tiện cướp bóc đất đai, nhà cửa, tài sản của nhân dân, đánh đập, trấn áp, bức hại chính tín, thậm chí thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống rồi đem hỏa thiêu xác để phi tang. Việc ĐCSTQ lợi dụng các thành tựu y học trong tra tấn và giết người đã trở nên rất phổ biến, v.v. Điều này cũng ứng với câu tụng: “Sài lang lập đội đi giữa phố”.

“Trinh hạ khởi Nguyên”: Theo «Kinh Dịch», thì “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh tức là Xuân, Hạ, Thu, Đông; cũng là Đông, Nam, Tây, Bắc; Chấn Nguyên, Ly Hanh, Đoài Lợi, Khảm Trinh, tuần hoàn qua lại, không quá không cùng.” (Ghi chú của người viết: Chấn, Ly, Đoài, Khảm là tên bốn quẻ trong Bát Quái). Do đó “Trinh hạ khởi Nguyên” biểu thị sự thay đổi trong Thiên Đạo và nhân sự, hết Đông thì sang Xuân, tuần hoàn trở lại, xoay chuyển không ngừng.

Trong tổng cộng 60 Tượng của «Thôi Bối Đồ», thì chỉ có một Tượng là quẻ Bác (Tượng 6), và một Tượng là quẻ Phục (Tượng 50). Từ Đại Đường trở đi, thời Trinh Quán của Đường Thái Tông là thịnh thế huy hoàng, Dương khí lên đến cực điểm; tới khi Đường Minh Hoàng trở lại Tây Kinh [sau loạn An Sử] thì triều Đường bắt đầu suy (tham khảo Tượng 6 «Thôi Bối Đồ», quẻ Bác):

Tượng 6: quẻ Bác

Tượng 6 «Thôi Bối Đồ».

Sấm viết:

Phi đô thị đô
Phi Hoàng thị Hoàng
Âm mai ký khứ
Nhật nguyệt phục quang

Tụng viết:

Đại xí nguy nguy thụ lưỡng kinh
Liễn dư kim nhật hựu Đông hành
Càn khôn tái tạo nhân dân lạc
Nhất nhị niên lai kiến thái bình

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Không đô là đô
Không Hoàng là Hoàng
Mây mù đã hết
Nhật nguyệt lại quang

Tụng rằng:

Cờ lớn sừng sững dựng lưỡng kinh
Xe kiệu hôm nay lại Đông hành
Càn khôn tái tạo nhân dân lạc
Một vài năm tới thấy thái bình

Quẻ Bác này chỉ có một hào Dương ở trên với năm hào Âm ở dưới, nội quái là Khôn (☷), ngoại quái là Cấn (☶), đại biểu cho Âm thịnh Dương suy, thời vận bất lợi. Cho tới khi văn minh Hoa Hạ đi tới cực Âm rồi thì Bác cực tất Phục, vật cực tất phản, tức là đến Tượng 50, quẻ Phục như trên. Quẻ Phục này nội quái là Chấn (☳), ngoại quái là Khôn (☷), tức dưới năm hào Âm đã có một hào Dương phục sinh, đã có Dương động rồi là tiến thẳng về phía trên. Đạo ấy phản phục, đi hết rồi quay trở lại, cũng chính là quy luật vận động tự nhiên của Trời Đất vậy. Đến hôm nay thì đã là quá trình vãng phục, tuần hoàn quay trở lại. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là đại biểu Xuân, Hạ, Thu, Đông của nhân loại, và cũng đại biểu cho Xuân, Hạ, Thu, Đông của toàn vũ trụ. Do sự hạn chế trí tuệ trong Pháp Lý vị tư của cựu vũ trụ, đại khung đã lệnh khỏi đặc tính vũ trụ để tiến tới hủy diệt, nhân loại đã đi đến tận cùng của đêm Đông giá rét rồi. Ấy chính là “Thế sự ngẫu nhiên thành Bác Phục, Thiên tâm vu thử kiến Trinh Nguyên” («Thanh Diệp đình quản»).

Trong tu luyện Đại Pháp, chúng ta biết rằng không có sự tình nào ở thế gian là ngẫu nhiên phát sinh: “Lịch sử nhân loại đều là vì Chính Pháp lần này mà an bài” (“Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai”, «Tinh Tấn Yếu Chỉ II»). Chính là:

Thánh Vương hạ thế truyền Đại Pháp,
Chuyển động Pháp Luân chính Càn Khôn;
Pháp Lý vũ trụ nhân gian hiện,
Tẩy tịnh nhân tâm bầu trời quang.

Lịch sử sắp tiến nhập vào kỷ nguyên mới với tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại, là mùa Xuân của vũ trụ mới.

Lịch sử nhân loại là có tính quy luật: “…Sự phát triển của nhân loại phải là sinh mệnh cao cấp tại tầng thứ rất cao mới có thể khống chế được, nó đang được tiến hành chiểu theo quy luật phát triển.” («Chuyển Pháp Luân»). «Thôi Bối Đồ» bắt đầu tiên tri từ triều đại nhà Đường cho tới khi Sư phụ truyền Pháp, Chính Pháp, cứu Thần Châu, cứu đại khung thì kết thúc. Hiện nay, các đệ tử Đại Pháp theo Sư phụ Chính Pháp đã đến vĩ thanh cuối cùng, vở kịch lớn 5.000 năm đang đi đến hồi kết; nhân loại, vũ trụ sẽ khởi đầu một trang sử mới của tân thế kỷ, rồi viết tiếp những chương sử mới huy hoàng của tân kỷ nguyên.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/9/24/68707.html



Ngày đăng: 16-04-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.