Những sự việc được tiên đoán trong «Thôi Bối Đồ» hiện đang phát sinh (2): Tượng thứ 41, 42



Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Giới thiệu:

«Thôi Bối Đồ» có thể nói là bộ sách tiên tri thần kỳ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc, bởi vì «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại.

«Thôi Bối Đồ» là cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường (năm 627-649 SCN theo Tây lịch), bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.

Tượng thứ 41: Trung Cộng phát động trấn áp đối với Pháp Luân Công

Tượng 41 «Thôi Bối Đồ».

第四十一象 甲辰
Tượng thứ 41 Giáp Thân

谶曰
天地晦盲 草木蕃殖
阴阳反背 上土下日

颂曰
帽儿须戴血无头
手弄乾坤何日休
九十九年成大错
称王只合在秦州

Sấm viết:

Thiên địa hối manh
Thảo mộc phồn thực
Âm Dương phản bối
Thượng thổ hạ nhật

Tụng viết:

Mạo Nhi tu đới huyết vô đầu
Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu
Cửu thập cửu niên thành đại thác
Xưng vương chích hợp tại Tần Châu

Tạm dịch:

Sấm nói:

Trời đất tối tăm
Cỏ cây tươi tốt
Âm Dương đảo chiều
Mặt trời dưới đất

Tụng nói:

Mạo Nhi đợi đội huyết không đầu
Tay xách càn khôn lúc nào ngưng
Năm chín mươi chín thành đại thác
Xưng vương đơn độc tại Tần Châu

Trong đồ hình là một người đạp chân lên một trái cầu, dáng vẻ ngông cuồng kiêu ngạo. Đây rõ ràng là thể hiện cuộc trấn áp Pháp Luân Công của Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc).

“Trời đất tối tăm; Cỏ cây tươi tốt; Âm Dương đảo chiều; Mặt trời dưới đất” miêu tả trạng thái xã hội Trung Quốc trước và sau năm 1999. “Âm Dương đảo chiều” là thuật ngữ Đạo gia, chỉ loại trạng thái Âm thịnh Dương suy. Trong sinh hoạt chính trị của quốc gia thì biểu hiện là chính nhân quân tử bị trù dập, kẻ tiểu nhân đắc ý, băng đảng xã hội đen hoành hành, quan và cướp cùng một nhà.

Lại xem bốn câu tụng: “Mạo Nhi tu đới huyết vô đầu” nhất định là chỉ án mạng đẫm máu (huyết án). Chữ “lục” (六) rất giống chữ “nhi” (儿) thêm cái đầu, cũng chính là “Mạo Nhi” (trẻ đội mũ). Chữ “tứ” (四) chính là chữ “huyết” (血) không có đầu, hay “huyết vô đầu”. Câu này chính là chỉ vụ thảm sát đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6 năm 1989, còn gọi là sự kiện “lục tứ”. Trung Cộng cứ khoảng 10 năm thì lại phải gây ra một cuộc hỗn loạn xã hội lớn, hay “Tay xách càn khôn lúc nào ngưng”. Mà huyết án “lục tứ” lại càng đặc thù, gần như là cuộc đại duyệt binh trước khi trấn áp Pháp Luân Công, đẩy tên hung thủ tà ác nhất trấn áp Pháp Luân Công 10 năm sau là Giang Trạch Dân lên đài, năm 99 “Cửu thập cửu niên thành đại thác” quả là đúng như vậy. Nhìn chung toàn bộ «Thôi Bối Đồ» chỉ có mỗi câu này là nêu rõ địa điểm và thời gian, còn tả rõ tính chất là “đại thác” (hoàn toàn sai lầm).

Cũng không phải ngẫu nhiên khi mà nhà tiên tri người Pháp Nostradamus trong “Các Thế Kỷ” có một câu duy nhất minh xác về thời gian: “Tháng 7 năm 1999; Để nhà Vua Angoulmois phục sinh; Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống; Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ; Nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”. Có thể thấy được sự kiện “đại thác” năm 99 chính là cuộc trấn áp tà ác đối với Pháp Luân Công do Giang phát động vào tháng 7/1999.

Theo các tin tức, khi trấn áp Pháp Luân Công thì cả 6 vị Thường ủy Bộ Chính trị lúc ấy đều không đồng ý, chỉ có duy nhất Giang Trạch Dân cưỡng ép thực thi chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với các học viên Pháp Luân Công. Đồng thời Giang còn tự mình phân phát các cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công cho các nguyên thủ nước ngoài, tuy nhiên nhờ các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng nên họ đều minh bach cả. Trấn áp chỉ có thể duy trì tại quốc nội, cũng chính là “Xưng vương đơn độc tại Tần Châu”. “Tần Châu” ở đây là chỉ Trung Quốc.

Tượng thứ 42: Thần Vận phát triển mãnh liệt khiến cấp cao Trung Cộng kinh hồn

Tượng 42 «Thôi Bối Đồ».

第四十二象 乙巳
Tượng thứ 42 Ất Tị

谶曰
美人自西来
朝中日渐安
长弓在地
危而不危

颂曰
西方女子琵琶仙
皎皎衣裳色更鲜
此时浑迹居朝市
闹乱君臣百万般

Sấm viết:

Mỹ nhân tự Tây lai
Triều trung nhật tiệm an
Trường cung tại địa
Nguy nhi bất nguy

Tụng viết:

Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên
Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên
Thử thời hồn tích cư triều thị
Nháo loạn quân thần bách vạn bàn

Tạm dịch:

Sấm nói:

Mỹ nhân đến từ Tây
Trong triều dần dần an
Cung dài dưới đất
Nguy mà không nguy

Tụng nói:

Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên
Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên
Lúc này vết đục nơi triều thị
Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn

Trước tiên nhìn vào đồ hình: Biểu hiện đặc điểm của hiện tượng Thần Vận. Một nữ tử phương Đông mặc trang phục cổ đại, ôm cây đàn Tỳ Bà, đoan trang đứng ở chính giữa bức họa; bên trái là một cây cung đặt trên mặt đất; bên phải là một con thỏ ngọc đang nằm.

Hiển nhiên cô gái ôm đàn Tỳ Bà là biểu tượng của diễn xuất văn nghệ, mà đàn Tỳ Bà lại là nhạc cụ tiêu biểu nhất cho văn hóa truyền thống Trung Hoa, như vậy rốt cuộc họ là đoàn thể nào?

Tụng của Tượng 42 đã cho đáp án: “Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên; Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên”, ở đây chúng ta thấy, cô gái với khuôn mặt phương Đông được gọi là “Tây phương nữ tử”, lại còn là “Tỳ Bà tiên”, rồi khen ngợi họ là “Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên”.

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận Mỹ quốc là tập hợp những nghệ sĩ hải ngoại có cùng niềm yêu thích văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đoàn nghệ thuật quả thực thành lập tại Hoa Kỳ, thuộc về “Tây phương nữ tử”, nhưng lại có gương mặt người phương Đông, vì đại đa số họ là người tu luyện Đại Pháp. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, người tu luyện được thiên thượng coi là bán Thần, do vậy gọi họ là “Tỳ Bà tiên” cũng không có gì là quá cả.

Mặt khác, thế giới nội tâm thuần tịnh của người tu luyện sẽ biểu hiện trong nghệ thuật, càng thêm thuần thiện thuần mỹ, càng có thể biểu hiện được nội hàm và ý vị của văn hóa Trung Hoa. Đây là sự thể hiện của nghệ thuật Thần truyền, với hàng trăm cách biểu hiện của “tiên”, xuất thần nhập họa. Rất nhiều người từng xem qua Thần Vận đều nói: “Tôi đã cảm nhận được sự mỹ hảo của thế giới thiên quốc.”

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận Mỹ quốc bền bỉ sáng tác, mỗi năm đều cho khán giả thưởng thức một cấp độ vũ đạo và âm nhạc mới. Màu sắc tươi sáng, khung nền kỹ thuật số sinh động triển hiện phong cảnh tráng lệ, trăm hoa đua nở nơi thiên quốc. Dàn nhạc của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận dung hợp cả nhạc cụ của của Đông và Tây phương, diễn tấu những nhạc khúc xưa nay chưa từng có. Các vũ công đều thanh tú đẹp đẽ, cũng như trong dự ngôn nói “Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên” vậy.

Bên phải “Tỳ Bà tiên” là ngọc thỏ, ngầm chỉ người khai sáng Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí. Ai cũng biết Lý Hồng Chí tiên sinh sinh năm thỏ, đồng thời trong nhiều dự ngôn khác được lưu truyền tại phương Đông thường lấy hình tượng thỏ khi đề cập đến vị Thánh nhân cứu thế thời Mạt kiếp. Quan hệ giữa “Tỳ Bà tiên” Thần Vận và ngọc thỏ không nói cũng rõ.

Trong đồ hình, còn có cây cung vốn dĩ có thể dùng để bắn thỏ lại bị vứt trên mặt đất. Thần Vận xuất hiện nhận được toàn sự hoan nghênh và ca ngợi; con đường trấn áp Pháp Luân Công và chèn ép văn hóa truyền thống của Trung Cộng càng ngày càng hẹp; trấn áp khó mà duy trì, cuối cùng bất đắc dĩ phải buông cung xuống đất; ám chỉ trấn áp cuối cùng rồi sẽ thất bại.

Cây cung ngoài ra còn có một hàm nghĩa là “võ” (võ lực), “võ” và “vũ” là đồng âm, võ tướng cổ đại lấy chữ “võ” từ biểu diễn vũ đạo. Cung đặt dưới đất, hiển nhiên là chỉ dùng chữ “vũ”, Thần Vận chính là lấy ca vũ làm chủ, triển hiện vũ cổ điển Trung Quốc chân chính.

Nói xa hơn, người tu luyện Pháp Luân Công trước sau lấy phương thức phổ biến chân lý bằng hòa bình và lý tính, thực là đại Thiện đại Nhẫn, từ bi với thế nhân ở cảnh giới Chân-Thiện-Nhẫn, dù bị bức hại tàn khốc vẫn không hề mang tâm thái cừu hận, không giương cung động “võ”, mà là khởi lên thiên âm du dương, nhảy múa nhẹ nhàng, khơi gợi tâm linh của người trong mê.

Lại xem tiếp hai câu tụng: “Thử thời hồn tích cư triều thị; Nháo loạn quân thần bách vạn bàn”. Thần Vận lưu diễn toàn thế giới, quy mô năm sau lớn hơn năm trước; trong 4 năm qua mỗi năm Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đều toàn tiết mục mới; tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Úc, Nam Mỹ luân lưu diễn xuất hơn 600 màn, với khán giả lên tới 1 triệu người. Đông đảo các nhân vật quan trọng, người nổi tiếng, nghệ sĩ, chủ các công ty Tây phương đều nhất trí cho rằng “Thần Vận chân chính đại biểu cho văn hóa truyền thống Trung Quốc”; khán giả Tây phương kinh ngạc phát hiện rằng: “Tuyệt vời. Nghệ thuật múa ba-lê thật tao nhã, những tái hiện mang đậm chất Trung Quốc!”

Các Hoa kiều ở hải ngoại từng xem Thần Vận, các đoàn du khách Trung Quốc ở nước ngoài cũng đều kinh ngạc, vừa vui mừng vừa xúc động, đều nói: “Thần Vận là truyền thừa của văn hóa Trung Hoa!”

Thần Vận trở thành thịnh hội nghệ thuật phổ biến toàn cầu, đồng thời đĩa DVD Thần Vận được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc đại lục, dân chúng đại lục khắp nơi ca ngợi. Thần Vận nhất định sẽ đến diễn tại Trung Quốc đại lục, phổ biến trên toàn Trung Quốc. Dấu chân của Thần Vận rải khắp hoàn cầu, rồi thâm nhập nghìn nhà vạn hộ tại Trung Nguyên; như vậy “Thử thời hồn tích cư triều thị”, rốt cuộc là khiến những người nắm giữ quyền lực ở Trung Nam Hải phải choáng váng, “triều đình” Trung Cộng tà ác phải chịu uy hiếp cực lớn, vì Thần Vận mà “Nháo loạn quân thần bách vạn bàn.” Tóm lại, sự phát triển của Thần Vận khiến Trung Cộng thấy sự tử vong của mình là tất nhiên.

Lại xem bốn câu sấm “Mỹ nhân tự Tây lai; Triều trung nhật tiệm an; Trường cung tại địa; Nguy nhi bất nguy”, đơn giản mà nói, chính là sự phát triển của Thần Vận là bất khả kháng; Thần Vận rồi sẽ vào Trung Quốc đại lục, phổ biến khắp Trung Hoa đại địa; Trung Cộng kiềm chế không nổi, trấn áp rơi vào vũng bùn, dằn vặt mãi rồi “Trong triều dần dần an”, thả “Cung dài dưới đất”; bởi vì người người ngày càng minh bạch chân tướng, trấn áp ngày càng không có thị trường. Người Trung Quốc thức tỉnh nhìn thấy Thần Vận, nhìn thấy gốc rễ văn hóa của mình, lựa chọn xem ai đại biểu cho truyền thừa văn hóa Trung Quốc, âm hồn đến từ phương Tây (Tây lai u linh) bị vứt bỏ. Cái “nguy” của Trung Cộng hiển nhiên là ở ngay trước mắt, nhưng đối với người Trung Quốc mà nói, bởi vì tìm được truyền thừa văn hóa, dân tộc cũng có vị lai, ngược lại không nguy mà còn an. Khi so sánh với cái “nguy” của Trung Cộng, câu “Nguy mà không nguy” là rất chuẩn xác; Thần Vận đến nơi cứu Trung Hoa khỏi nguy nan.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/3382



Ngày đăng: 23-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.