Khám phá «Tây Du Ký» (29): Thiên tai nghiêm trọng ở quận Phượng Tiên



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(29) Thiên tai nghiêm trọng ở quận Phượng Tiên

Quận Phượng Tiên, nước Thiên Trúc gặp phải thiên tai nghiêm trọng. Tôn Ngộ Không sau khi điều tra đã biết được nguyên nhân thực sự: Người dân vùng ấy đã chọc giận các thiên thần.

Ở trước đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Những điều khoa học không thể giải thích đều bị gọi là “hiện tượng tự nhiên”; như vậy có thể thấy được khoa học là thấp kém như thế nào. Thực ra người chân chính tu luyện đều biết rằng hoàn toàn không tồn tại cái gọi là “hiện tượng tự nhiên”, đều là nhân quả tương báo.

Trong các truyền thuyết của nhiều dân tộc khác nhau đều nói rằng Thần tạo ra con người, Thần cấp các điều kiện sinh tồn khác nhau cho con người. Trong tôn giáo Tây phương khi nói về quan hệ giữa Thần và người, cũng cho rằng con người cần phải biết ơn chư Thần. Bất kính với Thần, không tin vào Thần, cũng tương đương với không hiếu thuận với các bậc bề trên, không thừa nhận cha mẹ của chính mình. Con người luôn muốn tìm hiểu lý do bề mặt để giải thích các hiện tượng tự nhiên, thực ra đều uổng công. Thiên tai chính là sự trừng phạt của Trời đối với nhân loại.

Người tu luyện có trách nhiệm giáo hóa chúng sinh, giúp họ bỏ ác theo thiện. Điều này không chỉ là tự giác duy hộ trật tự vũ trụ, mà còn là tích lũy công đức cho chính mình. Đương nhiên, đối với những người xấu một mực theo đường tà, thì chính họ phải hoàn toàn chịu ác báo.

Sư tử chín đầu

Ở huyện Ngọc Hoa, đoàn thỉnh kinh gặp phải sư tử chín đầu, nguyên là con vật cưỡi của thần tiên.

“Tai họa của người ta chỉ bởi muốn làm thầy thiên hạ”. Người tu luyện trên con đường tu luyện sẽ từng bước tiến tới trí tuệ siêu việt người thường, trở thành người “xuất chúng”, có thể có người muốn theo học. Vì thế người tu luyện có lúc cũng nhân tiện dạy người khác một đôi điều, nhưng nếu tâm thái bất chính, thì có thể gặp phiền phức.

Người tu luyện nếu như không đắc chính quả, thì thực ra hoàn toàn không thể an bài con đường tu luyện của người khác, không thể coi là sư phụ chân chính. Có một số khí công sư, hòa thượng, đạo sĩ không đắc chính quả, vậy mà vẫn lấy các loại danh nghĩa để thu nhận đồ đệ. Chỉ một số ít người là xuất phát từ hảo tâm, còn lại đều là vì kiếm tiền, hoàn toàn không phải độ nhân, họ cũng không có năng lực độ nhân. Trong giới tu luyện có câu “Ngàn năm không được chính pháp cũng chẳng một ngày tu thiền cáo hoang”. Nhưng nếu có may mắn gặp được chính pháp, thì chính là “Sớm nghe Đạo, chiều chết cũng yên lòng”.

Để phân biệt được chính pháp và tà pháp kỳ thực cũng không khó, mấu chốt là xem họ có coi trọng đức hay không, coi trọng tu luyện tâm tính hay không.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/13/48334.html
http://www.pureinsight.org/node/5033



Ngày đăng: 14-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.