Khám phá «Tây Du Ký» (25): Động Bàn Tơ và thoát khỏi sự trói buộc của “tình”



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(25) Động Bàn Tơ và thoát khỏi sự trói buộc của “tình”

Đoạn về mấy con nhện ở động Bàn Tơ, cũng là một loại so sánh. Bảy con tinh cái ở động Bàn Tơ (“thất tinh”) là đại biểu cho bảy thứ tình (“thất tình”) mà người tu luyện phải vượt qua.

Người tu luyện tối căn bản là phải thoát khỏi sự trói buộc của “tình”. Sợi tơ tình, tình cảm nhẹ nhàng như nước là một loại so sánh, cũng có đạo lý. Văn hóa Trung Quốc là văn hóa hữu Thần, rất nhiều nội hàm đều là sâu sắc phi thường.

Là người tu luyện, quan ải “tình” nhất định phải vượt qua; vui, cáu, thương, sợ, yêu, ác, dục đều là “tình” cả; từ “tình” này mà sinh ra nhiều tâm bất hảo như tham, sân, si… hoàn toàn chịu tác dụng của “tình”. Người tu luyện không còn “tình” nữa, thì thay vào đó là “từ bi”, là điều cao thượng hơn. Kỳ thực mọi người ngẫm lại xem, các loại sự tình trên thế gian, thực ra hoàn toàn đều bắt nguồn từ “tình”, từ “tình” mà ra; có thể không bị động bởi “tình”, đối với người bình thường là rất khó làm được; buông bỏ các loại chấp trước, cuối cùng buông bỏ “tình”, chính là nội dung cực kỳ trọng yếu trong tu luyện.

Trong Phật giáo nói, người bị ngâm trong tình, bất kể như thế nào đều là khổ, hỉ nộ ai lạc đều là khổ. Nghe nói “tình” thực ra cũng là một chủng tồn tại vật chất. Có lẽ cảm thụ của con người đối với tình cũng như cảm thụ đối với nóng, lạnh trong không khí vậy.

Người ta hay dùng hai chữ “tính tình”, kỳ thực “tính” và “tình” có hàm nghĩa không giống nhau.

Như trên đã nói, “tình” là đặc thù của con người, các loại sự tình trên thế gian đều có quan hệ với “tình”; người tu luyện muốn thoát khỏi bể khổ ắt phải buông bỏ cái “tình” này.

Chữ “tính” ý gốc ban đầu là chỉ bản tính của con người.

Đường Tăng gặp lại mấy con nhện tinh ấy ở Hoàng Hoa Quan và bị trúng độc, đối với người tu luyện mà nói thì “tình” cũng như độc dược vậy; chỉ có tài năng của “Ngộ Không” mới không bị trúng độc. “Tình” là nhân tố then chốt xem người tu luyện có thể siêu thoát được hay không.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/9/48284.html
http://www.pureinsight.org/node/5022



Ngày đăng: 09-01-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.