Dưới góc nhìn «Tây Du Ký»: Vạn sự muôn đời là vì Pháp mà đến

Tác giả: Linh Thiên

TayDuKy

[Chanhkien.org] «Tây Du Ký» là một trong “tứ đại danh tác” thời cổ, trong đó có những nhân vật và câu chuyện mà tất cả mọi người ai ai cũng đều nhớ biết. Song “Vạn cổ sự, vi Pháp lai” («Hí nhất đài»), như vậy một tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng đến như thế, hiển nhiên cũng là vì sự kiện hồng truyền của Đại Pháp mà tới để làm nền. Rõ ràng kiệt tác này đã có tác dụng rất lớn về phương diện đặt định văn hóa tu luyện cho nhân loại.

Nếu như chuyện xưa trong sách là vì Pháp mà đến, thì tất nhiên sự việc đã được an bài toàn diện từ trước rồi. Từ trong sách chúng ta dễ dàng nhận ra điều đó.

Theo Tổ sư Bồ Đề tu luyện được mấy năm, có một ngày trước mặt các sư huynh đệ, Tôn Ngộ Không khoe khoang bản lĩnh biến thành một cây tùng. Tổ sư nhân việc này bèn trục xuất Ngộ Không khỏi sư môn. Ngài nói với Ngộ Không: “Ngươi rời đi lần này, nhất định sẽ gây ra chuyện không hay, nhưng dù ngươi hành hung gây họa ra sao, cũng không được nói là đồ đệ của ta”.

Đạo gia quản giáo đồ đệ rất nghiêm khắc. Tại sao Tổ sư biết rõ Ngộ Không đi rồi sẽ gây đại họa, vậy mà vẫn cần phải trục xuất khỏi sư môn? Hơn nữa dù chỉ một câu khuyến thiện cũng không nói? Bởi vì Tổ sư biết rõ ngày sau việc Ngộ Không gây họa là chuyện tất nhiên, hoặc là Ngộ Không về sau cần phải trải qua những việc ấy, tất cả đều là sự an bài toàn diện từ trước rồi. Thế là Tổ sư bèn nói: “Dù cho ngươi hành hung gây họa cũng không được nói là đồ đệ của ta”. Ý chẳng ở trong lời, là rằng “con mặc dù gây họa, nhưng ta không quản con”. Tổ sư biết về sau Ngộ Không gây họa, hộ tống Đường Tăng đi lấy kinh đều chỉ là một màn diễn kịch được sớm an bài từ lâu mà thôi. Mục đích của màn kịch ấy chính là để khai sáng văn hóa cho nhân loại. Để đạt được mục đích ấy tất nhiên cần diễn sao cho càng sinh động càng tốt, càng ngoạn mục càng tốt, làm cho nhân loại càng kinh ngạc càng tốt. Đồng thời qua quá trình này Ngộ Không còn có thể kết duyên được với rất nhiều sinh mệnh. Thiện duyên hay ác duyên đều được cả, chính hay phản về sau đều hữu dụng. Mặt khác, Tổ sư tràn đầy tin tưởng ở Ngộ Không: Cho dù con có gây họa tày trời, phạm phải tội lỗi kinh thiên động địa, nhưng một khi cơ duyên đến thì tất cả đều có thể thiện giải được. Thử nghĩ nếu Ngộ Không cứ mãi ở bên Tổ sư, từ đầu tới cuối là một người tu hành giữ nghiêm giới luật thanh quy, thì làm sao có thể đạt được mục đích khai sáng văn hóa cho nhân loại? Đó chính là nguyên nhân tại sao Tổ sư Bồ Đề để cho Ngộ Không ra khỏi sư môn.

Ngoài ra, khi Tổ sư truyền Pháp cho Ngộ Không thì vẫn không truyền binh khí gì cho hầu vương cả, đó cũng hoàn toàn không hợp với lẽ thường của Đạo gia. Chắc hẳn Tổ sư đã sớm biết rằng khi Ngộ Không rời đi rồi sau này sẽ tới Long Cung tìm lấy món bảo bối là thiết bảng (gậy Như Ý) vốn có duyên nợ với hầu vương. Thế là một vở kịch lớn cũng kể từ đó mà chuẩn bị mở màn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/15/53832.html