Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Thảm kịch tại Trung Quốc” (cập nhật)



[Chanhkien.org] Một người vợ trẻ đau khổ trước cái chết đau đớn của chồng cô.

Điều đầu tiên mà người xem thấy là xác một người đàn ông trẻ và một phụ nữ trẻ đẹp đang khóc thương cho cái chết của anh. Người họa sĩ đã cố gắng khắc họa cuộc đàn áp tàn bạo khủng khiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điều mà họ đang giấu diếm cả thế giới. Mục tiêu của cuộc đàn áp tàn nhẫn này là buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, hoặc là tra tấn họ tới chết. Bức tranh này cũng cho thấy các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng sự đau đớn về cả thể xác và tinh thần như thế nào, chỉ vì họ đứng ra bảo vệ đức tin, sự thật, và công lý. Họ sẽ không bị lung lay niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, cho dù có mất đi mạng sống của mình. Thông qua bức tranh, người họa sĩ kêu gọi mọi người bảo vệ công lý cho các học viên Pháp Luân Công, và khôi phục lương tri của con người.

Đây là cái chết bi thương của một học viên Pháp Luân Công, người đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn vô nhân tính. Một bầu không khí bi thương và đau đớn bao trùm khắp bức tranh. Cách sử dụng nền màu tối đã tạo ra cảm giác của sự đàn áp. Người họa sĩ đã sử dụng kết cấu hình chữ thập, điều tạo ra một cảm giác thần thánh đi kèm bi ai, đồng thời đặt trọng tâm vào sự nghiêm trọng của vấn đề. Những kỹ thuật này không chỉ mô tả sự dày vò tinh thần của người phụ nữ trẻ trong giọt nước mắt thầm lặng, mà còn thể hiện bầu không khí khủng bố, ám ảnh và lạnh gáy trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Chúng ta có thể thấy tác giả đã nhấn mạnh cái chết bi thương vào lòng khán giả bằng cách khắc họa thế giới nội tâm của người phụ nữ trẻ thay vì người đàn ông đã qua đời. Người phụ nữ trẻ, chứ không phải là nạn nhân đã chết, mới là trung tâm của bức tranh. Cô là nhân vật chính, là người khiến khán giả cảm động. Họa sĩ đã gửi đi một thông điệp thật ý nghĩa và trường tồn. Ông đã biểu đạt tinh thần bất diệt của tất cả các học viên Pháp Luân Công, những người đã từ chối từ bỏ đức tin, ngay cả khi chịu đựng tra tấn, và thậm chí là cái chết.

Người phụ nữ trẻ rõ ràng là rất bị dày vò trước cái chết bi thương của chồng. Cách mà cô tự ôm lấy mình, và giọt nước mắt thầm lặng của cô cho chúng ta cảm giác và cảm nhận được nỗi buồn của chính cô.

Đôi nhẫn cưới trên tay họ gợi ý về mối quan hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ. Chiếc đồng hồ đeo tay bằng kim loại của người phụ nữ trẻ và chiếc quần jean mà cô mặc gợi ý rằng đây là một thảm kịch thời hiện đại. Chiếc phù hiệu Pháp Luân bị che khuất một phần chỉ ra rằng cô cũng là một học viên Pháp Luân Công. Khi ủng hộ cho tinh thần bất khuất của người chồng, cô đã phải chịu đựng cái chết bi thảm của anh, cũng như sự bức hại mà chính cô phải đối mặt. Trên thực tế, ĐCSTQ sẽ không bao giờ đồng ý để cô gặp chồng trước khi anh chết. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng người họa sĩ đã đưa nhiều thời gian và không gian khác nhau vào bức tranh này. Người vợ trẻ khóc thương chồng này đang ngồi cạnh anh, có thể là một biểu tượng rằng tinh thần của cô cũng giống như anh.

Cách ăn mặc cẩn thận và thanh nhã của người phụ nữ trẻ cho thấy sự khéo léo và tài năng của người họa sĩ. Mỗi chi tiết nhỏ về người phụ nữ này đều mang theo một ý nghĩa đặc biệt nào đó.

Giờ hãy chuyển sang người đàn ông bị chết với đôi còng chân và vết bầm ở mắt cá chân của anh. Đôi còng chân ngụ ý rằng anh đã bị tra tấn tàn bạo trong tù trước khi chết. Dấu đỏ là một biểu tượng của ĐCSTQ, ngụ ý anh đã phải chịu đựng sự khủng bố đỏ. Người đàn ông trẻ cầm một mảnh giấy bị xé rách trên tay trái, với 3 chữ Hán lớn ghi “tẩy não ban” (lớp tẩy não). Nó ngụ ý rằng người đàn ông trẻ đã phản đối sự tẩy não của ĐCSTQ, một hình thức tra tấn tinh thần, trước khi anh chết. Người họa sĩ đã rất thành công khi minh họa sự tà ác và tàn bạo của ĐCSTQ khi thống trị Trung Quốc bằng khủng bố, và người đàn ông trẻ dũng cảm, người đã không chịu đầu hàng trước sự khủng bố của ĐCSTQ.

Bức tranh cho thấy rằng đây là một kiệt tác thực sự, với hàm nghĩa phong phú và vượt xa sự tái hiện đơn thuần một thực tế về khủng bố và máu. Bằng cách nhìn đơn giản vào bức tranh, chúng ta có thể tưởng tượng được câu chuyện buồn đằng sau bức chân dung. Mỗi chi tiết nhỏ trong bức tranh đều dẫn người xem liên tưởng ra sự khủng khiếp và bản chất côn đồ của ĐCSTQ cùng những người đi theo. Người xem có thể dễ dàng liên tưởng rằng quyền con người của đôi vợ chồng trẻ chắc hẳn đã bị vi phạm nghiêm trọng, và rằng họ đã phải chịu sự tra tấn về thể xác và tinh thần kinh khủng nhất tại Trung Quốc.

Những giọt nước mắt của người phụ nữ trẻ là một lời buộc tội thầm lặng đối với những kẻ đã giết hại chồng cô. Đây là cách mà họa sĩ kêu gọi công lý và thức tỉnh lương tâm của con người.

Lời bình thêm của người hướng dẫn triển lãm tranh:

Kiệt tác tuyệt đẹp này được vẽ bởi Lý Viên, một học viên Pháp Luân Công Nhật Bản.

Mảnh giấy bị xé rách và vo lại nằm trên cánh tay dính máu của người đàn ông. Họa sĩ đã để lại chi tiết này để cho người xem tự quyết định, xem liệu người học viên này có ký vào tờ giấy đó và từ bỏ đức tin của anh vào Chân Thiện Nhẫn hay không.

Tôi tin rằng người họa sĩ đã để lại một số bằng chứng để cho thấy anh đã không ký, như các bạn thấy, tay phải của anh xoay xuống và đặt lên ngực – ngay cả khi đã chết, trông anh vẫn rất đẹp, và một luồng ánh sáng màu vàng kim tỏa ra từ bên dưới bàn tay anh. Có lẽ điều này cho thấy một trái tim bằng vàng của ai đó đứng ra duy hộ chân lý. Nền của bức tranh rất ảm đạm và lạnh lẽo. Chiếc còng chân, sợi dây thừng giống như con rắn (góc dưới bên trái bức tranh) và chiếc dùi cui điện cho thấy sự tà ác đã diễn ra ở đó. Tương phản lại là ánh sáng ấm áp dịu dàng phát ra từ người phụ nữ ở trung tâm bức tranh. Chiếc nhẫn cưới trên ngón tay cô chỉ ra rằng cô chính là vợ của người học viên đã chết. Họa sĩ đã nhấn mạnh vào sự chân chính của cô gái, trong nếp thẳng của chiếc quần cô mặc, kiểu tóc mà cô để, và ánh sáng phát ra từ cánh tay cô khiến cô như một cột sáng giữa nơi đen tối. Họa sĩ đã để cô ngồi lên tấm khăn trải giường màu trắng ở giữa khung cảnh, cho thấy sự khủng khiếp và chịu đựng là vượt ra ngoài sự cầm tù và tra tấn với các học viên, nó còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình và bạn bè của họ. Sự đau khổ của anh đã kết thúc bằng cái chết, và cô gái tiếp tục chịu đựng sự đau khổ ấy. Điều đáng nói nhất của bức tranh này là nét biểu lộ trong ánh mắt cô gái – một nỗi buồn, nhưng kiên cường. Sự mãnh liệt trong cái nhìn đã cho thấy quyết tâm của cô. Cô nhìn thẳng về trước mặt, dù từ bất cứ góc độ nào. Tay của cô xếp chéo và kiên định nắm tay lại, nhưng không chặt, cho thấy sự quyết tâm không thể lung lay. Cô không suy sụp hay có ý định trả thù, nhưng tin vào sự thật. Cách sử dụng ánh sáng của người họa sĩ trong bức tranh này thật đáng kinh ngạc. Xuyên suốt toàn bộ quá trình tạo ra tác phẩm này là một kỹ thuật gọi là “đánh bóng”, nó khiến ánh sáng liên tục chiếu vào bức tranh một cách tự nhiên, tất cả đã tạo ra tác phẩm kiệt tác này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/4/24/32054.html
http://pureinsight.org/node/3203



Ngày đăng: 04-09-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.