Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Pháp Chính Càn Khôn”

Tác giả: Trần Chính Bình

Tranh màu nước: “Pháp Chính Càn Khôn” của Trần Chính Bình (122inch x 52 inch), 2004

Tranh màu nước: “Pháp Chính Càn Khôn” của Trần Chính Bình (122inch x 52 inch), 2004

[Chanhkien.org] Một học viên Pháp Luân Công với thiên mục khai mở đã kể cho tôi nghe một câu chuyện. Anh ấy nhìn thấy thông qua thiên mục rằng năm con rồng vàng đã đi cùng với Sư Phụ khi Ngài giáng hạ xuống thế gian con người để cứu độ chúng sinh. Câu chuyện này đã cho tôi cảm hứng để sáng tác bức tranh này. Tôi quyết định dùng câu chuyện này để mô tả thời khắc Pháp Chính Càn Khôn.

Tôi đã vẽ ba con rồng đang kéo chiếc xe bằng vàng chở Sư Phụ bởi vì không đủ chỗ để vẽ cả năm con rồng kéo xe. Tôi vẽ hai con rồng kia thành đồ trang trí cho chiếc xe. Bằng cách này thì vẫn có đủ năm con rồng trong bức tranh. Tôi vẽ Sư Phụ nhìn lên trên bức tranh để phản ánh ý nghĩa rằng Ngài đang điều khiển tất cả. Đứng dưới chiếc xe bằng vàng của Sư Phụ là các chủng Thần khác nhau, chẳng hạn như Phật, Đạo, Thần. Có những vị Thần với hình dạng người châu Á, người da trắng, và người châu Phi. Một số trong đó đang chơi đủ loại nhạc cụ. Một vị nữ Thần đang ghi chép vào một cuộn giấy bằng bút lông. Tôi đang cố gắng biểu đạt rằng các học viên Pháp Luân Công vận dụng những loại hình nghệ thuật khác nhau, ví dụ như âm nhạc, văn chương, để ‘trợ Sư Chính Pháp’. Những vị Thần khác đang dùng bàn tay phải lập chưởng trước ngực hoặc làm thủ ấn Liên Hoa. Ở góc trên bên trái của bức tranh, có nhiều hàng Phật, Đạo, Thần từ các tầng vụ trụ khác nhau, đang giáng hạ xuống thế giới con người cùng Sư Phụ. Tôi đang miêu tả lại quá trình Chính Pháp tại một không gian khác, đối ứng với không gian của nhân loại.

PCCK1

PCCK2

PCCK3

“Pháp Chính Càn Khôn”

Thực ra bức tranh này chỉ là phần giữa của một bức tranh khổng lồ hiện vẫn đang trong quá trình sáng tác. Tôi muốn tả lại cuộc chiến giữa Chính và Tà trên thiên thượng trong phần đầu, và tất cả chúng sinh ở mọi không gian cùng chào đón Chính Pháp trong phần cuối. Tôi mới chỉ hoàn thành phần giữa của bức tranh, “Pháp Chính Càn Khôn”.

Tôi đã dùng kỹ thuật vẽ tranh của cả Trung Quốc và phương Tây trong tác phẩm này. Tôi thấy màu nước Trung Quốc và màu bột phương Tây rất giống như hai anh em, bởi vì chúng đều sử dụng chất liệu màu hòa vào nước và đều sử dụng bút lông để vẽ. Sự khác nhau giữa hai kỹ thuật này là bộ màu phương Tây chú trọng vào độ tương phản giữa ánh sáng, màu sắc và không gian. Những bức tranh bột màu nước phương Tây cũng mô tả sự vật theo cách của người phương Tây. Tranh bột màu của phương Tây “nói”, còn tranh màu nước Trung Quốc thì “ngụ ý”. Tôi đã tận dụng những ưu điểm này của cả kỹ thuật vẽ tranh Trung Quốc và phương Tây, bởi vì tôi đã được đào tạo căn bản trong cả hai trường phái. Tôi dùng rất nhiều đường viền, vốn thường thấy trong các bức tranh màu nước Trung Quốc. Bố cục của bức tranh này cũng được sáng tác theo phong cách Trung Quốc. Nhưng tôi đã áp dụng rất nhiều kỹ thuật của phương Tây để tạo nên sự tương phản giữa sáng và tối, giữa màu nóng và màu lạnh. Bằng cách này, tôi nghĩ mình đã làm cho bức tranh thêm sinh động và đa dạng màu sắc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/1/1/30540.html
http://pureinsight.org/node/2729