Tranh của đệ tử Pháp Luân Công: “Bức tường đỏ”



Tác giả: Trương Côn Luân

Tranh sơn dầu: “Bức tường đỏ” của Trương Côn Luân (36 inch x 48 inch), 2004

Tranh sơn dầu: “Bức tường đỏ” của Trương Côn Luân (36 inch x 48 inch), 2004

[Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org:

Tác phẩm này ghi lại trải nghiệm cá nhân và sự xúc động nội tâm của người họa sĩ, Giáo sư Trương Côn Luân. Giáo sư Trương đã bị cầm tù tại Trung Quốc trong 3 tháng, và trong thời gian ấy ông đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, bao gồm cả tẩy não. Hai chữ Hán màu trắng (“bức hại”) trên bức tường màu đỏ đại diện cho cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, dữ dội đến mức nó khiến Trung Quốc như trở thành một nhà tù khổng lồ. Những vết nứt trên bức tường cho thấy bất chấp sự uy hiếp và có vẻ vững chắc của bức tường, sự sụp đổ của nó đã bắt đầu.

[Chanhkien.org] Lời giới thiệu của Giáo sư Trương Côn Luân:

Sử sách Trung Quốc được ghi chép trong 5.000 năm. Trung Quốc có một nền văn minh liên tục không gián đoạn lâu đời nhất trên thế giới và nền văn hóa của họ thật đáng ganh tỵ. Thế nhưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị trượt dốc kể từ đầu những năm 1900 và đã bị hủy hoại hoàn toàn. Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm chính quyền, sự phá hoại đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có. Dưới chế độ độc tài của Giang, nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa và nhân quyền đã trở thành một chủ đề cấm kỵ và nhân phẩm bị coi thường. Giang Trạch Dân chỉ sống vì quyền lực chính trị và sự sung túc của bản thân.

Giang Trạch Dân đã cấm Pháp Luân Công, vốn ủng hộ cho truyền thống Trung Hoa thời hoàng kim, trong đó dạy người ta phải chân chính và lương thiện. Môn tập đã trở nên phổ biến vì những lợi ích cho sức khỏe của cả tâm lẫn thân. Người ta thấy rằng những người tu luyện Pháp Luân Công được chữa lành bệnh tật, thậm chí cả những căn bệnh hiểm nghèo, trong một thời gian rất ngắn kể từ khi bắt đầu luyện tập. Họ đã tìm được niềm hạnh phúc với cuộc sống không thuốc men và thoát khỏi những vướng bận trong tâm.

Những thanh niên phạm tội, không thể cải tạo, và lầm đường lạc lối đều cải biến thành người tốt sau khi tập Pháp Luân Công. Họ đã có thể tìm được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người ta thấy rằng môn tập này không đòi hỏi phải quảng cáo hay tuyên truyền để phổ biến trong quần chúng. Nó đã được truyền miệng từ người này sang người khác ở Trung Quốc. Chỉ trong vòng vài năm, hơn một trăm triệu người đã luyện tập nó. Do đó, với những quan niệm và tư tưởng của người thường, các lãnh đạo của một quốc gia đều chấn động với viễn cảnh như thế. Một đất nước đã đạt được một nền văn hóa có đạo đức cao. Điều đó chẳng phải tuyệt lắm sao? Nhưng vì sự đố kỵ, Giang Trạch Dân đã bắt đầu đàn áp và cấm đoán Pháp Luân Công!

Giang Trạch Dân đã nắm được quyền lực là nhờ vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 trên quảng trường Thiên An Môn. Quyền lực chính trị của ông ta dựa trên sự áp bức người khác. Những “thành tựu” của ông ta đều vấy máu. “Bức tường đỏ” là biểu tượng cho chế độ độc tài của Giang Trạch Dân. Thật sự mà nói, thì màu đỏ được ưa thích đối với người Trung Quốc.

Trong bức tranh này, màu đỏ thật kinh khủng và đáng sợ. Bức tường trông rất ngột ngạt. Nhưng có nhiều vết nứt dưới nền móng và trên đỉnh, và nó sắp sụp đổ. Nó diễn tả một nền độc tài đang lung lay. Trong chế độ của Giang, các đệ tử Đại Pháp phải chịu đựng những nỗi thống khổ to lớn. Tuy nhiên, tinh thần của họ mãi tỏa sáng (như ánh quang huy quanh họ trong bức tranh), bởi vì họ vô vị kỷ và sống theo chân lý của vũ trụ. Họ đang thực hiện một điều thật vĩ đại và từ bi, và kết quả sẽ thật huy hoàng!

Hãy nhìn vào người đệ tử Pháp Luân Công đang phải gánh chịu sự bức hại này, nguyên thần của anh ta đã thăng hoa. Người đó chính là tôi! Tôi đã bị bắt giữ bốn lần ở Trung Quốc, bị đánh đập và bị sốc bằng dùi cui điện. Nhà của tôi bị lục soát. Tôi đã bị bỏ tù và kết án lao động cưỡng bức một cách bất hợp pháp. Sau khi được thả, ở Trung Quốc không còn nơi nào mà tôi có thể nói lên sự thật. Trung Quốc gần như là một nhà tù khổng lồ! Nhất cử nhất động của tôi đều bị theo dõi và tôi có thể bị bắt bất kỳ lúc nào mà không cần lý do. Theo công luận trên thế giới, không có lý do gì để chính quyền Trung Quốc không thả tôi. Thậm chí sau khi được thả, tôi vẫn không được tự do. Bức tranh này phản ánh những cảm xúc và hoàn cảnh khó khăn của tôi vào thời điểm đó.

Bị sốc bằng dùi cui điện là một trải nghiệm thật kinh khủng và đau đớn. Tôi đã từng bị hai cây dùi cui điện sốc cùng một lúc. Sau đó, tôi bị kết án lao động cưỡng bức. Một sự việc xảy ra vào cái ngày mà tôi được gửi đến trại lao động cưỡng bức đã khắc sâu vào tâm trí của tôi mãi mãi. Cảnh sát phát hiện một học viên Pháp Luân Công đang tập các bài công pháp. Người học viên đó đã bị đánh gần chết. Hai mươi tám học viên khác không thể chấp nhận sự tàn bạo này và đã bảo cảnh sát hãy ngừng vi phạm nhân quyền. Cảnh sát bỏ ngoài tai những lời của họ. Hai mươi tám học viên này đã tuyệt thực để cho phía cảnh sát nhận thấy họ đã làm điều sai trái. Phía cảnh sát đã không ngần ngại đáp trả bằng bạo lực và không còn kiêng nể gì. Họ lôi các học viên ra ngoài và đánh đập họ dã man. Nhiều người đã bị thương nặng.

Sau khi đến trại lao động, trong lúc đang tắm, tôi để ý thấy nhiều học viên bị thương trên phạm vi rộng và máu khô phủ khắp toàn thân họ. Chẳng lẽ họ không biết rằng những màn tra tấn này sẽ không thể thay đổi được lòng tin sâu sắc của con người vào chân lý hay sao? Sau đó, tôi lại bị chuyển sang trại lao động khác.

Tại đó, các nhân viên quản giáo rất xảo quyệt trong việc lừa dối và làm các học viên mê muội. Các đặc vụ được cài vào để lan truyền những lời dối trá nhằm gây xáo trộn tư tưởng của học viên. Mục đích là lừa gạt họ. Bởi vì các học viên này đã bị giam cầm rất lâu rồi, họ đã bị mất liên lạc với các học viên khác. Do vậy, chính quyền đã phái những đặc vụ giả làm học viên Pháp Luân Công. Họ lan truyền tin đồn và tin tức bịa đặt để làm lung lạc các học viên. Các học viên Pháp Luân Công đã bị tẩy não và bị lừa dối dưới những điều kiện như vậy.

Tại đó, một học viên đã kể với tôi rằng khi anh ta đi thỉnh nguyện lần đầu tiên, cảnh sát đã đánh anh ta gần mù mắt. Khi họ nghĩ rằng đã giết chết anh, họ đưa anh đến Thạch Gia Trang, một nơi xa xôi, và bỏ anh ở lại đó. Anh ấy đã hồi phục tại đó. Anh quyết định phải nói sự thật và thỉnh nguyện với chính quyền. Anh nghĩ rằng mình phải giúp cho chính quyền hiểu về những việc sai trái mà họ đã phạm phải. Vì vậy anh đã quay lại Bắc Kinh và bị bắt một lần nữa. Lần này, cảnh sát nhét cát vào đế giày của họ rồi giậm lên mông của anh cho đến khi anh còn miếng da nào. Sự đau đớn là không thể tả. Khi kể cho tôi điều này, toàn thân của anh đã run lên và nước mắt anh trào ra.

Một cụ già, vốn là một cựu giáo viên, đã bị giam giữ cũng tại trại lao động đó. Vì ông đã từ chối từ bỏ việc tu luyện, ông đã bị nhốt trong một cái lồng sắt. Hai cánh tay của ông bị trói với tư thế giống như trong bức tranh. Ông không thể cử động được. Sau đó cảnh sát ra lệnh cho một tên tù nhân độc ác giữ một con rắn ở cổ của ông. Con rắn đã cắn ông ấy, một chiếc răng nanh bị gẫy và mắc trong cổ của ông. Cụ già đã lấy cái răng nanh ra. Ông là một đệ tử và miễn nhiễm với chất độc. Đó là điều siêu thường. Nếu ông là một người thường, khi đó không còn nghi ngờ gì nữa rằng ông sẽ chết. Tôi biết rất nhiều sự việc tương tự. Bạn bè tôi và phụ huynh những học trò của tôi cũng đã chứng kiến sự việc này. Giang Trạch Dân đã xem thường những việc này, bỏ qua những lợi ích đối với người Trung Quốc. Những gì được miêu tả trong bức tranh này chính là sự khủng bố được tạo ra dưới sự đàn áp độc tài của Giang.

Giang Trạch Dân đã ra chỉ thị phải xử lý với các học viên Pháp Luân Công: “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, và hủy hoại thân thể”. Tôi tin rằng các bạn có thể hình dung được Giang đã tận dụng bộ máy chính quyền như thế nào, bao gồm hệ thống giáo dục và luật pháp, quân đội, đặc vụ, và mọi cấp chính quyền, từ cao nhất cho tới thấp nhất nhằm thực hiện cuộc đàn áp. Bất kỳ sinh viên nào tập Pháp Luân Công hay ủng hộ Pháp Luân Công đều bị buộc thôi học. Truyền thông nhà nước, phát thanh truyền hình, bộ ngoại giao, và nhiều cơ quan khác đều góp phần vào cuộc bức hại này. Giang Trạch Dân đã sử dụng hơn một phần tư ngân sách nhà nước để đàn áp Pháp Luân Công. Điều này cho các bạn thấy mức độ cực điểm của cuộc đàn áp. Các phương pháp trong cuộc bức hại này bao gồm các phương pháp đã được sử dụng trên thế giới trong quá khứ và hiện tại. Có hơn một trăm phương thức tra tấn. Các bạn có thể tưởng tượng việc đó thật nhẫn tâm, tàn bạo và độc ác như thế nào!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/2/30174.html
http://pureinsight.org/node/2730



Ngày đăng: 09-09-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.