Sợ hãi và chinh phục nỗi sợ hãi



Tác giả: Zi Wei

[Chanhkien.org] Có rất nhiều lý do khiến chúng ta có sự sợ hãi. Một người sợ là vì khi người đó bị bắt buộc phải bị mất tiếng tăm, sự giàu có và những thứ mà người đó ham thích và bám víu vào; vì người đó không muốn mất những thứ đó. Một người sợ hãi khi người đó chuẩn bị làm một điều xấu nào đó và biết rằng mình sẽ gánh lấy hậu quả trầm trọng. Một người sợ hãi vì người đó thấy rằng một người mà anh ta đã gây tổn thương trong quá khứ, nay trở lại đòi nợ. Một người sợ hãi vì anh ta vẫn nhớ sờ sờ những vết thương cũ và bây giờ anh ta cảm thấy anh ta sẽ phải bị cảnh giống như vậy.

Nỗi sợ hãi có là vì chấp trước vào lòng ích kỷ và cái “tôi”. Chúng ta cảm thấy sợ hãi bởi vì chúng ta nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta, và thậm chí xem “nỗi sợ” đó, chính là một phần của chúng ta. Ngược lại, lòng can đảm có được là khi chúng ta đặt quyền lợi và an toàn của người khác lên trên bản thân chúng ta.

Tiếng tăm, giàu có và những thứ mà chúng ta yêu thích đều là vô thường. Mọi thứ trong đời sống đều là có duyên tiền định, vì thế tại sao chúng ta không cố gắng bỏ đi những chấp trước, tiếng tăm, giàu có, những thứ tình cảm, và cố gắng làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa bằng cách tu đạt quả vị như những đấng giác ngộ?

Sự thật của thế gian này là làm việc tốt sẽ gặp điều tốt, làm việc xấu sẽ gặp điều xấu. Những người trong chúng ta làm đúng với nguyên tắc đó sẽ được hạnh phúc nhiều hơn, và càng sống tốt hơn. Tại sao chúng ta không thể tu luyện tốt để duy trì được chính niệm và làm tốt hơn trên con đường tu luyện của mình? Và như vậy chúng ta sẽ không bao giờ bị nỗi sợ hãi về những nghiệp báo vì những hành vi bất chính của mình trước đây đè nặng.

Nếu chúng ta trước đây đã lầm lạc, thì bên cạnh tự hối lỗi và không để nỗi sợ đè nặng lên chúng ta; tốt hơn chúng ta nên tu luyện tinh tấn trong thời Chính Pháp, và nỗ lực hết sức sửa chữa lỗi lầm của chúng ta, rèn luyện bản thân mình tốt hơn. Một khi chúng ta tu luyện được điều đó, thì chúng ta sẽ không bao giờ sợ rằng chúng ta sẽ gặp lại hay mắc phải lỗi lầm như trước đây.

Một người tu luyện chân chính không có sợ hãi, nhưng nếu anh ta đi xa quá, chứng minh rằng anh ta không bao giờ sợ hãi thì lại là một điều không đúng. Tôi xin lấy ví dụ. Một đứa bé không biết sợ hãi là gì. Nhưng nếu đứa bé bị bỏng vì lửa một lần, chắc chắn đứa bé sẽ sợ lửa. Trong tương lai, đứa bé sẽ không dám đụng lửa nữa để tránh khỏi bị bỏng. Nhưng không một ai khuyến khích đứa bé nên bỏ tay vào lửa để đứa bé thoát khỏi nỗi sợ lửa hay để chứng minh rằng đứa bé không còn sợ lửa nữa. Sau khi bị bỏng lửa, đứa bé học được lửa là nóng, và sẽ học cách “sử dụng lửa” hơn là để bị bỏng lửa. Từ đó trở đi, đứa bé sẽ học hỏi dùng lửa tốt hơn và dập tắt lửa mỗi khi dùng xong. Và vì thế, đứa bé thật sự vượt qua được nỗi sợ lửa.

Khi vấn đề xảy ra trong tu luyện, đôi khi chúng ta không thật sự tự xét mình để tìm ra những sơ hở và giải quyết vấn đề. Thay vào đó, chúng ta cố gắng chứng minh rằng chúng ta không sợ vấn đề và cứ tiếp tục theo đuổi những gì chúng ta đang làm. Kết quả là, những sai lầm vẫn tồn tại, tiếp tục xảy ra và gây ra nhiều khó khăn cho các bạn đồng tu và Đại Pháp. Trong hoàn cảnh này, cái gọi là “không sợ” thật ra là thiếu lý trí và không khôn ngoan.

Sư phụ dạy chúng ta nguyên lý là làm việc tốt sẽ được điều tốt và làm việc xấu sẽ nhận điều xấu, và rằng chúng ta nên dùng nó để đánh giá chúng ta chứ không phải chỉ để cảnh báo người khác. Tôi nghĩ rằng khi một đệ tử tuyên bố hay chứng minh rằng anh ta không sợ gì cả, thật ra anh ta rất sợ hãi và sợ người khác biết là anh ta sợ. Anh ta nghĩ rằng anh ta không thể đạt đến viên mãn nếu anh ta không dứt bỏ được nỗi sợ hãi, hay anh ta chấp trước vào việc các bạn đồng tu nghĩ như thế nào về anh ta. Đó mới là một sự sợ hãi sâu thẳm, xuất phát từ chấp trước về ích kỷ và cái “tôi”. Khi chúng ta làm việc, nếu chúng ta giữ chính niệm, lòng từ bi và giữ tâm trí được sáng suốt thì kết quả sẽ hết sức tốt đẹp. Chúng ta không nên làm việc theo một lề lối nào đó để chứng minh rằng chúng ta không sợ hãi. Chúng ta cũng không nên tránh làm một số việc nào đó chỉ vì chúng ta sợ hãi. Điều mà chúng ta nên làm hay nên tránh đều là lấy Pháp làm Thầy.

Chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính chúng ta, với các đệ tử khác, và với Đại Pháp. Chúng ta chỉ nên làm những việc chính đáng trong một tinh thần cởi mở. Khi chúng ta thật sự không có sợ hãi, chúng ta sẽ không âu lo về việc làm thế nào để nỗi sợ hãi không đến. Khi chúng ta đạt đến vô ngã và vị tha, tự nhiên những yếu tố khiến chúng ta sợ hãi đều biến mất.

Đây chỉ là sự hiểu biết nông cạn của tôi và chỉ để tham khảo.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/4/12/26652.html

http://www.pureinsight.org/node/2201



Ngày đăng: 24-08-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.