Chuyện kể từ ngành y: Bệnh con tại cha

Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Tiểu Xuyên Hữu có một đứa con trai 8 tuổi tên là Tiểu Nguyệt. Tiểu Xuyên Hữu yêu quý đứa con này lắm. Mới đây, Tiểu Nguyệt bị nghẹt mũi và thỉnh thoảng cậu bé không thể ngủ ngon giấc. Nhìn Tiểu Nguyệt chịu đựng, Tiểu Xuyên Hữu cảm thấy anh còn đau đớn hơn con mình.

Chứng ngẹt mũi có vẻ giống như một cơn cảm lạnh dẫn đến tắc nghẽn một phần xoang và đường hô hấp. Khi tôi điều trị cho Tiểu Nguyệt, Tiểu Xuyên Hữu cũng cảm thấy mũi của anh ấy đỡ hơn trước. Từ đó, mỗi lần Tiểu Nguyệt điều trị, Tiểu Xuyên Hữu cảm thấy như thể là mũi của anh ấy cũng được điều chỉnh. Tiểu Xuyên Hữu nhớ lại anh cũng bị ngẹt mũi khi còn nhỏ. Khi lớn lên, mặc dù tình hình đã cải thiện, anh vẫn cảm thấy ngẹt mũi hết lần này đến lần khác. Trong khi điều trị cho Tiểu Nguyệt, cả Tiểu Xuyên Hữu và con trai anh đều được trị bệnh ở mũi.

Chứng ngẹt mũi của Tiểu Nguyệt có vẻ như là do cảm lạnh dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Nhìn các triệu chứng của cậu con trai, chúng ta có thể suy luận ra rằng tình trạng của cậu là do di truyền. Tây Y phát hiện ra nhiều chứng bệnh là do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và các tình trạng như vậy có thể bỏ qua một hoặc hai thế hệ. Nếu bệnh của Tiểu Nguyệt là do di truyền từ cha mình, thì vì cả hai người họ đều hưởng lợi ích khi Tiểu Nguyệt điều trị, điều này muốn nói lên rằng có một liên kết vô hình đến những thứ ở các không gian khác – hơn là mã di truyền liên kết giữa cha và con. Điều này chẳng phải nói lên sự tồn tại của một vật chất liên kết họ lại – điều gì đó vượt ra ngoài bệnh tật trong thế giới vật chất này sao? Nếu vậy, loại vật chất ấy là gì vậy?

Điều này đã được ghi trong sách Chuyển Pháp Luân: “Giới tu luyện giảng rằng nguyên thần bất diệt. Nếu nguyên thần bất diệt, thì nó có thể có những hoạt động xã hội tại đời trước, như thế trong hoạt động của đời trước nó có thể đã mắc nợ ai đó, nạt dối ai đó, hoặc giả phạm những điều không tốt khác, như sát sinh, v.v.; như thế tạo thành nghiệp lực. Những thứ ấy, tại không gian khác, tích lại về sau; [người ta] luôn mang chúng theo; vật chất màu trắng cũng lại như thế; nhưng không chỉ có một nguồn ấy. Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại [những thứ ấy].” (Bài giảng thứ Tư, “Chuyển hóa nghiệp lực”)

Theo đó, nguyên nhân thực sự gây ra bệnh tật là nghiệp lực, và các triệu chứng khác nhau chỉ là biểu hiện trong thế giới vật chất này. Phương pháp điều trị của Tây Y không có ảnh hưởng gì đến nghiệp lực, giống như là các dụng cụ sửa chữa ô tô thì không thích hợp để sửa chữa đồng hồ vậy. Ví dụ về cha – con nêu trên cũng dạy chúng ta rằng vận mệnh và số phận của một người dựa trên ít nhất là một phần vào đạo đức của cha mẹ và thậm chí là của ông bà người đó. Những việc làm sai trái của cha mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cái. Có rất nhiều ví dụ như vậy ở Trung Quốc, đặc biệt là có liên quan đến những người đàn áp Pháp Luân Công. Trái lại, một người làm điều tốt không chỉ mang đến cho con cái họ điều tốt lành, mà còn mang lại lợi ích cho cha mẹ họ. Có rất nhiều câu chuyện như vậy ở Trung Quốc khi người ta đứng lên ủng hộ công lý từ lương tâm của họ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/4/6/65386.html
http://pureinsight.org/node/5959