Lời tiên tri của Lưu Cơ thời nhà Minh, Trung Quốc

Tác giả: Dung Pháp

[Chanhkien.org] Số đầu tiên của tạp chí Time trong thiên niên kỷ mới này đã xếp hạng những nhân vật có ảnh hưởng nhất mọi thời đại trong lịch sử nhân loại. Một trong những nhân vật đó là Chu Nguyên Chương (còn được biết đến với tên Chu Hồng Võ), vốn xuất thân khiêm nhường (một người vô gia cư), là người đã “đánh đuổi con cháu Thành Cát Tư Hãn và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại nhà Minh ở Trung Quốc”. Theo tạp chí Time, những thành tựu khác của Minh Thái Tổ còn bao gồm những chính sách dẫn đến “năng suất nông nghiệp cao”, khiến cho “người dân Trung Quốc tầm thường… trở thành những cư dân giàu có nhất trên trái đất”. Thành công của ông phần lớn là nhờ sự phò tá của quan tham mưu trưởng Lưu Cơ (hay còn được biết đến với tên gọi Lưu Bá Ôn). Ông là một huyền thoại khác ở Trung Quốc nổi tiếng bởi sự thông thái và tài tiên tri của mình. Sau đây là bản dịch đặc biệt của một cuộc đối thoại giữa Minh Thái Tổ và Lưu Bá Ôn. Cuộc nói chuyện này được ghi chép trong kho lưu trữ Hoàng gia của triều đại nhà Minh.

Vua: Hãy nói cho ta biết, ai sẽ truyền Đạo trong thời mạt kiếp?

Lưu Cơ: Có một câu thơ tiết lộ bí mật này: Không phải Tăng cũng không phải Đạo, đầu đội “mũ lông cừu nặng 4 lạng” [1], vị chân Phật ấy không ở trong chùa chiền. Ông ấy là Di Lặc sẽ đứng đầu để giáo hóa tất cả.

Vua: Vậy, đức Di Lặc sẽ giáng sinh ở đâu?

Lưu Cơ: Nghe thần nói đây: Khi vị giáo chủ tương lai hạ thế, Ngài sẽ không ở trong những nhà quyền quý, không ở trong cung làm Thái Tử. Ngài không ở trong chùa chiền và đạo viện, mà Ngài sẽ giáng sinh trong một gia đình nghèo khó. Ngài sẽ chu du “Yên Nam Triệu Bắc” và rải vàng trên đường Ngài đi.

Vua: Vì con cháu của chúng ta, ngươi hãy nói rõ điều gì sẽ xảy ra sau triều đại nhà Thanh [2]?

Lưu Cơ: Thần không dám nói hết ngọn ngành. Nhưng chắc chắn rằng thời nhà Thanh sẽ còn vững bền trước khi mở cửa đường biển với bên ngoài. Nhưng chiến tranh sẽ xảy ra sau khi khai mở. Nếu thời vận lại tới cho việc mở cửa với bên ngoài lần nữa, thậm chí trên diện rất rộng, thì khi đó là “Lão Thủy” [3] cai trị ở kinh đô.

Vua: “Lão Thủy” có làm thay đổi gì không?

Lưu Cơ: Có có có. Vô số Đạo sẽ nhường chỗ cho một phương pháp tu luyện. Lớn sẽ thành nhỏ, già biến thành trẻ. Đó là thời mà các hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, một thời kỳ đáng nực cười, thời mà các tăng nhân lấy vợ.

Vua: Khanh có gì để nói về Đạo thời đó?

Lưu Cơ: Vào cuối thời Mạt Kiếp, hàng vạn Giác Giả sẽ hạ thế, hàng ngàn vị Phật giáng trần. Vô số Đạo, Thần, Bồ Tát, La Hán, Chân Nhân … khắp bầu trời … sẽ khó thoát khỏi tai ương này. Không có ai khác ngoài vị Phật tương lai, sẽ truyền Pháp ở dưới thế gian. Tất cả chư Phật chư Đạo chư Thần, dù trên Thiên thượng hay dưới Thiên hạ, nếu không được đi trên con đường Kim Tuyến duy nhất này, thì quả vị của họ sẽ bị tước bỏ. Sau thời mạt Pháp này, Di Lặc sẽ kết thúc toàn bộ 81 tai họa.

1. Nguồn gốc.

Những lời tiên tri trên đã tiết lộ rõ ràng nguồn gốc, sự khởi đầu và truyền rộng của Pháp Luân Đại Pháp. Câu “Đội một chiếc mũ lông cừu 4 lạng” đã miêu tả kiểu tóc của đàn ông thời nay. Đàn ông thời nhà Minh thường có tóc rất dài, đội một chiếc mũ có viền và búi tóc khá nặng nề. “Chiếc mũ 4 lạng” là nói đến kiểu tóc ngắn thường thấy của đàn ông thời nay, chỉ nặng đúng bằng khoảng đó thôi. Câu “Không phải Tăng cũng không phải Đạo, đầu đội “mũ lông cừu 4 lạng”, vị chân Phật ấy không ở trong chùa chiền. Ông ấy là Di Lặc sẽ đứng đầu để giáo hóa tất cả.” đã nói rõ rằng, đức Di Lặc đã không giáng sinh trong Phật giáo, mà là giáng sinh trong một nhà nghèo khổ bình dân. Câu văn cũng nói rõ rằng Pháp Luân Đại Pháp không phải là Phật giáo hay là bất kỳ tôn giáo nào cả; và người sáng lập, Sư Phụ Lý Hồng Chí, lớn lên trong một gia đình nghèo khó.

2. Nơi giáng sinh và nơi truyền Pháp.

“Vua: Vậy, đức Di Lặc sẽ giáng sinh ở đâu?

Lưu Cơ: Nghe thần nói đây: Khi vị giáo chủ tương lai hạ thế, … … đã nói rõ thân thế của Ngài.

Câu cuối, địa điểm được mệnh danh là “Yên Nam Triệu Bắc” – phía Nam nước Yên và phía Bắc nước Triệu – rõ ràng là Bắc Kinh. Nước “Triệu” và nước “Yên” trong Trung Quốc thời cổ đại nay là tỉnh Hà Bắc bao quanh thành phố Bắc Kinh hiện nay. Cũng đáng lưu ý rằng Lưu Cơ miêu tả việc Sư Phụ bắt đầu giới thiệu Phật Pháp vào năm 1992 để độ nhân là “bả kim tán” nghĩa là “rải vàng”. Phật Pháp so với vàng còn trân quý hơn. “Ngài sẽ chu du “Yên Nam Triệu Bắc” và rải vàng trên đường Ngài đi”, chính nghĩa là: năm 1992 Sư Phụ bắt đầu truyền rộng Đại Pháp tại Bắc Kinh (tại Hội Sức khỏe Đông phương để mọi người biết đến).

3. Thời gian

“Một lần nữa mở cửa ra ngoài, thậm chí còn trên diện rộng hơn” là để nói tới chương trình liên tục “mở cửa và cải cách” ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, Lưu Cơ còn là tác giả của “Thiêu Bính Ca” (”Bài ca bánh nướng”), đoán rất đúng sự hưng thịnh và diệt vong của những triều đại Trung Quốc kế tiếp từ thời của ông trở về sau. Đoạn đối thoại về thời nhà Thanh hoàn toàn thống nhất với những ghi chép thời nay. Ví dụ, cuộc chiến tranh Nha Phiến vào năm 1840, buộc Trung Quốc mở cửa cho các thế lực lớn trên thế giới vào, cầm đầu là nước Anh, đã đẩy Trung Quốc vào các cuộc chiến tranh trong một thời kỳ lịch sử đen tối kéo dài 100 năm.

4. Hơn thế nữa

Cuộc đối thoại này cũng nói về hiệu quả của Pháp Luân Đại Pháp đối với sức khỏe con người, ví dụ như làm người ta trẻ hơn so với tuổi. Phần cuối cùng đã khắc họa rất cụ thể quá trình Chính Pháp, với tất cả Thần, Phật, Đạo, cùng con người, đi qua khảo nghiệm sau cùng. Như Sư Phụ Lý Hồng Chí đã giảng, chúng sinh không qua được khảo nghiệm sẽ mãi mãi mất đi cơ hội. Luật này thậm chí còn áp dụng cho các vị Phật, “nếu giữ mình không vững cũng sẽ rớt xuống” (trích Chuyển Pháp Luân). Trong đó, điều đáng chú ý là vị Phật xuống để cứu độ con người được mệnh danh là “Vị Phật tương lai”, hay còn được người đời gọi là Phật Di Lặc.

________________________________________
[1] Một lạng: gần bằng 38 gam
[2] Nhà Minh (1368-1644] và nhà Thanh (1644-1911) là hai triều đại kế tiếp nhau ở Trung Quốc.
[3] “Lão” có nghĩa là “già, nhiều”, và “Thủy” có nghĩa là “nước”. Đề cập đến Lão Thủy ở đây có phần thú vị bởi nó đồng nghĩa với tên của vị lãnh đạo bạo ngược đương thời Trung Quốc Giang Trạch Dân. “Giang” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là sông; “Trạch Dân”, dịch nôm na là giúp người dân bằng cách liên tục cung cấp nước cho họ. “Giang” là nước mà “Trạch” cũng là nước, là rất nhiều nước. Trớ trêu là, trong suốt mùa hè năm 1990, năm đầu tiên Giang lên làm lãnh đạo nhà nước, Trung Quốc chứng kiến một phần lớn lãnh thổ bị lũ lụt nghiêm trọng, con số người chết lên đến hàng ngàn. Điều này cũng được lưu truyền rộng rãi trong giới “mê tín” là lũ lụt có lẽ liên quan đến cái tên của vị lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, kể từ năm đó, hàng năm đều có những trận lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở Trung Quốc.

Dịch từ:

http://www.minghui.cc/gb/0001/Oct/26/liubowen_yuyan_102600_shishi.html
http://aaa.clearwisdom.net/html/articles/2000/11/3/6308.html