Câu chuyện lịch sử: Khổng Tử hết lương thực



[Chanhkien.org] Khổng Tử (551-479 TCN) được coi là một trong những thầy giáo và triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền nghệ thuật và đạo đức của người Trung Quốc. Trong những năm sau này, ông đã chu du nhiều nước để truyền rộng học thuyết của mình nhưng kết quả không thật khả quan.

Một lần, Khổng Tử cùng các môn đồ của mình tới nước Trần thì bị cạn lương thực. Một số môn đồ của ông ngã bệnh. Một trong số họ, Tử Lộ, người cũng là một học giả nổi tiếng than rằng: “Than ôi, người quân tử cũng có lúc phải khốn cùng vậy ư!” Khổng Tử đáp: “Người quân tử khi khốn cùng vẫn có thể giữ được tiết tháo; còn kẻ tiểu nhân khi khốn cùng thì sẽ hành động theo sở dục.”

Tiêu chuẩn đạo đức để làm người không thể tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi. Nghịch cảnh nhiều khi là phép kiểm nghiệm đối với phẩm chất đạo đức của chúng ta, xem chúng ta có thể kiên trì bất động trong các loại tình huống hay không. Nhiều người sẽ thỏa hiệp trước hoàn cảnh, và họ dần dần rời xa các nguyên tắc của chính họ.

Khổng Tử đã dạy chúng ta đạo lý làm người, từ đó duy trì quy phạm đạo đức của dân tộc Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Nhưng con người hiện đại lại chế nhạo những lời dạy của Khổng Tử. Đó chính là nguyên nhân khiến tiêu chuẩn đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng.

Khi các học viên Pháp Luân Công nói về “làm người tốt”, một số người lại trở nên nghi ngờ và nghĩ rằng họ có động cơ chính trị ẩn giấu, hoặc họ có tinh thần không bình thường. Con người ngày nay không còn biết được tiêu chuẩn để làm người nữa.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2003/8/28/22601.html
http://pureinsight.org/node/3995



Ngày đăng: 07-03-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.