Chấp trước về ganh tỵ tật đố của tôi



Tác giả: Lục Cừ

[Chanhkien.org ] Khi đọc đoạn “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân trước đây, thấy một đại hòa thượng lại ganh tỵ với tiểu hòa thượng, tôi thấy vị đại hòa thượng thật ngu xuẩn, khôi hài  vì đó không phải là thái độ của một người xuất gia.  Tôi cũng nghĩ là nó không dính líu gì đến tôi.  Vì thế, mặc dầu tôi học đoạn này qua lại nhiều lần, tôi đã không nhận ra rằng chấp trước về tật đố (ganh tỵ) của tôi cũng đã quá rỏ ràng.

Tại nơi tôi làm việc, tôi là một người quản lý và một người làm thuê khác cũng là đệ tử Đại Pháp.  Chúng tôi thường chia sẻ kinh nghiệm và làm với nhau rất thân.  Ở chỗ tôi làm, ai cũng biết tôi rất giỏi về viết.  Người đệ tử nọ cũng có khả năng về viết các giấy tờ, nhưng không giỏi bằng tôi vì anh ấy không có nhiều cơ hội để rèn luyện.  Tuy nhiên, anh ấy cũng viết nhiều bài rất hay để chứng thực Pháp.  Mặc dầu tôi cũng viết nhiều bài trong mấy năm qua để chứng thực Pháp, con số bài viết của tôi và vấn đề hữu hiệu của nó còn thấp so với của người đệ tử nọ.  Vì thế, một mặt tôi khâm phục tài năng của anh ấy, mặt khác tôi cảm thấy khó chịu, nghĩ rằng mỗi chúng tôi đều có khả năng đặc biệt riêng.  Tuy nhiên, càng nghĩ về điều này, thì người đệ tử nọ càng nói nhiều về điều này, và thậm chí còn hỏi tôi bài của ai hay hơn.  Mặc dầu trên bề mặt tôi nói rằng bài của anh ấy hay hơn bài của tôi, tôi thật ra không nghĩ như vậy.  Bất cứ khi nào người đệ tử nọ nói với tôi rằng nhiều người thích bài của anh ta và anh ấy nhận nhiều lời phản hồi tốt, tôi cảm thấy ganh tỵ, cũng giống như cái cảm giác của đại hòa thượng đối với tiểu hòa thượng.  Tuy nhiên, lúc đó tôi không biết rằng nó là chấp trước về ganh tỵ của tôi nhưng ngược lại tôi nghĩ rằng người đệ tử nọ có chấp trước về khoe khoang.

Chấp trước về khoe khoang của tôi cũng được thấy từ nhiều khía cạnh khác.  Mặc dầu tôi biết là người tu thì không nên để ý nhiều đến vấn đề tiền bạc.   Tôi vẫn bị cái cảm giác buồn khi thấy những người làm công của tôi lại có lương cao hơn lương tôi.  Khi vợ tôi nói những người khác giàu có nhiều hơn, tôi nói với cô ta rằng những thứ vật chất đó chỉ là tạm thời và không có ý nghĩa gì trong tương lai cả, ám chỉ rằng tôi tốt hơn người khác.  Với tâm ý như thế, thì rất khó mà cứu độ chúng sinh.

Chấp trước về ganh tỵ rất xấu xa và đó là một đề tài hết sức tế nhị.  Vì thế, những đệ tử thường không nói về điều này.  Ở đây, tôi muốn vạch trần nó để tôi có thể hoàn toàn trừ dứt nó.  Chúng ta cần phải có trí huệ hơn trong tu luyện và đối xử với các đệ tử và chúng sinh với một lòng từ bi và tâm thanh tịnh.  Bằng cách này, chúng ta mới có thể hoàn thành sứ mạng của một đệ tử Đại Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/8/18/61131.html

http://pureinsight.org/node/5840



Ngày đăng: 04-12-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.