Cảnh giới cảm ngộ—Vô vi và hữu vi



Tác giả: Khiết Tịnh

[Chanhkien.org] Tôi nghe một câu chuyện cách đây vài ngày.  Một đệ tử đi mua đồ về và khám phá ra rằng người bán hàng đã đưa hàng thiếu cho anh, anh trả nhiều hơn hàng anh nhận.  Khi nói chuyện vói các đệ tử khác làm thế nào để anh đối xử trường hợp này, thì có ba câu trả lời từ ba đệ tử.  Câu trả lời đầu tiên là trở lại người bán hàng và đòi thêm hàng hoá.  Câu trả lời thứ hai là không nên trở lại để đòi hàng vì người bán hàng đã bị mất đức vì đã đưa thiếu hàng cho anh, không mất thì không được.  Câu trả lời thứ ba là người đệ tử nên trở lại và giải thích tình trạng này một cách lịch sự với người bán hàng, và cũng nói với người bán hàng về đạo lý thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo; người đệ tử nên dùng trí huệ để giảng rõ sự thật và cứu độ người bán hàng. Ba câu trả lời phản ảnh ba tầng cấp giác ngộ khác nhau.  Câu trả lời đầu tiên cho thấy chấp trước của người thường, mà đó là ích kỷ.  Câu trả lời thứ hai phản ảnh có sự hiểu biết về pháp lý của Đại Pháp, không khởi tranh chấp, so với chủng hành vi thứ nhất là có đề cao, nhưng vẫn còn ẩn tàng tư tâm trong đó, đối với người tu luyện trong quá khứ mà nói, tôi nghĩ rằng nó không phải là rất đơn giản rồi.  Tuy nhiên, hành vi thứ ba là nhận thức cao nhất và hoàn toàn không có tâm được mất cá nhân, hoàn toàn là vì Pháp mà phụ trách và vì chúng sinh mà có trách nhiệm. Đó chính là hành vi và cảnh giới mỹ diệu.

Sau khi nghe câu chuyện này, tôi liên hệ với điều mà trong Chuyển Pháp Luân của Sư phụ.  Trong Bài giảng Thứ Ba “Tu luyện phải chuyên nhất”, Sư phụ nói đến việc liên kết tâm của Ngài với một vài Đấng Giác ngộ tầng cao.  Sư phu cảm thấy rằng tâm của các Bậc Giác ngộ kia tựa ‘nhất đàm tử thủy’ (hồ nước phẳng lặng) ,  hoàn toàn là vô vi, còn Sư tôn đang để tâm làm một việc hữu vi.  Khi tôi đọc đoạn này trước đây, tôi không thật sự liễu giải ý nghĩa của nó, chỉ thấy các bậc Giác giả tầng cao rất siêu phàm, đều không chấp trước, vô vi thanh tịnh phi thường.  Bây giờ tôi minh bạch rằng đó chỉ là một cảnh giới trong tầng thứ nhất định.  Không chấp trước và vô vi là điều một đệ tử cần đạt đến, là tầng cấp triển hiện đúng của ‘ Chân’.   Tôi hiểu được rằng cảnh giới cao không những chỉ yêu cầu vô vi mà là ‘hữu sở tất vi’.  Hành vi của đệ tử Đại Pháp khi nhìn thấy sinh mệnh sắp gặp phải nguy hiểm  liệu có thể là nhìn mà không thấy không?Nhìn người khác đang trong nguy hiểm thì đương nhiên là xả thân tương cứu ( kỳ thật là không nhất thiết phải xả thân), lúc đó cái gọi là ‘vô vi’ kỳ thật là sự lãnh đạm tự kỷ và sự không biết trân quý sinh mệnh.  Cổ nhân nói rằng “hữu sở bất vi, hữu sở tất vi” (có việc không làm, có việc tất [nên] làm), vô vi không phải là không làm gì cả mà vô vi chân chánh là làm mà không cầu (tố nhi bất cầu), cần làm những gì nhất định phải làm, là không phải hàm hồ, ví  như đệ tử Đại Pháp cần làm ba việc thì  nhất định để công phu mà làm, đó không là hữu vi, mà là trách nhiệm và sứ mệnh của chúng ta!

Một cá nhân nguyên lai  đối với từ ” Chân” mà lý giải là không còn chấp trước, là thanh thanh tĩnh tĩnh, không tranh với đời, thuận theo tự nhiên, hiện tại lại minh bạch thêm một tầng đạo lý, là cần làm gì thì làm nấy, hơn nữa cần làm tốt!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org//zj/articles/2009/4/8/58833.html
http://pureinsight.org/node/5841



Ngày đăng: 04-12-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.