Chuyện cổ Phật gia: Sau khi Huyền Trang thỉnh kinh trở về



Tác giả: Lục Hân Văn

[Chanhkien.org] Tiểu thuyết cổ điển Tây Du Ký đã khéo léo thuật lại những trải nghiệm và Huyền Trang trải qua khi đi tới Thiên Trúc thỉnh kinh Phật bất chấp khó khăn. Nhưng, ông đã làm gì sau khi lấy được chân kinh và trở về Trung Thổ? Ở đây là một vài tóm tắt sơ lược một vài câu chuyện được ghi lại trong lịch sử về Huyền Trang sau khi trở về quê hương để thỏa mãn trí tò mò của độc giả.

Huyền Trang đã mất tròn hai năm trở về Trung Thổ, và khi trở lại quê hương tính ra ông đã xa nhà gần 20 năm. Chính xác là ngày 24 tháng 1, năm thứ 19 thời Trinh Quán triều Đường. Vào ngày đó, mọi người tụ tập ở ngoại thành phía Tây kinh thành và hàng trăm nghìn sư tăng và thường dân và tập hợp và chào đón Huyền Trang, trở về từ Tây Trúc mang theo kinh Phật. Vào ngày hôm sau, Huyền Trang đã tặng kinh và tượng Phật ông mang về cho chùa Hồng Phúc. Vào lúc đó, xung quanh mặt trời xuất hiện những đám mây sặc sỡ, và tượng Phật tỏa ra những bánh xe ánh sáng hòa lẫn với sắc đỏ và trắng. Đám đông liên tục thốt ra những cử chỉ tín ngưỡng. Do sự trở về của Huyền Trang, mười nghìn người ở kinh thành đã tạm ngừng công việc và rất nhiều người đã theo đạo Phật. Đại lễ đón Huyền Trang có thể nói là hiếm có trong lịch sử.

Khi Huyền Trang trở về Trường An, Đường Thái Tông (một vị Hoàng Đế nhà Đường) đang ở trong thành Lạc Dương và chuẩn bị xuất chinh. Vì vậy, Huyền Trang đã tới Lạc Dương yết kiến Thái Tông và hiến cống rất nhiều kì trân dị bảo mang về từ chuyến đi. Hai người đã đàm đạo trong cung điện cho đến tận lúc trống khởi hành xuất chinh nổi lên. Đường Thái Tông yêu cầu Phòng Huyền Linh sắp xếp người để bảo hộ Huyền Trang và ban cho lộ phí và các vật dụng cần thiết. Sau này, Huyền Trang yêu cầu tuyển lựa những người có khả năng để dịch kinh cùng ông và Thái Tông đã đồng ý. Vì vậy, Huyền Trang đã rất tích cực trong việc dịch kinh sách và phổ truyền Phật Pháp sau khi trở về, và trở thành một trong tứ đại dịch giả kinh điển phật giáo.

Sau khi thảo tặc, Đường Thái Tông trở về Kinh đô Trường An, Huyền Trang đã dâng biểu xin Hoàng Đế viết lời tựa cho những kinh phật ông dịch. Ông tâu, “Trí tuệ của bệ hạ như bạch vân che phủ mặt trời và uy danh cao hơn cả trăm vua. Thần nghĩ rằng Phật pháp là vô biên, vì vậy một người nếu không có tư tưởng của thần thì chẳng thể giải thích được nghĩa lý của Pháp. Thánh giáo là huyền viễn, nếu không phải là những lời của thánh thần thì không thể dùng để làm lời tựa cho nó. Vì vậy, thần mạo phạm cầu xin bệ hạ hạ bút viết lời tựa cho thánh kinh. Lời của Hoàng thượng có hàm nghĩa thâm sâu, vì vậy xin đừng khiêm nhường về việc này thêm nữa.”

Cuối cùng, đáp lại ba lần thỉnh cầu của Huyền Trang, Thái Tông đã viết “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự”. Khi học hết bộ này, tất cả quan lại đều bày tỏ sự ca tụng, và việc chưa từng có trước đây, các quan lại trong hoàng tộc bắt đầu đọc kinh phật và Phật Pháp được thăng tiến chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Về sau, đáp lại yêu cầu của Đường Thái Tông, Huyền Trang cũng hoàn thành cuốn nổi tiếng “Đại Đường Tây Vực Ký”, nội dung mô tả những trang phục, văn hóa, địa lý, lịch sử, tôn giáo … của 110 nước ông đã du hành qua và 28 nước ông nghe đến. Câu chuyện của ông lời tự thuật chân thật, ngôn ngữ phong phú, đẹp và tao nhã, cuốn sách đã được xem như là một tác phẩm lớn trong kho tàng sách cổ Trung Hoa. Sau này nó đã được dich thành nhiều ngôn ngữ và phổ truyền rộng rãi.

Từ khi Huyền Trang bước chân vào Phật môn, ông đã luôn mong muốn được về nơi thiên giới Di Lặc. Năm 664, năm đầu thời kỳ vua Lân Đức (Đường Cao Tông), Huyền Trang nói với các sư tăng dịch kinh thư cùng ông và các đệ tử: “Ta chắc sẽ viên tịch năm ta 65 tuổi. Nếu ai còn câu hỏi gì, hãy mau hỏi sớm.”

Ai nghe được lời này cũng vô cùng ngạc nhiên: “Tại sao Sư phụ nói vậy khi chưa được 70, 80, hay 90 tuổi?” Huyền Trang trả lời: “Ta biết tự ta.” Ông sau đó đi đến trước tượng Phật cáo biệt. Khi một số tăng sư muốn đi, Huyền Trang nói: “Các con có thể đi. Ta đang từ biệt các con lúc này. Các con không cần phải đến để gặp ta thêm nữa và sẽ chẳng gặp được ta dù các con có đến.”

Vào ngày 9 tháng giêng, Huyền Trang nói với các sư tăng trong chùa: “Ta sắp viên tịch. Sau khi ta chết, hãy an tang thi thể ta ở một nơi an tĩnh gần chùa.” Sau khi nói xong, ông nằm xuống và khép mắt lại. Ông thấy một bông hoa sen lớn và một hình ảnh lớn của ông. Ông đã tỉnh giác ở thời điểm ông nhập vào niết bàn. Huyền Trang tập hợp tất cả các sư tăng trong chùa và nói lời từ biệt họ một lần nữa. Ông cũng nhớ lại vị Hoàng Đế và sau đó niệm thầm tên của Di Lặc.

Vào ngày mồng 4 tháng 2, Huyền Trang một tay đặt trên đầu, nằm yên bất động. Tăng sư hỏi: “Tư thế này là gì?” Huyền Trang đáp: “Đừng hỏi. Sẽ can nhiễu đến chính niệm của ta.” Vào lúc nửa đêm ngày mồng 5, một vài đệ tử hỏi: “Thầy có chắc sẽ đi về thế giới của phật Di Lặc?” Huyền Trang trả lời: “Chắc chắn.” Sau đó ông ngừng thở. Hai tháng sau khi Huyền Trang mất, màu sắc và vẻ ngoài của thi thể ông vẫn giống như là khi ông còn sống.

Thi thể Huyền Trang được sơ táng trong quan tài bạch lộc. Về sau, Hoàng Đế hạ chiếu cải táng thi thể Huyền Trạng ở Phiền Xuyên. Khi thi thể ông được đưa ra khỏi lòng đất, thân thể vẫn y nguyên màu sắc vẻ ngoài như khi ông còn sống. Đám đông xem nó là một cảnh tượng kỳ lạ và cảm thấy rằng Huyền Trang đích thị là một vị tăng siêu phàm và đã đắc Đạo.

Huyền Trang đã bất chấp sinh tử, vượt qua muôn vàn khó khăn để tới Thiên Trúc thỉnh kinh Phật, và như thế đã làm rạng rở thêm nền văn hóa bán thần Trung Hoa. Những di tích văn hóa ông để lại về sau đã viết lên những trang huy hoàng trong lịch sử văn minh Trung Hoa.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/11/22/41056.html
http://www.pureinsight.org/node/4331



Ngày đăng: 17-09-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.