Tu từng ý niệm

[Chanhkien.org]

Kính thưa Sư Phụ! Kính thưa các bạn đồng tu!

Mặc dù cuộc sống hàng ngày bận bịu, tôi đã trải qua mười hai năm tu luyện Đại Pháp. Khi tôi nhìn lại con đường tu luyện của mình, tôi nhận ra rằng mỗi một điều trong cuộc sống của tôi là một phần trong việc tu luyện tâm tính. Mỗi suy nghĩ của tôi là sự lựa chọn giữa làm người hay làm Thần.

1. Tu luyện và tinh tấn trong vai trò người mẹ

Là mẹ của bốn đứa trẻ, tôi có nhiều kinh nghiệm tu luyện tốt. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng những đứa con của tôi là bạn đồng tu tốt nhất của tôi. Bọn nhỏ giúp tôi phơi bày những tâm chấp trước ẩn giấu của mình. Trong khi ấy, chúng phản ánh tư tưởng con người và những thứ không thuần khiết của tôi so với sự thuần khiết của tụi nhỏ.

Mỗi lần khi một ai đó nói rằng họ cảm thấy khát, con trai ba tuổi của tôi dừng chơi, nhanh chóng mở tủ lạnh và lấy nước cho người đó. Đôi khi thằng bé làm đổ nước bởi vì nó vội vàng quá. Nếu tôi đang làm việc nhà lúc đó, đôi khi tôi phạt đánh thằng bé một cách không suy nghĩ. Sau đó, nó nhìn vào tôi với đôi mắt ngây thơ, lo lắng, nhưng tò mò làm tôi nhận ra cách xử sự nghiêm khắt của mình. Thằng bé thật sự rất cảm thông và là người tháo vác nhất trong gia đình. Nếu tôi bình tĩnh lại và nghĩ về hành động không ích ỷ và thiện tâm của thằng bé, tôi thấy thật hổ thẹn. Mặc dù là một học viên, tôi thường phớt lờ những đức tính tốt của con tôi bởi vì tôi bận làm công việc nhà và xem sự nhiệt tình của thằng bé chỉ làm rối. Tôi thường không biết cảm kích tính không ích kỷ và sự nhiệt tình của thằng bé thế nào. Điều này làm tôi nhận ra tôi đã phạm phải một sai lầm tương tự trong công việc Chính Pháp. Tôi luôn luôn nghĩ quá nhiều về kết quả công việc và quên nhận thấy rõ được đức tính của mỗi học viên, người muốn tu luyện và thể hiện trái tim vàng.

Bây giờ hãy để tôi kể về việc tham gia dự án truyền thông của mình. Tôi là một trong những học viên lâu năm, những người mà ngay từ ban đầu đã có phần nỗ lực trong công việc truyền thông. Sau hai năm, tôi tự nhận thấy mình là một chuyên gia với nhiều kinh nghiệm. Tôi bắt đầu chỉ trích những bản tin của người khác. Tôi đã vô ý làm tổn thương người khác bằng những bình luận bị buộc chặt với tư tưởng con người của mình. Tôi không thể nhận thấy nguyện vọng được tinh tấn của người khác. Con trai tôi đã cho tôi thấy được sự nguy hại này đối với công việc Chính Pháp bởi vì tôi đã không xem công việc là [có phần của] sự tu luyện.

Nhiều lần, khi tôi vội vã ra ngoài, đứa con trai thứ hai giúp em nó chậm rãi cất đồ chơi mà không thèm quan tâm đến những lời la mắng của tôi. Mặc dù việc này xảy ra hết lần này đến lần khác, con trai tôi vẫn tiếp tục chậm chạp. Tôi cảm thấy bị khiêu khích và đã khiển trách và mắng mỏ thằng bé bằng những lời thô tục. Nhưng con trai tôi không bao giờ giận tôi, luôn luôn mỉm cười và nói, “Con yêu mẹ nhất trên đời.” Lúc ban đầu, tôi nghĩ đó là tính cách của thằng bé, bởi vì nó là đứa im lặng nhất trong bốn đứa nhỏ. Nó cũng là đứa thật thà nhất, bình thường nhất và ít thông minh nhất. Trong các mâu thuẫn giữa các anh em, nó luôn luôn là người vị tha nhất và không bao giờ trả đũa.

Vào một ngày, tôi thấy mình đã mất đức khi đối đãi với đứa con thứ hai. Tôi cảm thấy tội lỗi về những gì tôi đã nói và về cách hành xử của mình. Tôi nhận ra rằng chính là tính cách nhẹ nhàng và vị tha của thằng bé đã làm mối quan hệ giữa những đứa trẻ được êm thấm, nhờ đó giúp tôi rất nhiều. Thay vào đó, tôi chỉ trích thằng bé từ một lập trường nặng về vật chất. Tôi lo thằng bé không thông minh như anh nó. Nhưng thật sự, một sinh mệnh với tâm tính cao hơn thì gần hơn với đặc tính Chân, Thiên, Nhẫn của vũ trụ. Không phải thằng bé đang phản chiếu sự thiếu lòng thương xót và tha thứ của tôi bằng cách hành xử của nó ư? Không phải thằng bé đang giúp tôi đề cao bản thân ư?

Điều tương tự xảy ra trong công việc Chính Pháp khi cố gắng cứu độ chúng sinh. Tôi thường đánh giá và hợp tác dựa trên năng lực trong thế giới con người. Tôi đã không nhìn vào bên trong và đưa lý do bận làm công việc Sư Phụ giao cho. Thật ra, mỗi một đệ tử Đại Pháp đều có một vai trò quan trọng trong Chính Pháp. Chúng ta không thể đánh giá họ dựa trên khả năng phàm trần, tuổi tác hay dựa trên kĩ năng về công nghệ kỹ thuật của họ. Nhưng tôi vẫn không hiểu rõ nguyên lý này và thảo luận vấn đề này với nhiều người. Hầu hết thời gian tôi không thể hành xử như đứa con trai nhì. Tôi không thể dàn xếp các mối quan hệ cho ổn thỏa trong các mâu thuẫn với những học viên bởi tâm chấp trước của tôi.

Trong một thời gian dài, con trai cả của tôi nói một số từ mang tính chống đối và thể hiện hành vi bất trị. Đây dường như là hành vi của một trẻ vị thành niên. Thằng bé luôn luôn đe doạ rằng nó sẽ không học Pháp nữa. Tôi bắt đầu lo lắng và quan tâm tới nó hơn. Tôi cảm thấy nó không còn tốt bụng và ngoan ngoãn như hồi nhỏ, và nó không thích giúp đỡ tôi nữa. Khi mà mâu thuẫn của chúng tôi tăng cao, tôi phát đau đầu tồi tệ và bắt đầu học Pháp nhiều hơn. Cuối cùng tôi nhìn vào bản thân mình từ vị trí của thằng bé. Tôi nhận ra rằng tôi thật sự có vấn đề là chỉ trích thằng bé hàng ngày, phạt nó vì tính thiếu kiên nhẫn, ích kỷ, hành vi kiêu ngạo, tất cả thật ra được củng cố bởi sự thiếu sót của tôi. Chính là tôi người đã mang quá nhiều vấn đề đến cho một đứa bé vô tội! Thằng bé đã thường giúp đỡ tôi rất nhiều bằng cách chăm sóc các em, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến cảm ơn nó. Tôi không bao giờ đánh giá cao hay học từ đức tính bẩm sinh của nó. Không phải đó là một cách thức đặc biệt mà Sư Phụ dùng để nhắc nhở tôi sao? Khi tôi xin lỗi thằng bé từ tận đáy trái tim mình và cố thay đổi hành vi của mình, đứa con cả không còn chông đối nữa và nó lại xem trọng việc tu luyện của nó.

Là một phụ đạo viên, tôi có những vấn đề tương tự. Khi tôi chấp trước vào công việc, tôi sẽ quên đi các học viên khác đã làm những gì và họ chịu đựng bao nhiêu thứ. Do đó, tôi đã không biết yêu mến, đánh giá cao và cảm ơn những người khác. Đó không phải là nhân tố xấu từ cựu vũ trụ đang chia rẽ chúng ta và ngăn chúng ta trở nên chân chính ư? Nếu tôi không thể nhận ra điều này và tiếp tục phủ nhận, làm sao tôi có thể là một phần của chỉnh thể với các học viên khác cơ chứ?

Ba đứa con sau của tôi được sinh sau khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Tôi tập cho chúng đi vệ sinh vào ngày sau khi chúng sinh ra. Chồng tôi, không phải là học viên, cười tôi và nói rằng huấn luyện một thằng bé 2 ngày tuổi là việc không thể. Không bao lâu sau khi anh ấy nói vậy, những đứa bé sơ sinh của tôi chỉ ra rằng chúng biết đoàn kết thế nào trong phương diện này. Chúng rất ngăn nắp và không bao giờ để chất bẩn làm bẩn cơ thể chúng. Và chúng có thể luôn làm tôi hiểu chúng muốn gì. Điều gì nữa, mấy đứa bé sơ sinh dường như hiểu thời gian của tôi cho việc cứu độ chúng sinh là giới hạn. Chúng tự biết dừng lại hoặc từ chối  sữa của tôi khi chúng  khoảng 7 hoặc 8 tháng tuổi. Vì thế tôi có thể đi ra ngoài thường hơn. Tôi nhận ra rằng Sư phụ  luôn nhắc nhỡ tôi: Là một học viên, tôi phải nên khiêm tốn.

So với Đại Pháp, những suy nghĩ con người của tôi tất cả đều là nông cạn và sai lầm. Nếu tôi có thể thuần khiết như một đứa bé con, tôi cũng có thể có công năng, ngộ và làm mọi việc hiệu quả.

2. Tu luyện trong khi thu thập các bài diễn thuyết cho những Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm của chúng tôi

Tôi đã thu thập các bài diễn thuyết nháp cho các Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm trong nhiều năm. Chúng tôi đã hủy bỏ Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm tại Canada vào năm ngoái vì nhiều lý do. Mặc dù chúng tôi làm mất khoản tiền ký quỹ, nhiều học viên vẫn rất bình tĩnh và nói rằng chúng tôi đã quá bận và họ không để tâm đến việc chúng tôi hủy bỏ Pháp Hội. Hiện nay chúng tôi không phải lo lắng về vấn đề này! Bản thân tôi đã ở đó, nhưng đã không cảm nhận thấy bất cứ việc gì sai cả.

Năm nay, chúng ta nhận thấy rằng nhiều vấn đề tu luyện đã trở nên nổi bật hơn. Nhiều dự án đối mặt với những khó khăn rất to lớn. Khi nhìn vào bên trong, chúng ta nhận ra rằng những khó khăn này là do sự không chân chính của chúng ta. Chúng ta nên tìm ra nguyên nhân gốc rễ và nhìn thấy sự thật một cách rõ ràng. Chúng ta nhận thấy rằng sự liên lạc liên quan đến tu luyện giữa các học viên đã trở thành sư liên lạc về công việc. Các nhóm học Pháp của chúng ta dần dần nhỏ hơn và một số biến mất. Những điểm luyện công thì rải rác. Khi chúng ta nói về Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm, các học viên dường như không hứng thú lắm. Thậm chí chỉ một vài ngày trước Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm ở Canada, mặc dầu nhiều thông tin và liên lạc từ Phật Học Hội và những tình nguyện viên kêu gọi cho những bản thuyết trình nháp từ mỗi học viên, có hiếm người trả lời.

Sư Phụ nói rằng chúng ta nên nhìn vào bên trong khi gặp phải bất cứ vấn đề nào. Là một thành viên của nhóm đặc nhiệm, một người mang trách nhiệm thu thập các bài nháp, tôi nên nhìn vào bên trong nhiều hơn các học viên khác. Khi tôi nhìn vào bên trong, tôi kinh ngạc tìm thấy một lỗ hổng rộng như vũ trụ của bản thân tôi và tất cả các loại hành vi sai trái.

Tôi vẫn nhớ những năm đầu tiên tôi tu luyện. Lúc đó tôi rất siêng năng. Đặt sách Đại Pháp xuống rất khó khăn. Và tôi đã luyện công trong công viên cả năm tròn. Khi thời gian cho Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm đến, tôi sẽ viết một bài chia sẻ và không quan trọng việc nó có được dùng hay không. Những khó khăn không bao giờ dừng tôi lại được. Sau đó, tôi không nhớ vào lúc nào tôi dừng học Pháp và luyện công một cách siêng năng. Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm chỉ trở thành một trong những dự án của tôi và làm tôi bận hơn bình thường.

Mặc dù tôi tham gia trong nhiều dự án Chính Pháp, đây không thể là lý do để không tu luyện trong hình thức mà Sư Phụ đã an bài cho chúng ta. Cuối cùng tôi hiểu rằng tôi đã không còn siêng năng và tôi cần làm một cuộc đột phá. Nhưng như thế nào đây? Vấn đề từ đâu mà đến?

Tôi nhớ rằng khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, những học viên lâu năm bảo tôi rằng Sư Phụ khuyên các học viên ở Trung Quốc đọc câu chuyện tu luyện về Phật Milarepa. Tôi nên thực hiện những gì Sư Phụ nói và đã tìm câu chuyện này ngay lập tức. Tôi đọc xong với nước mắt chảy dài trên mặt. Chí siêng năng của tôi bắt đầu rất vững chắc. Tôi quyết tâm: “Tôi muốn thông minh như Phật Milarepa, không sợ đau khổ, và tu thành Phật trong đời này.”

Câu chuyện của Phật Milarepa đã phai nhạt trong trí nhớ của tôi. Tôi theo Sư Phụ trên mọi con đường Chính Pháp của thầy và bồi đắp đức. Bởi tôi sống giữa người thường, một số suy nghĩ con người trong tiềm thức nhưng tồi tệ đã thiết lập vững chắc trong tâm trí tôi. Tôi dám thương lượng với Sư Phụ trong tâm và không còn xem tu luyện là việc thần thánh và uy nghiêm. Đây chỉ là giống như một đứa bé được nuông chiều bắt đầu thương lượng với ba mẹ của nó. Tôi cũng giúp Sư Phụ trong Chính Pháp. Công việc của tôi nặng nhọc và khó khăn. Bởi những suy nghĩ này nằm sâu trong tâm trí tôi, khó mà bộc lộ chúng ra được. Vì vậy chúng trở thành những chướng ngại lớn cho sự siêng năng tu luyện của tôi.

Sau khi nhận ra những thiếu sót này, tôi bắt đầu xem mình là một học viên mới. Tôi bỏ đi tất cả những gì gọi là “công trạng” và đọc truyện Phật Milarepa một lần nữa. Nó cảm thấy thật khác biệt khi đọc câu chuyện lần nữa sau mười năm. Trước đây, tôi chỉ nhìn thấy một ví dụ tốt về tu luyện, nhưng bây giờ tôi nhìn thấy sự không đầy đủ trong tôi. Ví dụ như, sư phụ của Phật Milarepa muốn ông thành công, vì vậy người bắt ông xây những ngôi nhà xung quanh các ngọn đồi. Những ngôi nhà được xây và phá hủy hết lần này đến lần khác. Những hòn đá làm Milarepa bị thương. Cảnh tượng thật đầy khổ sở. Sư phụ của ông vẫn chỉ trích và đôi khi còn đánh ông. Mặc dù Milarepa nghĩ về một con đường tắt và gặp thất bại, ông luôn luôn vâng lời sư phụ. Đó là tại sao sư phụ của ông nói Milarepa là đệ tử tốt nhất mà ông từng có và dạy ông tất cả sự thật về tu luyện.

Khi so sánh, tôi dường như trả ra rất nhiều trong tất cả các dự án và chịu khổ rất nhiều. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu rằng tất cả những điều đó được an bài bởi Sư Phụ cho tôi tu luyện, chỉ giống như Milarepa xây nhà vậy. Làm sao tôi có thể cảm thấy tự hào bởi những công trạng mà tôi tích lũy?

Sư Phụ muốn chúng ta đạt đến tầng cao hơn của quả vị. Vì vậy những gì chúng ta làm sẽ không đơn giản như xây nhà. Chúng ta phải xuất bản báo, xây dựng một trạm truyền hình và bố trí các buổi chiếu. Sư Phụ không quan tâm đến kết quả của các đề án, chỉ giống như sư phụ của Milarepa không quan tâm liệu Milarepa có xây [được] nhà hay không. Sư Phụ của chúng ta muốn nhìn thấy cái tâm của các đệ tử: Họ có thật sự tin tưởng vào Sư Phụ, tôn trọng Sư Phụ, là những đệ tử chân chính và siêng năng không? Nếu một khảo nghiệm không đủ, thì sẽ có hai, ba, bốn và năm khảo nghiệm.

Bởi vì chúng ta rơi vào chốn mê, chúng ta quên tất cả những điều này. Chúng ta xây tâm chấp trước vào ngôi nhà của chúng ta to lớn thế nào, nó trông tuyệt vời thế nào, bao nhiêu hòn đá chúng ta đã di chuyển và bao nhiêu nỗ lực chúng ta đã bỏ vào. Chúng ta bắt đầu cảm thấy chúng ta xây nhà tốt cho Sư Phụ, và chúng ta đã bỏ vào nhiều công sức, và Sư Phụ phải đối xử tốt và nhân từ với chúng ta, thầy sẽ nhất định khiếnchúng ta trở thành Phật. Những điều đó đều là những suy nghĩ tồi tệ của con người. Chúng ta không nghe theo những gì Sư Phụ nói và thậm chí thương lượng với Ngài.

Tu luyện khi chuẩn bị cho một Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm là một dạng của tu luyện Đại Pháp được an bài bởi Sư Phụ từ lúc Sư Phụ bắt đầu giảng Đại Pháp. Trước sự đàn áp của chính phủ Cộng Sản Trung Quốc, nếu có một Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm và các bài nháp được yêu cầu từ mỗi học viên, ai sẽ không viết một bài đây? Mỗi người chú ý và viết bài bởi vì đó là con đường an bài cho mỗi học viên. Tà ác sẽ khảo nghiệm chúng ta bằng con đường phá hoại. Đầu tiên chúng tấn công vào hình thức tu luyện Sư Phụ giảng. Môi trường để học và luyện công theo nhóm bên trong Trung Hoa Đại Lục đã bị hư hại.

Bây giờ, trang web Minhhue đang cố gắng khắc phục những khó khăn đó và mở một Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm online cho các học viên ở Trung Quốc. Có mười mấy ngàn bài Chia sẻ Kinh nghiệm xuyên qua vòng phong tỏa Internet của chính phủ Trung Quốc. Các học viên bên trong Trung Quốc cũng đang cố gắng hết sức bằng chính niệm và hành động của họ để xây dựng môi trường cho việc học và luyện công theo nhóm. Chúng tôi, những đệ tử ở các nước khác không thể dùng lí do bận làm dự án và chấp nhận sự bức hại từ vũ trụ cũ như thế. Chúng ta phải bám chặt vào mọi thứ Sư Phụ đã an bài và yêu cầu chúng ta.

Sự thật, tôi trải nghiệm việc tu luyện thậm chí trong một nhiệm vụ đơn giản như viết các bài chia sẻ. Mỗi lần tôi viết một bài cho Pháp Hội Chia sẻ Kinh nghiệm hoặc cho các cuộc chia sẻ khác, nó bộc lộ suy nghĩ con người của tôi. Khi tôi sung sướng khi viết, tôi nhận thấy tâm hiển thị và chấp chước cường tín [quá khích]. Khi tôi viết do dự, tôi nhận thấy tâm lo sợ bị mất mặt, cũng như cảm giác bề trên của một học viên lâu năm. Nếu bài của tôi không được chọn, sẽ có chấp trước vào việc tranh đấu và tâm tật đố. Nếu bài đó được chọn, tôi bắt đầu kiêu ngạo. Chính là giống như Sư Phụ đã nói trong Luận Ngữ, “Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thân và vũ trụ, thay đổi hoàn toàn quan niệm đã cứng nhắc, thì nhân loại sẽ có một [bước] nhảy vọt.” (Chuyển Pháp Luân). Trong tiến trình bộc lộ những tâm chấp trước của mình, tôi nhận thấy rằng tôi vẫn đang tu luyện bản thân. Tôi cũng cảm thấy rằng Sư Phụ giúp tôi loại bỏ những suy nghĩ bẩn thỉu đó và những vật chất dơ khác. Tôi có thể nhìn nhận Pháp ở những tầng khác nhau mà Sư Phụ bày ra.

Từ nay trở đi, tôi không dám chậm trễ nữa. Tôi quyết đối xử với bản thân như một đệ tử mới và cố nghiêm túc hoàn thành mọi điều Sư Phụ yêu cầu. Tôi sẽ kiên trì và đạt đến tiêu chuẩn cơ bản của đệ tử thời Chính Pháp. Tôi sẽ không làm thất vọng sự bảo vệ từ bi của Sư Phụ.

Cảm ơn đã cho tôi chia sẻ với các bạn. Làm ơn vui lòng chỉ ra bất cứ điểm nào không phù hợp.

Cảm ơn, Sư Phụ! Cảm ơn, các bạn đồng tu của tôi!

Dịch từ :

http://pureinsight.org/node/5774