Khám phá “Tây Du Ký” (7): Pháp hiệu của ba đồ đệ



Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(7) Pháp hiệu của ba đồ đệ

Ba đồ đệ của Tam Tạng là Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh. Ba Pháp hiệu này đều có ý nghĩa thâm thúy bên trong.

Trước tiên hãy nói về chữ “ngộ”. Người ta nói, rất nhiều điều trong tam giới là sai lầm. Trong Phật giáo, mọi thứ trước khi giác ngộ đều là giả tướng. Con người bị chấp trước vào giả tướng vì giới hạn nhận thức của họ, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Năng lực nhận biết của con người là có hạn, nếu chỉ tin vào những gì mình biết được thì chính là coi giả tướng như chân lý. Vì thế trong tu luyện, chữ “ngộ” rất được nhấn mạnh, ấy chính là phóng hạ sự chấp trước vào giả tướng, từ đó có thể tiếp thụ, nhận thức về Pháp lý chân chính của vũ trụ. Chỉ khi nào người tu luyện khai ngộ rồi, thì mới có đại trí huệ chân chính.

Ngộ Không là cảnh giới cao nhất. “Không” và “vô” là những nhận thức trong giới tu luyện. Bảo trì trạng thái “không”, là không thụ nhận mê hoặc của thế gian, bảo trì nhận thức của chân ngã. Hiện nay có những nhân sĩ tôn giáo lý giải “không” là không có gì cả, nhưng mà vũ trụ vốn có vạn sự vạn vật, bao gồm cả chư Thần, làm sao toàn là “không” được? “Không” chính là phóng hạ hết thảy chấp trước, phản bổn quy chân.

Ngộ Năng là cảnh giới tiếp dưới, không hoàn toàn đạt đến “không”, vẫn còn hữu vi, nhưng đã có được siêu năng lực. Đó chính là sở hữu thần thông và công năng. Đối với người thường, đó là điều không thể tưởng tượng nổi, nhưng đối với người tu luyện, thì không có gì đặc biệt cả.

Ngộ Tĩnh là cảnh giới thấp nhất. Không đạt được “không”, không đạt được “năng”, mà chỉ cầu tâm thanh tịnh. Đây là một trạng thái tu luyện, đối với người thường mà nói là hết sức cao, là người quá giỏi, không còn tư tâm tạp niệm nữa.

Vậy mới nói, Pháp hiệu của ba đồ đệ là đại diện cho ba trạng thái và tầng thứ tu luyện khác nhau. Mỗi khi Đường Tăng gặp yêu ma thì Ngộ Không dốc lòng giải quyết, Ngộ Năng có thể trợ giúp. Ngộ Tĩnh thì chỉ có thể kiên định đi theo mà thôi. Kết quả là, Đường Tăng và Ngộ Tĩnh là hay bị yêu ma giam cầm nhất.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/22/47889.html
http://www.pureinsight.org/node/4969



Ngày đăng: 08-08-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.