Phá vỡ các thành kiến và dùng năng lực thường nhân để cứu chúng sinh



Tác giả: Một học viên Úc châu

Pháp hội Úc châu, 2006

[Chanhkien.org] Lần đầu tiên tôi biết đến Đoàn nhạc Thiên Quốc là vào một ngày chủ nhật khi các học viên tập trung tại một công viên sau thời điểm phát chính niệm toàn cầu cùng với một chồng các hộp đen đập vào mắt tôi từ xa. Tôi có thể nhận ra chúng là những chiếc hộp đựng nhạc cụ và ngay lập tức tò mò. Một vài học viên nhanh chóng tập trung xung quanh đống hộp. Mọi người luân phiên chơi kèn đồng; họ cố gắng thử các nhạc cụ đó trước khi quyết định muốn chơi loại nhạc cụ nào.

Tôi nghe kể rằng các học viên sẽ bắt đầu một cuộc diễu hành. Sau khi hỏi han, tôi nhận thấy hiện lúc ấy không ai có kinh nghiệm chơi nhạc cho cuộc diễu hành cả. Tôi đã rất sốc. Tôi ngập ngừng nói với một trong những người tổ chức diễu hành rằng tôi biết chơi hầu hết các loại nhạc cụ ấy. “Thật tuyệt!” Cô bảo, “bạn có thể dạy chúng tôi chơi nhạc”.

Tôi cảm thấy rất không thoải mái. Tôi không thể hiểu được tại sao các học viên sẽ bắt đầu cuộc diễu hành và tại sao các học viên lại dùng thời gian để học chơi một thứ nhạc cụ trong khi đã có rất nhiều các hoạt động làm sáng tỏ sự thật rồi.

Tôi lái xe về nhà mà lòng cảm thấy thật chán nản. Tôi đã thường soạn và phối dàn nhạc từ khi còn học sinh, đã biểu diễn với các ban nhạc khác nhau, đã từng là một giáo viên dạy âm nhạc và có thể chơi một số nhạc cụ. Tôi biết rằng tôi đã là một phần của ban nhạc diễu hành mới tinh này nhưng tôi đơn giản là đã không thể lĩnh hội được điều đó từ Pháp. Tôi đã không thể nhìn thấy các chấp trước bản thân và thay vào đó đã cố tình tránh xa dàn nhạc.

Một ngày trên mạng chánh kiến net, một trong những bài trên cùng là về sự biểu diễn của Đoàn nhạc Thiên Quốc trong cuộc diễu hành tại Newyork. Bài báo đã mô tả sự kinh ngạc của những người chứng kiến, họ đã nói rằng sự tham gia của các học viên trong đoàn diễu hành là mỗi năm một tiến bộ hơn, và hiện giờ thậm chí họ đã có hẳn một ban nhạc diễu hành lớn. Tôi đã thực sự xúc động bởi những khó khăn rất lớn mà các học viên đã vượt qua để chứng thực Pháp theo một phương thức mạnh mẽ như thế. Họ có lòng Thiện lành to lớn đã bỏ ra nhiều nỗ lực luyện tập tại nhà và diễn tập với nhau thành một nhóm. Mọi người ai đã lắng nghe nhạc của ban nhạc từ đàng xa đều không thể cưỡng lại âm nhạc đó, ngay cả nếu họ đã bị đầu độc bới ĐCSTQ hoặc không muốn nhận một tờ rơi, thì âm nhạc ấy đã thấu suốt vào toàn thể sinh mệnh đó.

Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles”, “Dù cho đó là tác dụng toàn thể của Gala, hay là một bài hát, hay là một nốt nhạc được chơi, tất cả những việc mà các đệ tử Đại Pháp làm đều có hiệu lực chứng thực Pháp trong các không gian khác. Năng lượng phóng xuất ra là rất mạnh, và nó giải thể tà ác”.

Tôi từ đó hiểu được tại sao tôi đã thật nản lòng. Tôi đã ôm giữ suy nghĩ thường nhân và các thành kiến về việc chơi nhạc. Tôi đã nghĩ như thế bởi tôi đã có nhiều kinh nghiệm âm nhạc hơn các đồng tu ấy. Tôi đã nghĩ rằng bởi tôi đã tốn thật nhiều năm để phát triển các kỹ năng của mình, tôi tự hỏi rằng làm thế nào những người khác có thể đạt được trình độ như thế nhanh chóng như thế, đặc biệt kèn đồng là nhạc cụ rất khó chơi. Tôi đã loại bỏ những suy nghĩ sai lầm đó và toàn tâm toàn ý dạy các đồng tu chơi nhạc.

Tôi loại bỏ tất cả các sách hướng dẫn cũ và dùng một quyển cho bài học đầu tiên. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rất không thoải mái sử dụng một quyển sách hướng dẫn thông thường trong suốt bài học với các đồng tu. Tôi đã được thấy một học viên không có kỹ năng âm nhạc từ trước chơi bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo” sau khi được học ở Newyork. Tôi đã thật sự lay động. Như Sư Phụ nói trong Luận Ngữ, tôi phải “cải biến từ tận gốc quan niệm người thường”. Tôi quyết định không dùng các phương pháp hướng dẫn bình thường và bắt đầu dạy dựa trên một hiểu biết rằng bất kỳ học viên nào cũng có thể thành tựu nhanh chóng và chúng tôi cần phải học thật nhanh để theo kịp với quá trình Chính Pháp và cứu nhiều sinh mệnh hơn nữa. Và tất cả chúng tôi đã học tập rất nhanh.

Tôi dạy các học viên chơi sắc-xô-phôn. Tuy nhiên tôi không thực sự muốn chơi sắc-xô-phôn trong ban nhạc và đưa vị trí của tôi cho học viên khác. Sau đó tôi nhận ra rằng vị trí người chơi trôm-pét bị thiếu và bắt đầu dạy chơi. Chúng tôi cũng cần thêm những người thổi kèn trôm-pét. Tôi không muốn nói với mọi người rằng tôi có một cái kèn coọc-nê, tương tự như một cái kèn trôm-pét, phủ đầy bụi dưới gầm giường của tôi trong suốt mười năm qua. Tôi đã cố bán nó trước đây nhưng không ai muốn mua nó cả. Tôi đã không muốn chơi nó trong ban nhạc. Tôi biết rằng không muốn chơi, ngay cả khi cần, là một chấp trước. Nhìn sâu nữa vào trong tâm, cái coọc-nê kia là một nhạc cụ mà tôi không thể chơi được ngay như hầu hết các loại nhạc cụ khác tôi từng chơi và khi nó có vẻ như quá khó học, quá ồn ào và nghe âm thanh không được hay lắm tôi đã cất nó đi và ngừng chơi. Giờ đây, là một học viên, tôi không thể giữ suy nghĩ thường nhân như thế nữa. Tôi nhận ra rằng tôi chấp trước vào việc nhìn thấy kết quả ngay và quên đi quá trình tập luyện. Tôi suy nghĩ sai lầm rằng nếu không thể nhanh chóng chơi tốt được một loại nhạc cụ thì không đáng để tập. Việc từ bỏ chấp trước thật khó khăn, nhưng khi tôi từ bỏ được nó, tôi đã có thể gạt sang bên ý nghĩ rằng tôi muốn hay không muốn làm việc đó, và tôi giúp cân đối dàn nhạc với tư cách là một phần tử của ban nhạc để lấp đầy khoảng trống.

Trong các ngày nghỉ tôi đã bận làm các công tác Đại Pháp và khi đến ngày diễn tập vào chủ nhật, tôi vẫn không có thời gian luyện tập. Tôi đã nghĩ sai lầm rằng điều đó cũng được bởi tôi vẫn có thể chơi tốt hơn hầu hết các học viên khác một chút. Tôi nhận thấy rằng suy nghĩ đó sai: Tôi đã so sánh bản thân với các năng lực của người khác hơn là so sánh tôi với tiêu chuẩn của Pháp. Tôi vẫn không thể chơi tất cả các nốt nhạc và biết rằng tôi nên siêng năng hơn và coi trọng việc đó hơn. Một ngày tôi tự hứa với bản thân và Sư Phụ rằng tôi sẽ luyện tập chuyên cần, tuy nhiên tôi đã không giữ lời. Sau một tuần nữa không luyện tập, tôi mở hộp nhạc cụ của mình và một mảng lớn của chiếc kèn coọc-nê đã từ sáng bóng màu bạc trở thành đen xỉn. Tôi lập tức hiểu tại sao như thế và cảm thấy nước mắt hối hận trào ra từ trái tim tôi bởi đã quá xem nhẹ lời hứa như vậy. Sau một tuần tập luyện, mảng đen đó đã lại trở thành màu bạc sáng bóng như trước đây.

Tôi vẫn lo lắng làm cách nào để có thể cân bằng mọi thứ. Có quá nhiều dự án Làm sáng tỏ Sự Thật, một vài cái ngắn hạn, một số khác thì dài kỳ. Âm nhạc và nghệ thuật luôn luôn có vẻ như là ưu tiên cuối cùng đến mức tôi không thể hoàn thành các tác phẩm sáng tác, bỏ dở nửa chừng cho đến lúc một thứ khác đi vào tâm trí và các tác phẩm trước đó vẫn chưa hoàn thành. Tôi biết điều đó sai nhưng tôi cảm thấy rằng tôi chỉ là không thể nào tiếp tục mọi thứ được và bỏ dở chúng.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế năm 2004 tại Newyork, Sư Phụ nói, “Các đệ tử Đại Pháp những ai soạn nhạc là có một trách nhiệm đặc biệt, và điều đó là đứng hàng đầu trong việc làm sáng tỏ Sự Thật”.

Những lời của Thầy khiến tôi nhớ lại rằng tôi nên siêng năng hơn trong việc hoàn thành mọi việc mà tôi làm bởi vì mọi việc đều có tiến trình riêng và mục đích riêng của nó trong Chứng thực Pháp. Với suy nghĩ ấy, tôi đã có thể cân bằng thời gian và công việc của mình tốt hơn.

Thầy cũng nói, “Sự thật là, chư vị đã học được những gì đã học bởi vì chư vị đã có nguyện ước và những an bài phù hợp đã được tạo ra cho chư vị trong quá khứ bởi [những khả năng đó] nó có thể sẽ được cần đến trong việc Chứng thực Pháp, chỉ là vậy thôi”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc).

Từ những lời giảng của Sư Phụ, tôi đã hiểu rõ ràng hơn rằng mỗi kỹ năng mà mỗi học viên có được đã được an bài cho chúng tôi sử dụng để chứng thực Pháp và cứu nhiều chúng sinh hơn.

Mỗi bước trong sự tu luyện trong thời Chính Pháp là quan trọng và nên được làm thật tốt, không nên bỏ sót điều gì cả. Đó là tất cả các yếu tố của việc tu luyện. Không cần biết một việc có vẻ khó khăn thế nào, bằng sự cần cù siêng năng trong 3 việc, tôi hoàn toàn tin chắc rằng mọi việc đều có thể thực hiện thành công.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/4342



Ngày đăng: 28-07-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.