Vì sao tôi khóc



Tác giả: Đàn Trần

[Chanhkien.org] Tôi là loại người không dễ khóc. Có một câu nói rất hợp với tôi: “Nam nhân hữu lệ bất khinh đàn.” Tại đám tang của Mao, người ta rất buồn. Tôi nhìn những người xung quanh tôi và thấy họ đang khóc rất to. Thậm chí những sinh viên vốn rất nghịch ngợm cũng khóc cho đến khi hai mắt họ đỏ hoe và giọng của họ khàn đi, nhưng tôi đã không rơi một giọt lệ nào.

Sau này, mỗi khi tôi xem một bộ phim buồn nào đó, mọi người xung quanh tôi khóc rất nhiều, và chỉ có tôi là mắt hơi ươn ướt. Nước mắt của tôi chỉ không chảy ra mà thôi.

Từ khi tôi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi xem băng hình bài giảng của Sư Phụ tại các Pháp Hội ở ngoại quốc. Khi tôi thấy Sư Phụ, tôi tự nói với mình lần này qua lần khác rằng: “Đây là Sư Phụ của tôi.” Trước khi Sư Phụ bắt đầu giảng, nước mắt của tôi đã chảy dài trên mặt, nhưng tôi không biết tại sao. Bạn có thể nói rằng đó là sự phấn khích, nhưng đó không phải là những gì tôi cảm thấy. Nước mắt của tôi chỉ tiếp tục tuôn rơi.

Năm ngoái, tôi xem đĩa DVD ‘Chương Trình Biểu Diễn Nghệ Thuật Thần Vận.’ Khi tôi nghe câu cuối của bài hát “Biết được sự thật” được hát bởi Biru Huang, tôi đã bị cảm động sâu sắc và nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi. Kỳ thực, bài hát của cô không bao hàm nhiều từ ngữ xúc động và cô cũng không làm khán giả cảm động bằng bất cứ loại cảm xúc nào. Nhưng cô đã đặt cả trái tim của mình vào bài hát. Thình lình, tôi hiểu ra được ý nghĩa của chữ “từ bi”. Tôi cũng hiểu rằng một trái tim trong sạch và tinh khiết của người tu luyện là nền tảng để có một bài hát hay. Cô ấy đã sử dụng cả [kinh nghiệm] cuộc sống của mình để hát bài hát đó. Cô ấy đã gửi đi những thông điệp làm sáng tỏ sự thật tới khán giả thông qua bài hát và điều đó bắt nguồn từ tận đáy lòng cô.

Đó là lần đầu tiên tôi xem Thần Vận và tôi đã khóc. Sau này, mỗi khi xem lại Thần Vận, tôi lại khóc từ đầu cho đến cuối. Thậm chí khi tôi xem những màn vũ đạo yên bình miêu tả cuộc sống thường nhật, tôi cũng không thể cầm được nước mắt. Tôi tự hỏi: “Điều gì đã làm cảm động trái tim tôi?” Buổi biểu diễn tự nó không có một câu chuyện nào có thể lôi kéo cảm xúc của người ta. Một vài tiết mục đã thể hiện tính chân thực, sự hào hiệp và vẻ đẹp. Một vài tiết mục miêu tả mùa xuân, một vài tiết mục thể hiện vẻ đẹp thanh lịch của người phụ nữ Hoa Nam, trong khi những tiết mục khác trình diễn điệu nhảy của các dân tộc thiểu số. Làm sao tôi lại cảm động đến phát khóc khi xem những tiết mục loại này? Thực ra, điều thực sự làm cảm động trái tim con người không phải là cảm xúc; đó chính là sự thần thánh và một trái tim tinh khiết của những người nghệ sĩ.

Đêm nay, khi tôi xem Đài truyền hình Tân Đường Nhân và thấy các học viên từ khắp nơi trên thế giới tổ chức kỷ niệm ngày 25 tháng Tư, nước mắt tôi lại tuôn rơi. Trong buổi lễ diễu hành, có những người đánh trống, người thổi kèn, người cầm biểu ngữ “Chuyển Pháp Luân,” và người tập các bài công pháp. Buổi diễu hành này đã đánh thức phần thiện của chúng sinh, điều mà đã bị chôn vùi qua một thời gian dài.

Tôi đã đọc bài phát biểu của học viên Pháp Luân Đại Pháp Dương Sâm nhân ngày Martin Luther King. Ngày hôm nay, tôi đã xem băng hình bài phát biểu đó. Có rất nhiều người Mỹ tại sự kiện đã vỗ tay tán thưởng bài phát biểu: “Tôi cũng có một giấc mơ.” Nhưng, Dương Sâm không có một bài phát biểu mang tính chất từ bi, anh chỉ nói với mọi người về ước mơ của anh và sử dụng ngữ điệu thật ôn hòa:

“Tôi ước mơ rằng tất cả người Trung Quốc sẽ có tự do tư tưởng. Họ sẽ không còn bị bức hại chỉ vì ước mơ và lý tưởng của họ (bao gồm cả bị tra tấn và bắt giữ bất hợp pháp).

Tôi ước mơ rằng tất cả người Trung Quốc sẽ có tự do tín ngưỡng. Họ sẽ không còn bị bắt giữ hay mất đi mạng sống của mình chỉ vì đức tin của họ.

Tôi ước mơ rằng vào một ngày, tất cả người Trung Quốc sẽ có thể tới công viên để tập Pháp Luân Công vào buổi sáng mà không còn bị đánh đập bởi cảnh sát.

Tôi ước mơ rằng con gái tôi có thể trở về Trung Quốc. Người ta sẽ không còn phán xét nó chỉ dựa trên đức tin của nó vào Pháp Luân Đại Pháp, mà dựa trên tính cách của chính nó.

Như Martin Luther King đã từng nói: “Và khi điều này xảy ra, khi chúng ta cho phép chiếc chuông được tự do ngân lên, khi chúng ta để nó ngân lên ở mỗi làng quê và từng thôn xóm, tại mỗi bang và từng thành phố, chúng ta sẽ có thể tới ngày đó thật nhanh, ngày mà tất cả những đứa con của Chúa, da trắng hay da đen, Do Thái hay không Do Thái, Kháng Cách hay Thiên Chúa Giáo, sẽ có thể nắm tay nhau hát lên bài hát với tinh thần cổ xưa của người da đen: ‘Cuối cùng là tự do! Cuối cùng là tự do! Xin cảm ơn Đức Chúa toàn năng, cuối cùng chúng ta đã có tự do!”

Tôi tiếp tục rơi lệ trong khi nghe bài phát biểu của Dương Sâm.

Hòa bình, tình thương, lòng bao dung, sự chân thật và lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công nhất định sẽ làm rung động cả thế giới.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org:80/zj/articles/2009/4/29/59241.html
http://www.pureinsight.org/node/5742



Ngày đăng: 05-06-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.