Tu luyện bút ký: Chia sẻ về việc học Pháp



Tác giả: Thiên Chân

[Chanhkien.org] Sư Phụ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học Pháp rất nhiều lần. Sư Phụ giảng: “Là đệ tử Đại Pháp, có thể làm tốt việc Chính Pháp, viên mãn tốt hết thảy những gì của mình, thì cần học Pháp cho nhiều. Bất kể bận rộn đến mấy đều không thể không học Pháp. Đó là điều bảo chứng lớn nhất cho viên mãn.” ( “Thư gửi”, Tinh tấn yếu chỉ II )

Mọi thứ đều bắt nguồn từ Pháp. Trong quá trình tu luyện không ngừng, chúng ta có thể nhận thấy học Pháp tốt là căn bản cho sự thăng tiến trong tu luyện và quyết định chúng ta có thể làm tốt ba việc hay không. Do đó, chúng ta phải nỗ lực hết sức để học Pháp tốt. Trên bề mặt nó dường như dễ dàng và đơn giản để học Pháp tốt, bởi vì nó không hơn gì là đọc sách. Tuy nhiên thì thực tế chúng ta học Pháp hiệu quả bao nhiêu, gây ra sự khác biệt lớn trong việc mọi thứ tiến triển như thế nào. Khi tôi nhìn lại quãng đường tu luyện của tôi hơn mười năm qua và quan sát các bạn đồng tu học Pháp ra sao, tôi nhận thấy rằng quá trình chúng ta học Pháp ra sao chính là quá trình liên tục thăng tiến. Trong quá trình tu luyện chúng ta gặp phải rất nhiều vấn đề. Do vậy học Pháp là căn bản cho sự tu luyện và cứu độ chúng sinh, chúng ta học Pháp tốt là điều then chốt. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta cải thiện chất lượng của việc học Pháp để chúng ta có thể đảm bảo rằng sự học Pháp của chúng ta đạt đến một mức độ hiệu quả lý tưởng.

Giữ một tâm thái thanh tịnh

Một tâm thái thanh tịnh là điều kiện tiên quyết cho việc học Pháp tốt. Với một tư tưởng không yên tĩnh bạn không thể học Pháp tốt – đó là điều không phải nghi ngờ. Hiệu quả của việc học Pháp tùy thuộc vào tâm trí của chúng ta khi học Pháp. Nếu tâm trí chúng ta trong sạch không có những ý nghĩ ích kỷ và những mối quan tâm cá nhân, thì từng từ của Pháp sẽ vang lên trong tâm chúng ta. Lúc đó cơ thể của chúng ta trong không gian khác nhanh chóng hòa vào trong Pháp; trái lại, nếu tâm trí chúng ta không trong sạch và lạc vào trong tưởng tượng và suy đoán, thì khi đó học Pháp không hiệu quả vì chúng ta không biết chúng ta đang đọc gì. Thân thể chúng ta trong các không gian khác không biến đổi; khi đó không phải là chủ nguyên thần của chúng ta học Pháp, và hàm nghĩa cao tầng bên trong của Pháp sẽ không triển hiện cho chúng ta thấy.

Nó thường xảy ra cho tôi là khi tôi học Pháp cũng chính là khi tôi loại bỏ những ý tưởng ích kỷ và những mối quan tâm cá nhân. Trước khi đắc Pháp, nói chung là chấp trước và ham muốn của tôi ít hơn so với người bình thường khác. Tuy nhiên, tôi bị ô nhiễm bởi thùng thuốc nhuộm lớn của người thường và hơn nữa, tôi có những nhân tố mà đã mang theo từ nhiều lần chuyển sinh. Cũng có cựu thế lực can nhiễu. Do vậy, tâm trí của tôi không trong sạch. Tâm trí tôi hoàn toàn rối bời khi tôi học Pháp; bất kỳ ý nghĩ lộn xộn nào cũng có thể nhảy ra khỏi tư tưởng và biểu hiện như là âm thanh, hình ảnh hay từ ngữ. Ý nghĩ của tôi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác và rối loạn, linh tinh một cách khó tin. Sau khi tư tưởng tôi trở lại cuốn sách, tôi nhận thấy tôi đã đọc xong một vài dòng, nhưng tôi không nhớ là mình vừa đọc gì. Ngay lập tức tôi tự nhắc mình rằng cần phải tập trung và ngăn cản sự can nhiễu. Nhưng tư tưởng trong sạch chỉ kéo dài được vài dòng trước khi những ý nghĩ linh tinh lại xuất hiện trở lại. Nếu tôi có việc gì đó để làm và gặp phải một số vấn đề, những ý nghĩ của tôi liên tục tuôn trào. Thực tế nó được gây ra bởi chấp trước và nghiệp tư tưởng. Nó giống như Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ chín: “Có người khi luyện công nói: ‘Tôi không tin, tôi tĩnh được ngay thôi, không nghĩ loạn nữa’. Vừa nói dứt, liền đảo lộn trở lại; cái tâm ấy của chư vị bất tịnh”. Khi tôi tiếp tục học Pháp và tiếp tục chống lại nghiệp tư tưởng và quan niệm con người, tầng tu luyện của tôi nâng lên. Giờ đây, hiếm khi tư tưởng tôi chạy loạn khi tôi học Pháp, và ngay cả khi nó chạy loạn, tôi nhận ra nó tức thời và vứt bỏ những ý nghĩ đó.

Tôi chỉ mất hơn vài ngày để đạt được một tâm thanh tịnh khi học Pháp; nó là một quá trình vứt bỏ chấp trước.

Vứt bỏ chấp trước vào từ ngữ bề mặt

Sư Phụ đã phá vỡ qui phạm của ngữ Pháp tiếng Trung hiện đại bằng cách sử dụng tùy ý ngôn ngữ tiếng Trung (“Tùy ý sử dụng” Tinh tấn yếu chỉ II”). Thực tế này được thấy khá rõ ràng trong Chuyển Pháp Luân. Đối với những đệ tử như tôi, người mà chú ý rất nhiều đến chuẩn mực của ngôn ngữ và nhạy cảm với ngôn từ, thì đó là một khảo nghiệm không lớn cũng không nhỏ. Sư phụ biết điều này và đó là tại sao Sư Phụ giúp đỡ đệ tử đột phá khỏi chấp trước bằng việc chỉ nó ra trong bài giảng. Dẫu điều này không ngăn cản việc tôi học Pháp, nhưng trong một khoảng thời thời gian, cứ đọc vài câu tôi lại dừng lại và có một vài sự nghi hoặc. Ví dụ, tôi nghĩ, “ Làm thế nào mà Sư Phụ lại sử dụng ‘năm ánh sáng’ như là một đơn vị thời gian? Cái này được coi như là một đơn vị khoảng cách”. Mỗi khi những ý nghĩ này nổi lên, tôi tự nhắc mình, “ Không được chấp trước vào nó! Không được dính mắc vào từ ngữ! Đây chẳng phải là cơ hội để vứt bỏ chấp trước của mình sao?” Những cuốn sách của người thường có ngữ pháp tiêu chuẩn và ngôn từ hoa mỹ. Nó có cái mà chúng ta gọi là “sở vị nhất vịnh tam thán , sở vị khí thế khôi hoành” nhưng như thế có là gì? Những thứ này chỉ là sản phẩm của xã hội con người. Không kể ngôn ngữ có chuẩn mực thế nào, nó chỉ chứa đựng một vài ý nghĩa ở bề mặt, cái đó không có tác dụng cho tu luyện.

Nó giống như một người đang trèo thang lên trời, tuy vậy anh ta nghĩ tại sao cái thang trông không giống như cách mà anh ra mong muốn. Đó có phải là một cái thang lên trời nữa không nếu nó phù hợp với sự mong muốn của anh ta?

Xin hãy lưu ý rằng tôi viết bài này vào 13 / 5. Tôi thay mặt đồng tu ở trong vùng của địa phương tôi nói lời : “ Chúc mừng sinh nhật Sư Phụ!”

Không có cách nào chúng ta có thể đền đáp ơn huệ vô biên của Sư Phụ. Chỉ bằng cách tu luyện tinh tấn và hỗ trợ Sư Phụ chính Pháp chúng ta mới xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư Phụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/5/14/59516.html

http://www.pureinsight.org/node/5759



Ngày đăng: 24-06-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.