Con đường tu luyện của tôi



Một đệ tử vùng San Francisco Chia sẻ kinh nghiệm tại Pháp hội Los Angeles 2008

[Chanhkien.org]

Kính thưa Sư phụ, Kính thưa các bạn đồng tu.

Tôi đắc Pháp vào năm 2004 tại Los Angeles với sự giúp đỡ từ người bạn cùng phòng của tôi. Hai tuần trước đó, tôi dọn vào một căn chung cư mới, tôi đi chùa với người bạn học của tôi và cầu nguyện. Tôi nhớ lời tôi cầu nguyện với Phật. Tôi cầu rằng “Thưa Phật, không phải là tôi không tin Phật, chỉ là tại vì tôi không hiểu kinh Phật hiện đang in thời nay. Tôi cảm thấy rằng tôi bị xuống dốc vì niệm ý của tôi bị suy thoái. Nếu Phật Thích Ca có thể tu luyện và đạt viên mãn sau khi cầu nguyện, tôi cũng xin cầu với Phật rằng tôi muốn một quyển sách mà có thể dạy tôi tu luyện được và có thể coi thường được và mất. Tôi có xin nhiều quá không?”

Một vài tuần sau đó, người anh họ của tôi cho tôi một tờ báo Đại Kỷ nguyên bản Hán ngữ để tìm chổ thuê phòng vì cả hai chúng tôi đều đang tìm phòng ở trọ. Ngay lúc đó, tôi liền thấy một sinh viên đang học tiến sĩ đăng tìm bạn chia phòng. Điều kế tới mà tôi biết, là tôi đang đọc Chuyển Pháp Luân tại nhà của người bạn cùng phòng mới của tôi.

Trong hai năm đầu tu luyện của tôi tại L.A, tôi chỉ làm theo người bạn cùng phòng, đi theo nơi nào cô đi và làm chung những việc của Đại Pháp. Tôi biết rằng những đoạn văn trong Chuyển Pháp Luân rất là tốt, nhưng tôi không hiểu tại sao chúng tôi phải có kỷ luật khi đọc quyển sách này. Tôi chỉ đọc khi nào tôi không có bài thi, lâu lâu một lần. Khi những đệ tử kỳ cựu nói với tôi về họ đã giác ngộ nhiều điều khác nhau mỗi khi đọc nó, tôi cảm thấy rất thất vọng. Chuyển Pháp Luân rất tốt, nhưng tôi không giác ngộ thêm nghĩa khác nhau mỗi khi tôi đọc nó. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng đọc càng nhiều càng tốt.

Có một lần tôi đang đọc Bài giảng thứ 8, nơi mà Sư phụ nói chúng ta nên tập thiền làm sao, Sư phụ nói rằng “khi chư vị ngồi đó, chư vị nên cảm thấy rất tuyệt vời và rất thoả mái như là chư vị đang ngồi bên trong một vỏ trứng; chư vị vẫn biết là chư vị đang ngồi thiền, nhưng chư vị cảm thấy rằng toàn thân của chư vị bất động” Tôi ngạc nhiên trong đầu về điều này nghĩa là gì? Ngày hôm sau khi tôi ngồi thiền, tôi có thể cảm nhận được. Thật là thoải mái đến nỗi tôi không muốn đứng lên. Tôi cảm thấy rằng tôi đang đi trên bông gòn hay trên mây vào chiều hôm đó.

Vào năm 2006, tôi tốt nghiệp bằng dược sĩ và dọn về lại vùng San Francisco. Lúc đó, tôi chỉ biết rằng tôi không còn một người bạn cùng phòng để có thể nói với tôi về những việc làm, hoạt động của Đại Pháp nữa. Khi một đệ tử kỳ cựu nhắc rằng chúng ta phải luôn luôn giữ vững chánh niệm, tôi tự hỏi mình là chánh niệm là gì? Tại sao không biết chánh niệm là gì? Tôi thầm cầu khấn Sư phụ hướng dẫn cho tôi góp phần vào công việc Đại Pháp và tu luyện, một con đường mà có thể cho tôi biết được rõ ràng những gì tôi phải làm ngay lập tức.

Thì liền lúc đó tôi biết rằng phần báo chí của chúng ta cần một đệ tử giúp bán quảng cáo. Vì tôi cảm thấy rằng tôi không sợ nói chuyện với người khác, và các đệ tử làm báo cần tiền và cần phải làm với các đệ tử kỳ cựu khác, tôi thầm nghĩ “Tại sao không được? Để tôi làm thử và xem sao. Thật tốt cho tôi vì tôi sẽ bỏ hết sức để làm việc gì và không còn lông bông không mục đích nữa.”Tôi nhớ rằng khi tôi bắt đầu tham gia và bước đầu trong nhóm bán quảng cáo – nhóm “9 Chữ”. Ý kiến ban đầu là để phù hợp với sự bận rộn của các đệ tử và chúng tôi sẽ gọi điện thoại cho các người đăng quảng cáo và giao người đó lại cho một đệ tử khác để mời họ. Tôi không biết chút gì về công việc Đại Pháp. Các đệ tử khác bảo tôi là phát chánh niệm xong mới gọi điện thoại. Một buổi chiều, sau khi làm từ bệnh viện về, tôi về nhà lúc 3:30 chiều. Tôi làm như họ đã nói và phát chánh niệm xong là gọi điện thoại. Tôi nói sơ qua về tờ báo và người đàn ông bên kia điện thoại có vẻ thích. Thay vì giao người này lại cho một đệ tử khác, tôi được dặn là tiếp tục nói thêm với người này và cố gắng làm cho xong hợp đồng. Vì thế tôi phát chánh niệm nhiều hơn nữa vào tuần sau đó và trong khi tôi gọi điện thoại thêm cho người đàn ông đó, tôi bắt đầu gọi thêm những cơ quan khác. Không bao lâu sau đó, thì người này đồng ý ký hợp đồng. Toàn bộ công việc mất chừng 3 tuần và tôi chỉ mất mấy phút trên điện thoại mỗi tuần để hỏi thử anh ta nghĩ gì và có sẳn sàng tiếp tục bước kế tới chưa. Đó là người khách đầu tiên của tôi và tôi cảm thấy nó không khó lắm. Tôi làm được là vì Sư phụ dẫn dắt tôi.

Sau khi ký được hai hợp đồng một cách dễ dàng, tôi trải qua hai tháng mà không có hợp đồng này. Tôi cố gắng rất nhiều. Bất cứ khi nào tôi được nghỉ việc tôi đi theo nhóm bán quảng cáo về nhà họ để học cách gọi điện thoại để bán. Có một lần tôi gọi điện thoại, tôi bị ói mửa ra tất cả những gì tôi ăn. Tôi không làm gì được. Tôi rất thất vọng về việc bán quảng cáo này và không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi biết rằng có rất nhiều điều về tu luyện mà tôi chưa hiểu được và tôi cần phải theo kịp. Vì thời khoá biểu làm việc tại bệnh viện của tôi không rõ ràng, rất là khó để hẹn gặp với khách hàng và chuẩn bị tâm trí để bán. Vì thế tôi yêu cầu bệnh viện chuyển tôi từ làm việc toàn thời giờ sang làm ít giờ lại. Bệnh viện từ chối vì họ nói họ không có ngân sách cho làm việc ít giờ, nhưng nếu tôi làm toàn thời giờ với họ trong vòng 4 năm tới, thì họ sẽ trả lại tiền học nợ học 100,000 đô la của tôi. Tôi mất hết 2 tháng để quyết định bỏ cái lợi nhuận đó, vì trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ có dạy trong Bài giảng thứ Tư “Bỏ của cải dĩ nhiên là một khía cạnh về mất, và là một khía cạnh cũng lớn. Nhưng cái mất mà chúng ta muốn nói đến không giới hạn với cái giới hạn nhỏ hẹp này”. Tôi nghĩ rằng nếu tôi không bỏ cái lợi nhuận kia, thì làm thế nào tôi có thể bỏ được những chấp trước khác mà tôi có. Đúng, tôi có thể làm kiếm tiền để hiến cho những nhu cầu của tờ báo chúng ta, nhưng đời sống cũng còn nhiều bất an khác. Làm thế nào tôi có thể biết được những gì tôi kiếm được có thể dùng hoàn toàn trong tờ báo chúng ta? Kinh nghiệm của tôi là, khi tôi để dành có chút ít tiền, thì có việc phải trả lại, như là mua nhà hay những việc khác. Vì thế tôi thấy nó không đúng lắm để nhận cái thù lao này và tâm của tôi không yên chút nào… hình như có gì sai trái nếu tôi nhận số tiền này, vì thế tôi từ chối món tiền này.

Chiều hôm đó, tôi quyết định bỏ việc tại bệnh viện. Một tiệm thuốc tây khác gọi điện thoại cho tôi và nói “Tôi không biết lý lịch của bạn từ đâu mà nó lại có trong tay tôi. Tôi không biết là bạn có thích thú làm việc cho chúng tôi không?” Trong lòng tôi, tôi nghĩ, tôi cần việc làm để trả tiền sống hằng ngày để tôi có thời gian học thêm và làm tốt với công việc bán quảng cáo cho báo của Đại Pháp. Tôi trả lời rằng “Vâng, tôi thích, nhưng với điều kiện là tôi chỉ làm việc 3 ngày 1 tuần. Tốt nhất là hai ngày cuối tuần và 1 ngày trong tuần”. Thì người đó trả lời “Vâng, đó là giờ mà chúng tôi cần đó, cần người làm trong 3 ngày 1 tuần” Sư phụ tôn kính đã sắp xếp điều này cho tôi để tôi học.

Tuy nhiên, việc bán quảng cáo của tôi vẫn không tốt đẹp và tôi cố gắng rất nhiều để nâng cao việc bán và tu luyện. Vào ngày 31-12-2007, tôi bị cảnh sát chận xe lại vì chạy quá tốc độ. Tôi hỏi cảnh sát cho tôi đi vì tôi chỉ muốn đi kịp giờ làm việc. Cảnh sát nói “Không, tôi không thể cho cô đi vì tôi phải bảo đảm an toàn cho mọi người trong thời điểm quan trọng này” Tôi hỏi “thời điểm quan trọng gì” ông ta nói “chúng ta sắp bước vào năm mới”.

Sau đó, tôi đọc qua một số bài chia sẻ kinh nghiệm từ các đệ tử trên mạng Minh huệ.net và những bài giảng của Sư phụ trong các khía cạnh đó. Tất cả đều nhấn mạnh đến việc cứu độ chúng sinh và chúng ta cần phải giảng rõ sự thật như thế nào. Tôi hiểu rằng tôi cần phải tận dụng mọi cơ hội để giảng rõ sự thật. Trong tâm tôi tôi không thể truy cầu việc kết quả bán quảng cáo và tôi cần phải chú tâm vào cứu độ chúng sinh. Bán quảng cáo chỉ là một trong nhiều cách cho chúng ta cứu độ chúng sinh vì nó cho chúng ta cơ hội gặp gỡ nhiều nhà quảng cáo khác, xây dựng mối quan hệ tốt giữa tờ báo chúng ta và những người thường và với cách đó họ cũng hiểu về Đại Pháp ở tầng cao hơn qua việc tiếp xúc với chúng ta.

Tôi thấy được rất nhiều chấp trước trong quá trình bán quảng cáo. Ví dụ như chấp trước vào thoả mái (tâm ý làm thiện nguyện), chấp trước vào kết quả của cá nhân,.v..v. Lúc đầu, tôi thường đến văn phòng bán quảng cáo trễ hay thay đổi lịch trình của tôi vào những lúc tôi thích vì không có ai quản lý cả, khác với nơi làm việc tại tiệm thuốc tây. Không cần phải bấm giờ làm. Tôi có nhiều sự tùy tiện mà tôi muốn. Đây cũng là chấp trước với tiện nghi và điều mà tôi gọi là “tâm ý làm thiện nguyện”, hay không chịu gánh trách nhiệm một cách đúng đắn.

Khi tôi nghĩ đến điều này một cách sâu sắc, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm báo cáo với các đệ tử khác và nói cho họ biết việc làm đã đến đâu. Trên bề mặt, nó chứng tỏ rằng chúng ta quan tâm cảm xúc của những đệ tử khác. Nhưng sâu sắc hơn, nó thật sự nói lên mức độ quan trọng đến chừng nào về trách nhiệm của chúng ta về việc bán quảng cáo. Chúng ta có thể làm gì mà mình muốn, tự do, không phải có lịch trình làm việc, nhưng cứu độ chúng sinh không phải là “việc làm thiện nguyện”. Không cần biết là chúng ta làm việc gì, chúng ta cần phải thật sự có trách nhiệm từ trong tâm chúng ta. Khi những đệ tử tí hon trong Đoàn Nghệ Thuật Thần vận phải tập dượt để múa, công việc của họ, như được biểu diễn trên sân khấu, thật sự có một ảnh hưởng sâu sắc, lớn lao trong việc cứu độ chúng sinh. Không những họ phải cùng nhau học Pháp, chia sẻ kinh nghiệm, phát chánh niệm và cùng nhau tập luyện một cách có hệ thống hằng ngày, họ đã thành lập một tập thể với nhau và cùng nâng cao với nhau. Về việc bán quảng cáo, tôi cần phải làm đúng như mức độ đòi hỏi về nghề nghiệp bằng cách đi làm đúng giờ và đặt tiêu chuẩn để tôi làm được tốt hơn. Cứu độ chúng sinh là một việc làm quan trọng và con đường tu luyện rất là hẹp. Qua việc bán quảng cáo, tôi phải tự nhìn vào trong liên tục và rất kỷ luật với tôi trong việc tu luyện. Nếu tôi gặp can nhiễu, nó có nghĩa rằng tôi có chấp trước mà tôi chưa trừ được. Trong việc bán quảng cáo, một chấp trước hiển lộ bằng kết quả của việc bán, vì thế nó khiến tôi phải thúc đẩy tôi nhiều hơn.

Ngay khi tôi giác ngộ được những nguyên tắc khác nhau và nâng cao mình, nó biểu hiện rõ rệt trong kết quả bán quảng cáo của tôi. Từng niệm của chúng ta đều là vật chất. Một lần tôi đang làm việc với một khách hàng lớn và tôi cũng được báo là phải liên lạc với khách hàng khác mà chính là người cạnh tranh của họ. Trong tâm tôi, tôi nghĩ rằng điều đó không đúng và tôi cũng không vui nếu tôi là nhà quảng cáo lớn kia. Tôi cũng thúc tiến, sau khi tôi bắt đầu làm việc với người khách hàng nọ, thì người khách hành lớn kia bãi bỏ hợp đồng vì một can nhiễu nhỏ. Sau đó, tôi biết rằng sự suy nghĩ của tôi là không đúng. Ý niệm làm cho người khách hàng kia không vui là ý niệm mà tôi có được khi làm việc với một đệ tử khác khi cô gặp một khách hàng của cô. Vì tôi kính trọng cô ta rất nhiều, tôi đã thiếu ý thức khi dùng ý niệm đó và đặt vào hoàn cảnh của tôi và nó trở thành một phần ý niệm của tôi. Nhưng sau khi nhìn vào trong, tôi biết rằng đó là lỗi của tôi và nó cũng không nhỏ. Nó nói lên rằng tôi làm theo sự suy nghĩ của các đệ tử khác chứ không làm đúng theo Pháp. Báo của chúng ta trên bề mặt làm việc với nhiều khách hàng quảng cáo, và mọi người cần một cơ hội để được cứu độ. Nếu tôi không cảm thấy thoải mái khi liên lạc với người khách hàng nọ và không còn ai để làm việc đó, tôi cần phải thanh lọc những ý niệm không tốt và chỉ cần làm công việc của một đệ tử Đại Pháp đang bán quảng cáo, và không được có những ý niệm xấu can nhiễu vào công việc cứu độ chúng sinh.

Tôi thật tình rất cám ơn Sư phụ tất cả những gì mà Ngài xếp đặt. Tôi cảm thấy buồn về những lỗi lầm mà tôi vấp phải. Tôi cũng đã phí phạm nhiều thời gian, không tu luyện chuyên tâm. Tôi hy vọng rằng tôi có thể bắt tôi phải làm đúng và tiếp tục tống khứ được bản ngã của mình và biết rằng tống khứ được mọi thứ là điều tốt. Tôi cần phải thật sự có trách nhiệm cứu độ chúng sinh và làm ba điều được tốt hơn.

Đa tạ Sư phụ. Đa tạ các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/5691



Ngày đăng: 10-06-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.