Thần Vận trải lòng từ bi ra khắp toàn cầu



Tác giả: Kim Trung Cương

[Chanhkien.org] Những chương trình biểu diễn của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận là sự triển hiện của nghệ thuật đích thực và đã đạt đến được một cảnh giới thật sự hoàn mỹ. Nó giúp chúng ta hiểu được nền văn hóa đích thực của Trung Quốc, một di sản toàn vẹn của quốc gia, đồng thời nó cũng đưa ra những chỉ dẫn để nền nghệ thuật và đời sống sinh hoạt của con người hướng tới tính thiện. Buổi biểu diễn không chỉ phong phú với cái đẹp của nghệ thuật, sự hoành tráng, tinh tế, mà nó còn là một trường để thanh lọc tịnh hóa cả thân và tâm.

Trong vài năm vừa qua, tôi đã xem những buổi biểu diễn của Thần Vận nhiều lần trong năm và luôn chờ đón những tiết mục mới sẽ có vào năm tiếp theo. Tôi thấy rằng mỗi tiết mục đều hoàn hảo và rất xúc động, và đó cũng là cảm tưởng chung của khán giả ở khắp mọi nơi. Với sự hoàn mỹ như vậy, và chỉ trong một vài năm ngắn ngủi, chương trình lưu diễn toàn cầu của Thần Vận đã trở nên nổi tiếng và nhận được nhiều lời ca ngợi từ khắp nơi trên thế giới.

Sau đây tôi xin đưa ra hai tiết mục làm ví dụ minh họa:

Một là tiết mục có tên gọi là “Hòa thượng Tế Công cướp cô dâu”. Câu chuyện xoay quanh việc hòa thượng Tế Công đi vân du bốn biển năm châu và cứu độ thế nhân. Một ngày, Tế Công tới một thôn trang và ông đã thấy trước được một tai họa sắp giáng xuống nơi đây. Khi bắt gặp một đám cưới trong thôn, ông đã vội vã nói những gì mà ông biết cho một nha hoàn, thế nhưng người nha hoàn này lại cười nhạo ông và đánh đuổi ông đi cùng những gia đinh khác. Vị tân nương sau khi nghe thấy tiếng cãi cọ lộn xộn đã chạy ra ngăn cản, dạy dỗ đám gia nhân phải dùng lễ đãi khách, đồng thời tôn kính dâng lên Tế Công một bát cơm. Tế Công gật đầu cảm ơn lòng tốt của cô gái, đồng thời nhanh trí cõng cô gái trên lưng và chạy đi. Tất cả dân làng đều chạy theo để cướp lại cô dâu. Bất ngờ, vách đá phía trên ngôi làng vỡ ra thành từng mảnh lớn rơi xuống ngôi làng, làm nhà cửa nghiêng ngả và đổ sụp. Lúc đó mọi người mới nhận ra được ý định tốt của ông và thay nhau lạy tạ ơn cứu mạng. Tế Công gật đầu đồng thời ra ký hiệu từ bi của Phật, rồi lắc lắc đầu và cưỡi đám mây bay đi. Có lẽ ông ưu sầu về việc con người đã mất đi thiện niệm của mình, và nếu không có cử chỉ tốt đẹp của vị tân nương thì rất khó để điểm ngộ và cứu độ họ.

Một tiết mục khác có tên là “Điều kỳ diệu tại cuộc Triển Lãm Mỹ Thuật”. Một người thanh niên trẻ tuổi với cánh tay bị gẫy tới xem Triển Lãm Mỹ Thuật Chân Thiện Nhẫn và đã bị cảm động sâu sắc bởi những bức tranh. Anh muốn học Pháp Luân Đại Pháp, nên anh đã bắt chước các động tác của bài tập, nhưng thật khó khăn cho anh để nhấc cánh tay bị gẫy lên. Một vị Thần đã thấy sự thành tâm mong muốn tu luyện của anh và hạ thế để dạy anh tập các động tác, đồng thời triển hiện sự huyền diệu từ bi của Phật Pháp. Người thanh niên này vô cùng ngạc nhiên và anh nghiêm chỉnh học các bài động tác. Và rồi, cánh tay bị gẫy của anh đã được chữa khỏi một cách thần kỳ mà anh không để ý. Điều đáng chú ý hơn là anh đã hiểu được ý nghĩa chân thực của cuộc sống và thiết lập một cơ duyên tiền định với Phật Pháp.

Điều này cho thấy rằng sự cải biến trong quan niệm của một người có thể làm thân thể người đó phát sinh cải biến theo. Có rất nhiều ví dụ trong cuộc sống cho thấy nhiều người đã hồi phục sức khỏe sau khi họ luyện tập Pháp Luân Đại Pháp. Ngoài ra, nhiều người cũng đã được lành bệnh sau khi xem chương trình biểu diễn nghệ thuật Thần Vận. Có thể nói rằng Thần Vận đã phát xuất ra một trường thuần chính, hòa ái, từ bi. Điều này cho chúng ta một bài học rằng nếu một người phát xuất ra thiện niệm, người đó sẽ được phúc báo!

11-02-2009

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/2/11/57762.html
http://www.pureinsight.org/node/5701



Ngày đăng: 22-05-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.