Nghệ thuật kiến trúc với sự rực rỡ bởi Thần tính và ý nghĩa văn hóa sâu sắc



Tác giả: Trầm Tĩnh

[Chanhkien.org] Nhiều chư Thần khác nhau đã tạo ra những tộc người khác nhau và trao truyền những văn hóa khác nhau. Trong 2000 năm phát triển, Cơ Đốc Giáo đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật trường cửu. Cũng vậy, trong triều đại Đường, sự phối hợp Khổng giáo, Phật và Đạo giáo đã mang đến một nền văn minh phồn vinh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Kiến trúc là một trong những hình thức nghệ thuật vật liệu được phát triển tốt nhất trên trái đất. Nó là âm nhạc được ướp thông qua hình thức vật lý và hội họa tạo nên không gian 3 chiều.

Quan sát lịch sử kiến trúc đông tây, những tác phẩm kiến trúc nổi bật nhất luôn chói sáng với sự rực rỡ mang Thần tính và chuyên chở ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

I Những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc sáng chói nhất nối liền với Chư Thần

1.Kiến trúc Hy Lạp cổ

Kiến trúc Hy Lạp cổ không những đặt nền móng cho xây dựng phương Tây cổ, mà có những ảnh hưởng sâu sắc. Đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp cổ là hài hòa, hoàn thiện và cao quý. Đặc biệt, những đền cổ Hy Lạp là những phản ánh rõ ràng nhất của đặc tính này.

Những xây dựng hình cột biểu hiện sự hài hòa và cao quý. Có 3 dạng hình cột cổ, tên là trụ thức Doric, trụ thức Ionic và trụ thức Corinthian. Các phần chính xác của các cột trụ (Trụ tử: trụ sở, trụ thân, trụ đầu) và những kiểu mẫu đúc đã nói lên vẻ đẹp cao thượng của chúng.
Đền thờ Parthenon
Đền thờ Parthenon tọa lạc tại điểm cao nhất của Acropolis, và nó dùng một đế hình chữ nhật dựa vào 3 nền. Nó trông vững vàng và oai nghiêm.

2. Nhà thờ thánh Sophia

Vào công nguyên năm thứ 313, đại đế Constantine hạ lệnh bảo hộ những giáo đồ Cơ Đốc, những người bị đàn áp bởi chế độ La Mã, yêu cầu trả lại những quyền sở hữu bị tịch thu và ban cho Cơ Đốc Giáo vị trí hợp pháp. Sau khi đại đế Constantine thống nhất thành Rom, ông chuyển đến Byzantium và phong cách nhà thờ chuyển thành phong cách Byzantium.

Nhà thờ thánh Sophia là hiện thân toàn diện của kiến trúc theo phong cách Byzantine. Mái vòm hình cầu của nhà thờ giống như viên ngọc dựng trên bãi biển: nguy nga và gây ngỡ ngàng. Mặc dù bề ngoài được trang hoàng một cách gồ ghề, bên trong rất tinh tế. Thông qua 40 lỗ nhỏ đặt trong một vòm lớn, ánh sáng tự nhiên được mang vào nhà thờ, làm cho không khí thay đổi, phong nhã và thần bí. Những tấm kính nhuộm phẩm trên cửa chính và cửa sổ có nhiều màu sắc, các cột và tường được trang trí bởi cẩm thạch nhiều màu sắc. Một khảm kính đẹp hòa với màu xanh và vàng gắn chặt vào bên trong vòm.

3. Nhà thờ Koln

Thời Trung cổ, thần học Cơ Đốc thịnh hành tại Châu Âu. Vào thời gian đó, nghệ thuật kiến trúc làm nên những bước nhảy to lớn, tạo nên nghệ thuật kiến trúc nhà thờ Gothic như được nhìn thấy trong những nhà thờ Notre Dam và Koln . Những tác phẩm nghệ thuật này có thể phục vụ cho mục đích giúp linh hồn người ta nhận lỗi chân thành và khiêm tốn.

[2]

Ở các nước phương Tây, người ta tin Chúa và tin rằng Chúa tạo nên con người, và vì con người làm điều tội lỗi họ bị đẩy xuống thế giới con người này. Người ta có thể quay về thiên đàng chỉ khi nào tin tưởng vào Chúa và chuộc tội lỗi của họ. Chúa không thể chỉ cứu người từ đau khổ, mà Ngài cũng phán xét từng hành vi tốt xấu của họ. Luật trong thế giới con người được chỉ định theo ý định của Chúa, và ngay cả một vị vua cũng bị kiềm chế bởi những luật thiên đàng này. Chúa có quyền năng tuyệt đối.

Nếu một người không đối nghịch lại với luật thiên đàng, họ có thể làm được điều thần kỳ với lòng hối lỗi tận tâm, và cuối cùng đạt đến mức độ thánh thần.

Từ mặt trước, nhà thờ Koln có 2 tháp cao 160 met. Chúng rất uy nghiêm, thần thánh, tinh tế, và cũng hợp nhất với đặc trưng đặc biệt của Đức quốc. Vòm hình cung nhọn cao của tháp là thẳng đứng biểu dương hiệu quả thẩm mỹ về sự thăng hoa và siêu việt trong thế giới trần tục này.

4. Nhà thờ Thánh Peter

Nhà thờ Thánh Peter, tọa lạc nơi mà thánh Peter bị hành hạ, là nhà thờ lớn nhất thế giới và cũng là công trình kỷ niệm quan trọng của thời kỳ phục hưng ở Ý.

Toàn bộ kiến trúc của nó là trong cấu trúc của một thánh giá với những trang trí tráng lệ bên trong. Trên cái nóc hình cung nổi tiếng ở giữa là tác phẩm của Michelangelo. Trên nóc và tường là những bức họa của các cảnh tượng trong kinh thánh, và có 11 công trình điêu khắc trên các mái chìa của nóc vòng tròn.

Kiến trúc theo phong cách Baroque là rực rỡ, cao quý, bất thường, không theo quy cách và ngược với truyền thống cổ điển. Phong cách Rococo thì nhẹ nhàng và mảnh dẻ. Cả 2 phong cách cho người ta một sự cảm giác ham mê và suy đồi. Chúng có thể khiến người ta cảm thấy ấm cúng và hạnh phúc, nhưng chúng không gây cảm hứng cho con người cảm giác thần thánh giống như nhà thờ Koln.

Những phong cách kiến trúc xuất sắc nhất đều có liên quan đến chư Thần. Niềm tin vào Thần có thể rửa sạch tâm của con người, mở khai tâm trí họ và đưa con người đến những kinh nghiệm thần bí. Không có sự dẫn dắt của Thần, con người chỉ hưởng thụ cuộc sống ham mê và dần dần suy đồi trong cấp độ tinh thần của họ.

II Kiến trúc truyền thống Trung Hoa dựa trên nền văn hóa truyền thống sâu sắc Trung Hoa

Kiến trúc phương Tây xây dựng bởi gạch và đá, trong khi kiến trúc truyền thống Trung Hoa xây dựng bởi gỗ.

Kiến trúc Trung Hoa cổ cho thấy văn hóa Trung Hoa sâu sắc, lý thuyết vũ trụ mà con người là một bộ phận của thiên nhiên, và lời dạy của Đạo giáo dựa trên những phương cách tự nhiên, đạt đến một cảnh giới cao thượng và hài hòa.

Kiến trúc Trung Hoa cổ xưa thì giản dị, có nội hàm và có sự rực rỡ và cân bằng của trường phái Nho. Không có sự thay đổi đột ngột, những mũi nhọn mạnh mẽ và lập dị, kiến trúc Trung Hoa cổ có thể được thưởng thức và hiểu biết một cách dễ dàng và nó tuân theo đặc trưng văn hóa “sự giản dị và chân thành”

1. Phong cách tứ hiệp

Trường phái Nho dạy người ta sống yên bình và lý tính. Trung, hiếu, lễ, nghĩa mặc nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Trung Hoa hàng nghìn năm: “Khi bạn chân chính và thành thật, bạn đang tu luyện chính bạn, vì thế gia đình trở nên trật tự, đất nước và thiên hạ trở thành bình yên” “Từ một tiểu nhân thành một quân tử, [đòi hỏi] người ta thành cá nhân hữu dụng”

[3]

Kiến trúc tứ hiệp truyền thống bao gồm nhà cửa khắp 4 phương vị. Cách bố trí chặt chẽ, trật tự, đối xứng và vững vàng. Sân nhỏ ở phía trong có thể tổ chức các hoạt động độc lập. Người ta có thể nói chuyện và uống trà vui vẻ. Cấu trúc nhà cửa trùng với nguyên lý âm dương của trường phái Đạo, ngũ hành, cân bằng lâu dài, luân lý đạo đức phong kiến và phong thủy. Kiến trúc tứ hiệp là kiến trúc nhà ở thông dụng nhất và là tượng trưng cho sự ổn định của bộ đại quần chúng.

Trong kiến trúc tứ hiệp, nhiều đời có thể sống dưới cùng một mái [nhà], và có sự quan hệ của những cá nhân và nhóm, cha và con trai, mẹ và con gái, và họ sống hài hòa với nhau. Tứ hiệp là hình thức kiến trúc đại diện cho gia đình, và nó có thể cho thấy người Trung Hoa coi trọng hiếu đạo và tình cảm gia đình sâu sắc như thế nào khi người ta nhắc đến kiến trúc tứ hiệp.

Tứ hiệp là một xã hội thu nhỏ mà cho thấy tôn ti hữu tự và giữ cách biệt giữa trong và ngoài. Từ cung điện cho đến nhà ở, phong cách quần thể tổ hợp được sử dụng rộng rãi, mà nó cũng có chức năng duy trì và phát huy những tư tưởng và luân lý đạo đức.

Cấm thành ở Bắc Kinh có một bố trí đối xứng với một cấu trúc rõ ràng. Đây là ví dụ của kiến trúc tứ hiệp ở một quy mô lớn nhất và phong cách phức tạp nhất.

2. Tự miếu

Ngược với kiến trúc tứ hiệp, những tự miếu Trung Hoa một cách hữu ý pha trộn không gian trong ngoài và coi trọng sự tương hỗ giữa không gian trong và ngoài. Những cửa chính, tường, phần nhô ra [của mái] và các hành lang tất cả đều [hợp nhất và] mở ra ngoài và mang triết lý vũ trụ nơi mà con người là một bộ phận của thiên nhiên và làm nổi bật cân bằng âm dương.

Những tự miếu cổ thường tọa lạc trong núi và hòa hợp với thiên nhiên. Những tự miếu không những có không khí uy nghiêm mà còn [có] một cảm giác tự nhiên. Những mái chìa vểnh lên, giống như cánh chim bồ câu và trăng non, làm nên một kiến trúc xây dựng trông thật phong nhã. Những mái chìa thanh nhã cũng hướng mắt người đến thiên đường cao tít tầng mây.

Kiến trúc từ đời Đường thì nguy nga, giản dị và mạnh mẽ. Ngày nay, chính điện Nam Thiện Tự và Phật Quang Tự trên Ngũ Đài Sơn vẫn còn nguyên vẹn. Xây dựng vào Công nguyên năm thứ 782 đời Đường, Nam Thiện Tự là một trong những ví dụ sớm nhất của kiến trúc chùa gỗ. Phật Quang tự được xây vào công nguyên năm thứ 857 và có “tứ tuyệt” ở bên trong, tên là: tố tượng, tranh tường, chữ viết và kiến trúc. Chúng cũng được gọi là “đồ quý báu trong thế gian”. Bên cạnh là những tháp xá lợi bao quanh, chúng đều cao, sinh động, giản dị và tuyệt vời, thể hiện nghệ thuật trang trí tráng lệ trong đời Đường.

[4]

Chân Vũ Các ở Quảng Tây kết cấu kỷ xảo, không gì trên thế giới sánh được. Chân Vũ Các được làm bằng gỗ mà không có một mảnh kim loại nào. Bằng việc sử dụng thuyết kết cấu đòn bẩy, toàn bộ cấu trúc sử dụng những sự chế ước tương hổ. Mái chùa thì phẳng lặng, giản dị và trải rộng.

Cách đây khoảng 400 năm, Chân Vũ Các vẫn giữ được nguyên vẹn sau khi trãi qua 5 cuộc động đất và 3 trận bão khủng khiếp. Chân Vũ Các, cùng với Nhạc Dương Lâu, Hoàng Hạc Lâu và Đằng Vương Các cũng gọi là tứ đại danh lâu vùng Giang Nam và chúng cũng chính là tứ đại danh lâu mà không bị xây lại, vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc nguyên thủy.

3. Những vườn cổ điển

Những vườn cổ Trung Hoa ảnh hưởng bởi chất thơ của đời Đường, Tống và rất phong phú trong các nhận thức về thơ và nghệ thuật. Chúng thường là mô hình của những bức họa trường phái vẽ tay tự nhiên. Đình, đài, lâu vừa tương phản vừa đi cùng với hồ và núi. Xà trạm và rui được họa cùng với đôi câu liễn dẫn người vào thắng cảnh. Phong cảnh với nhiều khúc chiết, biến hóa đa dạng khi bạn chỉ chuyển động một chút ít.

[5]

“Chỉ xích chi nội tái tạo càn khôn ” , ” tuy do nhân tác , uyển tự thiên khai ” (1) là 2 câu được dùng để mô tả vườn cổ điển. Mô hình tự thiên nhiên [để] biểu lộ phản bổn quy chân và một đời sống ung dung là nhận thức nghệ thuật và ý nghĩa của những vườn cổ điển này.

Vườn Tô Châu kết hợp sáng tạo và mỹ thuật tự nhiên, nó tao nhã và lịch sự.

Trong kiến trúc tứ hiệp, tự miếu và vườn dành cho thường dân, người xuất gia và những văn nhân nhã sĩ Trung Hoa.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa có một lịch sử uyên nguyên. Bằng cách học tập nó một cách nghiêm túc, một người có thể nắm bắt được ý nghĩa nội hàm và đặt một cơ sở vững chắc để hiểu biết và cách tân xa hơn nữa.

Trong một trăm năm gần đây, vì sự can nhiễu và làm méo mó văn hóa truyền thống Trung Hoa dưới những điều luật bạo ngược của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa, văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị chệch đi và méo mó. Điều quan trọng là khôi phục lại văn hóa chân chính và loại bỏ những điều cặn bã. Không phải là đáng tiếc sao khi mất đi văn hóa truyền thống chân thực, và thay vào nhận những rác rưỡi từ các nước phương Tây làm đồ quý?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/8/24/54507.html
http://www.pureinsight.org/node/5547

*  *  *

Giải thích thô thiển của người dịch:

(1) ‘Chỉ xích chi nội tái tạo can khôn’. ‘Chỉ xích’ – rất gần. Tạo dựng vũ trụ chỉ bằng vài thước [đất] vườn? ‘Tuy do nhân tác , uyển tự thiên khai’ – dầu được tạo ra bởi con người, nhưng giống như trời tạo.



Ngày đăng: 29-01-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.