Ý kiến về màn vũ “Nhà sư Nhẫn nhục”



Tác giả: Hui Ru

[Chanhkien.org] Đoàn Nghệ thuật Thần Vận không những đã trình diễn những màn nghệ thuật có ý hướng cao vào năm 2007, mà còn đánh động tâm hồn của khán giả với nghệ thuật điêu luyện của họ. Nó còn bày tỏ nội dung thâm hậu và đầy ý nghĩa trong mỗi màn biểu diễn. Ở đây, tôi muốn có ý kiến về màn vũ “Nhà sư Nhẫn nhục”. Những bí mật của Trời được lồng vào một cách tài tình thật sự làm khán giả ngưỡng mộ và mang đầy tính cách giáo dục.

Tu luyện trong trường phái Phật và Đạo

Thời cổ trong xã hội Trung Quốc, mọi người rất tôn trọng thần linh. Rất nhiều hoàng đế Trung quốc đã tu luyện trong trường phái Đạo hoặc Phật. Rất nhiều hoàng đế Trung quốc thờ phượng Phật và tin vào Trời. Sau đây là những ví dụ:

The Hoàng Đế, trị vì từ năm 2697 đến 2598 trước Thiên chúa, tu luyện theo trường phái Đạo và thành một Chân Nhân.

Hoàng đế nước Ngô của Triều đại Nhà Lương, trị vì từ năm 502 đến 549, tu Phật. Ngài đã bỏ thời gian ở lại chùa để tu luyện.

Hoàng đế Đường Thái Tông của Triều đại Nhà Đường, trị vì từ năm 626 đến 649, tạm biệt Tam Tạng khi ông ta đi Ấn độ để thỉnh kinh Phật. Sau này được dùng để phổ truyền Phật giáo trong thời đại nhà Đường, Hoàng đế Huyền Tông của Nhà Đường, trị vì từ năm 712 đế 756, đi đến Chùa Pháp Môn và thỉnh xương ngón tay của Đức Thích ca Mâu ni về cung điện.

Hoàng đế Hui Zong của Nhà Tống, trị vì từ năm 1100 đến 1125, đặt tên cho một bức tranh của ông ta theo tên chùa.

Hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh, trị vì từ năm 1643 đến 1661, tu luyện và thành một nhà sư.

Hoàng hậu Dowager Xiaozhuang (1613-1688) tụng kinh Phật.

Hoàng đế là những thần tượng. Vì thế, mỗi một gia đình đều tin Phật. Mỗi một gia đình đều thắp nhang và những người khác thì ca ngợi những ai có thế tu luyện và nói rằng họ có một ngộ tính rất tốt. Những gia đình của các nhà tu được ca ngợi vì đức độ cao cả của họ. Phật giáo tin rằng con người phải đầu thai theo lục đạo luân hồi. Luật Nhân quả nói rõ rằng con người phải nhận lấy nghiệp chướng vì những điều ác đã làm hay nhận lấy phước đức vì đã giúp người khác trong các kiếp trước. Con người cần phải làm việc tốt để tích đức. Điều này trở thành điều căn bản cho mọi cư xử trong xã hội.

“Nhà sư Nhẫn nhục” nói lên sự sống vào thời đó. Đó là cách sinh hoạt đã được dạy bởi thần thánh. Các nhà sư Phật đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Họ phổ truyền kinh Phật, lòng từ bi, và mục đích là cứu nhân trong trong thiên tai, cấp dưỡng, và trấn tỉnh mọi người. Dĩ nhiên, có những người tu Phật. Còn có những người tin Phật, cầu xin Phật, và mạ lỵ Phật. Màn vũ thật sự phản ảnh hình thức xã hội mà thần thánh dạy cho con người. Không kể phái nam hay nữ, tuổi tác, địa vị xã hội, khi con người gặp thiên tai, hoạn nạn, họ đều cầu xin Phật và thần cứu giúp. Khi Phật thấy những người kính trọng thần thánh và vì lòng từ bi, Phật và thần thánh sẽ giúp họ bằng cách cho ám hiệu hay những cách giải quyết khác. Khi người tin Phật hay tin Đạo. Tâm họ trở nên nhân thiện, trí huệ mở rộng và luôn luôn an lạc. Vì thế, không những chỉ sự trật tự xã hội được ổn định, mà nói chung đạo đức được giữ ở một tầng rất cao.

Trời cuối cùng sẽ thưởng cho việc làm tốt và trừng phạt việc làm xấu

Ý nghĩa chính là trời sẽ thưởng cho làm việc tốt và trừng phạt vì làm việc xấu là được diễn tả rất khá trong “Nhà sư Nhẫn nhục”. Một cô gái, vì sợ xã hội chỉ trích vì chữa hoang, liền đem bỏ con vào chùa. Cô ta bị đau khổ vì xa con. Mẹ của cô ta cũng xấu hổ và lánh xa mọi người. May thay, người tình của cô gái giữ lời hứa và trở về gặp cô ta sau khi anh ta đỗ đạt cao. Anh ta trở về cưới cô gái và họ lấy lại đứa con từ Nhà sư Nhẫn nhục. Đây là câu chuyện có hậu.

Nhà sư chịu đựng sự nhục nhả, phỉ nhổ vì kết tội ma dâm với cô gái và có con, vẫn tiếp tục tu luyện. Cuối cùng ông ta đạt Viên mãn và Chánh quả. Đây là phần thưởng dành cho việc làm tốt của ông ta. Vào mặt khác, người con gái kia rất kiêu ngạo và khinh bỉ Phật và các nhà sư Phật. Cô ta chỉ muốn gây phá phách và phiền nhiễu. Cô ta bị nghiệp chướng khi cô ta trượt ngã. Đây chỉ là lời cảnh cáo của Trời. Khi Nhà sư Nhẫn nhục đạt Viên mãn, cô gái qủy quái khi không chứng kiến được giây phút rực rỡ, vì cô ta không được phép thấy cảnh thần thánh đó. Nếu những ai tung lời đồn về nhà sư đã hối lỗi và có tiến bộ sau khi biết sự thật, Phật sẽ cho họ cơ hội làm lại từ đầu. Ý nghĩa chính là Trời phạt những ai làm việc xấu và thưởng những ai làm việc tốt được biểu lộ rỏ ràng trong màn vũ.

Luật nhân quả – nghiệp báo – là một nguyên lý của Trời và đến từ Phật và thần vì lòng từ bi của họ cho chúng sinh. Trừng phạt là để giảm nghiệp thật ra rất là tốt. Trừng phạt nhẹ là để cảnh cáo, và trừng phạt nặng nề là để trả nghiệp. Đây chính là dấu hiệu để con người chấm dứt hành động tội ác. Trong khi nhận lấy nghiệp báo, con người sẽ được trừ nghiệp và cho cơ hội để làm lại. Trong lúc đó, nghiệp báo cũng là để báo trước cho ngươì khác rằng đây là vì lợi ích của cá nhân đó. Những kẻ tà ác bị chết bất đắc kỳ tử vì tội ác tày trời của họ. Đây là hậu quả cho tà tính của họ. Phật Pháp rất từ bi và hoàn toàn bình đẳng. Nếu một đời sống làm lại, thi nên bỏ hết tà ý, và sống thiện, nó sẽ cứu linh hồn không bị tru diệt. Tùy thuộc vào chúng sinh nhận lấy mọi cơ hội mà đến với họ để họ làm tốt. Đó cũng là cách để nhắc nhở là gieo nhân nào thì hái quả đó. Làm tốt thì được tốt.

Những ai tu Phật có thể đạt quả vị. Những gì xảy ra đều tùy vào hành động và cách cư xử của một người. Người ta nói rằng “Những gì có được trong kiếp này đến từ những gì mình làm trong kiếp trước. Những gì làm trong kiếp này sẽ được nhận trong kiếp sau”. Đây là nguyên tắc Trời đã cho con người. Nguyên tắc này nói mọi người sống đúng theo nguyên lý của Trời, làm tốt, và có thái độ tốt. Nó giúp chúng ta trở nên nhân hậu và làm việc tốt. Chỉ có cách này mới có kết quả tốt được.

Ý nghĩa Vợ chồng

Vào thời cổ, lịch thiệp và đạo đức cao đặt trên tình cảm giữa trai và gái. Người ta tin rằng tình yêu dựa vào căn bản của cưới xin, và chỉ có như thế mới được chấp nhận. Điều này cũng được xã hội và chính quyền chấp nhận như thế. Yêu đương, tình cảm trước đám cưới là không chấp nhận và xem như là không tôi trọng tiêu chuẩn xã hội. Qua nhiều triều đại, nhiều quốc gia, và những vùng khác đều có những phương pháp khác nhau để trừng phạt những ai không tôn trọng quy chế này. Trong màn vũ “Nhà sư Nhẫn nhục” một phụ nữ chữa hoang. Cô ta bị khinh bỉ. Cô ta biết rằng cô ta vi phạm quy định của xã hội và xấu hổ. Vì thế, cô ta muốn nhảy xuống vực tự vận.

Vợ chồng là một khía cạnh quan trọng của đời sống. Không thể xem nhẹ được! Vào thời cổ, con người tuân theo nội quy đặt ra bởi cha mẹ và những gì người làm mai mối sắp xếp. Cha mẹ muốn giữ con cái được an toàn và mọi người tin cậy vào người mai mối. Thời cổ cũng tin vào Phật, thần và duyên phận vợ chồng đã được sắp đặt trước. Trai gái không được quan hệ trước khi làm đám cưới. Điều này tránh được rất nhiều vấn đề của xã hội. Nó cũng biểu hiện được đạo đức cao về quan hệ vợ chồng. Vào thời cổ, con người có điều lệ rằng vợ chồng lấy nhau cần có sự chấp thuận của cha mẹ và trời đất, nhà thờ và những vị bảo hộ. Những thứ khác thì bị xem là bất trung tín đối với người lầm lỗi.

Người xưa tin rằng đám cưới là sự hôn phối của trách nhiệm về đạo đức. Vợ chồng đại diện cho “cao thượng, trung tín, tình, yêu”. Vợ chồng là niềm tin cậy giữa hai người với nhau. Người xưa tin rằng người chồng cần phải đúng đắn và giữ đúng “nhân nghĩa, tình thâm và trách nhiệm về đạo đức”. Làm chồng có nghĩa là “che chở”. Người chồng là vị lãnh đạo của gia đình, và tất cả người trong gia đình đều lệ thuộc vào. Anh ta phải giữ đúng trách nhiệm đạo đức đối với cha mẹ, vợ, con, gia đình và xã hội. Trong “Nhà sư Nhẫn nhục” người thanh niên là cha đứa bé, sau khi đỗ đạt, trở về cưới cô gái người mà đã đặt hết niềm tin với anh ta. Đây cũng là sự biểu hiện “sự cao cả của người chồng”.

Một câu châm ngôn cổ vẫn còn giữ đến hôm nay “Vợ chồng một ngày bằng trăm ngày duyên nợ”

Sư phụ dạy, “’Khi bạn tốt với tôi tôi rất vui vẻ, và khi bạn không còn tốt với tôi nữa thì tình cảm cũng biến mất’. Thì làm sao chư vị đặt niềm tin vào trong đó? Sợi giây tình cảm có giữ được vợ chồng không” Với con người không phải chỉ có trách nhiệm về đạo đức, mà còn, giữa nam và nữ, chư vị có nợ nần với nhau. Vì thế đối với phụ nữ, khi cô ta đặt cả đời vào trong tay chư vị, thì nam giới phải biết rằng ‘Người đàn bà này đặt niềm tin tưởng cả đời cô âý đối với tôi. Tôi phải có trách nhiệm với cô ấy’”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Á châu Thái bình dương)

Đỗ đạt cao và cao thượng chứng tỏ rằng người thanh niên là một người có tình cảm và đứng đắn.

Người xưa kính trọng Trời và thần và đặt nặng đến đạo đức. Vì thế, lúc cưới nhau, họ thật sự tin vào Trời và Đất: “Xin Trời đất chứng giám rằng họ nghe lời cha mẹ và đã được sự đồng ý của hai bên cha mẹ. Vợ và chồng hổ trợ lẫn nhau và phải biết trách nhiệm đối với nhau”. Màn vũ “Nhà sư Nhẫn nhục” có một kết cuộc tốt cho đôi vợ chồng trẻ và đứa con hoang của họ. Nó làm hợp lý cho sự đoàn tụ. Đây chính là Trời, Đất, thần và loài người hy vọng.

Nhẫn nhục và Tu luyện

Kinh Phật giáo nhấn mạnh đến sự tu luyện về nhẫn nhục. Người tu luyện trong thời cổ thực hành nhẫn nhục. Nhẫn nhục giống như một con dao đâm vào tim con người. Con dao đâm thủng trái tim, xuyên thấu trái tim, và dù đau đớn tới độ nào, con người phải chịu đựng và tâm không giao động. Nhẫn nhục có nghĩa rằng cảm xúc sâu xa nhất rất kiên quyết và hoàn toàn, và một người chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng. Nhà sư trong màn vũ này đã đạt được tiêu chuẩn và tầng thứ đúng cho sự nhẫn nhục. Đây không phải là tầng thứ của người thường. Người tu luyện phải theo đúng chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Sự chú trọng chính của bài này là nhà sư tu luyện nhẫn nhục; tuy nhiên, chân thật, và từ bi không thể bỏ qua được.

Nhà sư tu luyện cho chính ông và hai thế hệ trước đó, xã hội và thế giới. Nhưng tại sao một phụ nữ chưa chồng lại chữa hoang sống sót và sống tại nhân thế này? Người mẹ luôn luôn lo lắng cho con gái của mình. Tại sao cô ta lại làm như thế vì xấu hổ? Tại sao một hài nhi có thể sống sót như thế được? Nhà sư không cần suy nghĩ điều gì về trường hợp này cả. Tâm nguyện từ bi của ông là từ thái độ thiện lương của nhà tu hành. Ông ta không còn nghĩ đến mình chỉ nghĩ cho người khác. Trên sân khấu, sức chịu đựng của nhà sư là biểu lộ rỏ ràng khi mọi người đều phỉ nhổ ông. Phần im lặng của câu chuyện chú trọng vào nhà sư tại chùa: Làm sao ông có thể nuôi một hài nhi? Ông ta đã chịu đựng và hy sinh đến dường nào? Còn sữa, thức ăn, tả và áo quần? Tai tiếng với mọi người thì sao? Khán giả có chỉ thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi đứa bé lớn lên, bé bị bệnh, khóc, và những việc khác. Câu hỏi là, làm thế nào nhà sư giải quyết trong mọi vấn đề? Còn các nhà sư khác ở cùng chùa thì sao? Họ cảm thấy như thế nào và đối xử ra sao?

Nhà sư giữ đúng tiêu chuẩn và đúng mực như một nhà tu. Với sự phỉ báng của mọi người, nhà sư nhìn nhưng không thấy. Ông ta không biết nghe, không than phiền hay thù ghét và tâm vẫn thanh tịnh như mặt hồ. Nhà sư phải nuôi nấng một hài nhi. Ông ta che chở, bảo bọc em bé. Khi cha mẹ em bé đến nhận em bé, ông ta không chống cự. Ông ta có thể cho lại em bé, người mà ông nuôi dưỡng mấy năm qua. Mọi việc xảy ra tuần tự. Ông không có tình cảm của một người thường. Khi gia đình em bé muốn trả tiền cho ông, ông ta làm ngơ với ý kiến này. Ông làm mọi thứ một cách vô điều kiện cho con người và tâm ông vẫn không bị giao động! Khi một người thường hiểu được sự thật, ca ngợi ông, và cảm thấy hân hạnh; nhưng ông không thấy hân hạnh. Ông ta không khoe khoang. Ông ta hoàn toàn vượt hẳn tầng thứ của người thường. Lúc đó, ông ta đã hoàn mãn trong tu luyện.

Đây là quá trình tu luyện của một nhà sư. Trong màn cuối của bài vũ, nhà sư đạt Viên mãn. Núi, sông rung chuyển! Phật quang ngời khắp! Tất cả là trang trọng và huy hoàng. Cũng trong lúc đó, loài người qùy xuống, sụp lạy, kính cẩn chiêm ngưỡng một vị sư đạt Viên mãn. Họ hiểu được cái danh dự chứng kiến một cảnh tượng như thế.

Tại sao núi, sông rung chuyển? Tại sao đầu của nhà sư đạt ngộ lại rực tỏa ra ánh hào quang? Sự Viên mãn của bất cứ một đấng giác ngộ nào cũng là một sự kiện rung trời, chuyển đất. Khi nhà sư đạt Viên mãn, ánh sáng trí huệ và ánh sáng của chân lý rực toả trên thế gian. Tất cả chúng sinh cúi đầu kính cẩn, cám ơn cho lòng đại từ bi, đại nhẫn của họ.

Màn vũ tiết lộ một bí mật. Pháp Luân Đại Pháp nói với các người thường rằng thần thánh và Phật đang ngự trên thế gian, chịu đựng khổ nhục để cấp dưỡng và mở rộng lòng từ bi cho nhân thế. “Chân, Thiện, Nhẫn” là sự biểu hiện cao cả nhất của Phật Pháp. Bạn đang được ban tặng đó. Hãy đón nhận đi!

Dịch từ:

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/10/11/90397.html



Ngày đăng: 13-11-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.