Sự thay đổi khí hậu thời cổ đại có thể báo trước sự nóng trong tương lai

[Chanhkien.org] (The Carnegie Institution of Washington) Stanford, CA – Các nhà khoa học, gồm có Ken Caldeira từ viện Carnegie thuộc ban ngành sinh thái học, đã phát hiện rằng độ nóng ẩm của trái đất, cách đây 55 triệu năm, có lẽ là từ sự nhạy cảm cao của khí hậu qua sự thải khí carbon trong một thời gian dài. Khám phá này trái ngược với hiểu biết của những người nghi ngờ về sự thay đổi khí hậu, họ cho rằng địa cầu này chịu ảnh hưởng của các chất thải. Việc nghiên cứu do Mark Pagani của ĐH Yale hướng dẫn, và được công bố ngày 8 tháng 12 năm 2006 trên tạp chí Khoa Học.

Qua nhiều năm giới khoa học đã biết về sự kiện nóng ẩm của địa cầu vào thời cổ xưa, được gọi là The Paleocene-Eocene Thermal Maximum (PETM) cách đây khoảng 55 triệu năm, gây ra bởi một lượng khí carbon khổng lồ đã thải ra. Một ghi nhận địa chất cho thấy ảnh hưởng của nó làm nóng trái đất khoảng 9 độ F (5 độ C), tính theo trung bình, khoảng 10, 000 năm. Sự gia tăng nhiệt độ kéo dài 170, 000 năm và đã gây ra những sự thay đổi rất huyền bí về những lượng mưa trên thế giới, làm cho đại dương bị tăng chất acid, và đã ảnh hưởng đến đời sống cùng sự sinh sản của thực vật và động vật dưới biển. Nhưng sự truy cứu về trách nhiệm của khí carbon đối với sự tăng nhiệt độ như thế nào và nó xuất phát từ đâu thì vẫn còn bị lãng tránh.

Những tính toán mới đây đã sử dụng dữ liệu từ khí carbon được tìm thấy trong các hóa thạch của thực vật sống trên đất cổ xưa và những sinh vật trên biển bé nhỏ được biết như sinh vật trôi nổi. Caldeira đã giải thích “Chúng tôi có thể nói rằng lượng khí carbon thải vào khí quyển và đại dương ít nhiều cũng bằng chừng lượng than đá, dầu hỏa và khí đốt của ngày hôm nay. Lượng khí carbon đã làm nóng trái đất cách đây hơn 100, 000 năm. Nếu khí hậu không có nhạy cảm đối với khí CO2 như các nhà nghi vấn đã nhận định, thì không có cái gì có thể làm trái đất bị nóng ẩm một thời gian dài như thế. ”

Nguồn gốc của khí thải carbon vào thời cổ xưa này vẫn là một sự huyền bí. Nó có thể đến từ một vụ cháy khổng lồ đốt cháy than đá và các vật liệu thực vật khác, hoặc có thể do sự phóng thích khí methane được gọi nôm na là “cái ợ” từ lục địa.

Caldeira tiếp tục giải thích “Bằng cách kiểm nghiệm các hóa thạch và những chất cặn cổ xưa từ lòng biển, chúng ta có thể thấy rằng có cái gì đó không bình thường đã xảy ra cho vòng tuần hoàn khí carbon của trái đất. Vào lúc đó khí hậu tại Bắc Cực trở nên giống như Miami. Chúng ta có thể nói rằng nó đã không dùng tất cả các khí carbon để tạo thành sự thay đổi về khí hậu này. ”

Nếu nguồn chất thải là từ vật liệu thực vật cổ xưa, thì các tính toán cho thấy rằng mỗi một sự nhân đôi độ đậm đặc của khí CO2, trái đất sẽ nóng lên ít nhất 4 độ F (2. 2 độ C) và có thể gấp đôi như vậy. Nếu khí methane là nguyên nhân gây ra, như nhiều người đã tin như vậy, thì tình trạng còn khốc liệt hơn nữa. Khí methane sẽ trở thành CO2 trong khí quyển trong vòng vài thập niên.

“Nếu thật sự những “cái ợ” khi đã xảy ra, như nhiều người vẫn tin”. Caldeira nói: “thì độ đậm đặc khí CO2 gấp 2 lần và làm trái đất nóng lên 10 độ F (5. 6 độ C). Nếu điều nầy thật sự xảy ra, thì tương lai chúng ta giống như ở trong lò nướng. ”

Với những khuynh hướng trong việc sử dụng than đá, dầu khí, và khí đốt tiếp diễn như thế, sự đậm đặc khí CO2 sẽ tăng gấp đôi vào khoảng giữa thế kỷ này. Những khí thải cổ xưa có thể so sánh với khí CO2 từ những hoạt động của con người qua vài thế kỷ sắp tới. Nếu những chất thải tạo ra từ con người tiếp tục không giảm xuống, thì sẽ có môt sự thay đổi lớn tương tự về các chủng loại. “Lượng carbon thải ra vào thời cổ cỡ chừng bằng lượng chúng ta làm ra ngày nay”Caldeira nhấn mạnh:“Đã có một sự tàn phá sinh thái, nhưng các chủng loài mới đã được sinh ra từ tro bụi. May mắn thay cho chúng ta, ông bà tổ tiên đã chiến thắng. Kế tiếp ai có thể biết mình sẽ là kẻ thắng, người thua?”

Ông cảnh báo “sự thải chất carbon dioxide đang làm nguy hại đến sự thay đổi sinh vật học, hóa học, và khí hậu mà chưa từng được thấy trong 50 triệu năm qua. Công việc của chúng tôi là tạo ra nhiều sự khích lệ trong việc phát triển các nguồn năng lượng sạch mà có thể cung cấp cho nền kinh tế phát triển mà không mang lại nguy hại cho môi trường tự nhiên nó chính là vốn luyến của con người. ”

Nguồn tin từ: http://www. Carnegieinstitution.org/news_releases/news_2006_1207_a.html

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4343