Bước ra khỏi trạng thái xấu trong tu luyện



Tác giả: Một học viên tại Texas, Mỹ quốc

[Chanhkien.org]

1. Sự phối hợp

Khi tôi mới bắt đầu tu luyện, tôi nghĩ rằng, là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên sử dụng những cách giống nhau để truyền rộng Pháp, đối xử với những người khác một cách nhân ái, và….. v.. v. Sau đó, tôi thấy rằng khi có vấn đề xảy ra, mỗi học viên đều vận dụng những hoàn cảnh khác nhau và những cách khác nhau để giải quyết, mặc dù họ đều làm điều đó vì Đại Pháp. Tôi thấy điều đó xảy ra trong nhiều hoạt động và trong một số công tác Đại Pháp.

Điều này làm lộ ra vấn đề về sự tổ chức. Một lần khi tôi tham dự một Pháp hội lớn. Nhiều học viên đến từ những vùng khác nhau và mang theo những biểu ngữ mà họ làm. Các học viên địa phương cũng làm nhiều biểu ngữ và bảng áp phích. Khi Pháp hội sắp sửa bắt đầu, một số học viên tham gia vào nhóm của chúng tôi cùng với những biểu ngữ. Một lúc sau, một học viên địa phương bước tới phía họ và nói với họ rằng những biểu ngữ mà họ đang mang không nên được xuất hiện bởi vì những dòng chữ trên biểu ngữ đó tương phản với nền của toàn nhóm. Người học viên đang mang biểu ngữ đó trở nên rất buồn, “Chúng tôi nghe nói rằng Pháp hội cần nhiều biểu ngữ, nên chúng tôi đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để làm cái biểu ngữ này. Chúng tôi đã cố gắng tham gia vào nhiều nhóm. Và các nhóm đều nói rằng cái của chúng tôi không phù hợp với nền chung. Chúng tôi sẽ ở đây, sẽ không đi đâu cả”. Người học viên địa phương cũng không nhượng bộ, “Chúng tôi đã chọn lựa rất kỹ. Chúng tôi thậm chí còn phải chọn ra một cái trong rất nhiều cái!”

Tất nhiên, đấy chỉ là một ví dụ. Trong những tình huống khác nhau cũng xuất hiện những vấn đề tương tự trong các công việc Đại Pháp khác nhau. Đôi khi xung đột có thể xảy ra. Người bên phía này nghĩ rằng người bên kia là sai và không tốt.

Tôi cũng gặp phải vấn đề tương tự. Bây giờ tôi hiểu sâu hơn khi tôi học Pháp. Nhưng tôi thường thường quên các nguyên tắc khi vấn đề thực sự xảy ra với tôi. Đôi khi tôi tự bảo mình hãy nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh khác, tôi có được những hiểu biết hơn bởi vì tôi có khả năng thoát ly khỏi bản thân của mình.

2. Ích kỷ

    Người ta thường nói, “thầy tu gõ mõ đánh chuông”. Nó có ý nghĩa tiêu cực. Có nghĩa là làm đầy đủ công việc trách nhiệm của bản thân một cách bị động mà không có chú tâm suy nghĩ. Tôi nhận ra bản thân mình nhiều khi cũng như thế. Có vẻ như tôi cảm thấy hài lòng khi học pháp và phát chính nhiệm hàng ngày.

    Đôi khi tôi cảm thấy trạng thái tu luyện của tôi là không đúng. Sư phụ giảng chúng ta tu luyện để vị tha. Hiện tại giờ đây, nhiều bạn đồng tu của chúng ta đang bị khủng bố giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc. Nhiều đồng tu đang bị tra tấn đến chết. Nếu điều này xảy ra cho gia đình tôi, tôi còn cảm thấy hài lòng bản thân nữa không nếu tất cả những gì tôi làm để giúp đỡ tham gia vào một số hoạt động? Nếu đó là con gái tôi trở thành đứa trẻ mồ côi, tôi còn cảm thấy thoải mái nữa không?!

    Tôi nhớ rằng nhiều lần khi công việc của tôi diễn ra một cách trôi chảy, tôi thậm chí còn cảm thấy tự hào. Tôi nghiền ngẫm “sự hoàn hảo” của tôi trong đầu thậm chí trong khi học Pháp và phát chính niệm. Tôi không thể tập trung. Sau đó, những thứ trôi chảy bề ngoài không tiến triển như tôi mong đợi. Và tôi nhận ra rằng đó là chấp trước của tôi về TÂM ĐỐ KỴ là điều cản trở lớn nhất khi tôi học pháp và phát chính niệm.

    Một ví dụ phản ảnh tình trạng tu luyện xấu của tôi là sự kém hiệu quả. 5 rồi 10 phút trôi qua trước khi tôi nhận ra rằng tôi vẫn chưa đọc xong một trang khi học Pháp. Nhiều khi tôi ngủ trong khi Phát Chính Niệm. Khi tôi thức dậy, tôi thấy 15 phút đã trôi qua. Nhiều khi tôi rơi vào tình trạng đó khi ngồi trước máy tính mà không biết làm gì khi buồn ngủ.

    Nhiều khi trạng thái này kéo dài. Tôi dường như không thể làm được gì với nó. Nhiều khi tôi chỉ đơn giản là mơ tưởng nó sẽ tự mình trở nên tốt hơn một ngày nào đó. Nhiều khi tôi cảm thấy thoải mái khi tôi nghe rằng những học viên khác cũng có tình trạng tu luyện tương tự!

    Thực ra, đây là những trạng thái không đúng. Ví dụ, khi chúng ta đang đọc một tạp chí của người thường, chúng ta có buồn ngủ không? Khi chúng ta làm việc với máy tính, chúng ta có buồn ngủ không?

    Tôi đang cố gắng vượt qua trạng thái không tỉnh táo này. Ví dụ đọc Pháp khi đứng hoặc đi vòng quanh làm cho nó ít buồn ngủ hơn. Học Pháp sau khi Phát Chính niệm giúp cho năng lượng được tăng cường. Khi làm công tác Đại Pháp, tôi dừng lại một chút và suy nghĩ rằng điều tôi đang làm là gì. Thêm nữa, tôi tự hỏi một vị thần sẽ làm như thế nào khi gặp vấn đề tương tự.

    Mỗi học viên đều có vấn đề của chính họ. Nhiều khi rập khuôn người khác không thể giải quyết được vấn đề. Bất kể là gì, khi chúng ta làm việc từ tâm, chúng ta sẽ thấy điều khác biệt.

    3. Vượt qua cửa tử

    Khi lần đầu tiên tôi đọc được kinh văn mới của Sư Phụ “Tẩu Xuất Tử Quan”[Nguyên tác]-“Vượt qua Cửa tử”, tôi không nghĩ nó có liên quan đến tôi. Tôi không có liên hệ với tên gián điệp nào, và tôi nghĩ dính mắc của tôi về QUỶ DÂM DỤC rất nhẹ. Tuy nhiên sau đó tôi hiểu sâu hơn.

    Có đôi lần trong quá trình tu luyện của tôi khi tôi cảm thấy rằng mọi thứ có thể sai đã diễn ra. Nơi công sở người ta không vui vẻ với tôi. Người nhà tranh cãi với tôi. Có nhiều xung đột lớn giữa các học viên. Dường như không có cách nào thoát ra được. Tuy nhiên, tôi biết tôi là một người tu luyện và tôi có Sư phụ bảo vệ tôi. Cảm giác của tôi lúc đó là tôi phải có một bước nhảy vọt trong tu luyên thay vì tăng tiến từng chút từng chút.

    Hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau. Nhiều khi tôi mơ về có một gia đình tu luyện và một thu nhập cao. Như thế, con đường tu luyên của tôi có thể thuận tiện hơn và tôi có thể có nhiều tài chính hơn để làm nhiều việc Đại Pháp. Tuy nhiên, tưởng tượng chỉ là tưởng tượng. Rồi tôi than thân trách phận.

    Sau đó tôi nhận ra rằng điều đó là sai. Sư Phụ giảng “Đại Đạo Vô Hình”. Nếu thế, tại sao tôi phải có mọi thứ mà học viên khác có để tu luyện? Không phải là tôi đang chứng thực Pháp nếu tôi đi trên con đường của chính mình với hoàn cảnh của chính mình? Ít nhất, tôi cũng đạt những yêu cầu của học Pháp, luyện Công, và đồng hóa với Pháp như các học viên khác.

    Một lần khi tôi trở về nhà sau khi tham gia một số công việc Đại Pháp. Tôi đã vắng mặt một vài ngày. Tôi nghĩ về việc cô vợ không tu luyện của tôi có thể phàn nàn. Ngay sau đó, tôi nghĩ lại rằng Pháp đã dạy tôi rằng người thường sẽ bị ảnh hưởng bởi người tu luyện. Tại sao tôi lại suy nghĩ quá nhiều? Sau đó tôi hoàn toàn xả bỏ chấp trước này. Và không có vấn đề gì khi tôi về nhà.

    Sau khi Pháp Hội New York, tôi đọc “Giảng Pháp tại Pháp hội Thành phố Los Angeles”. Và tôi trở nên bình tĩnh hơn. Tôi cố cố gắng không tự bảo vệ mình khi có mâu thuẫn. Và tôi suy nghĩ cho người khác trước bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Và tôi nhận ra nhiều thứ không trùng khớp. Hầu hết mọi thứ liên quan đến tôi xảy ra với tôi đều phản ánh sự thiếu sót của tôi, trực tiếp hay gián tiếp. Đó có thể là tôi không ân cần chu đáo hoặc có thể tôi không liên kết tốt với các học viên khác.

    Tôi nhận ra một số thiếu sót của tôi. Ví dụ, tôi bình tâm hơn khi viết bài. Tôi hơi sợ về giảng rõ sự thật bằng miệng. Nhiều khi tôi sử dụng sự biện hộ “sử dụng điểm mạnh để bù đắp điểm yếu của tôi” đề giải quyết chỗ mà tôi thiếu sót. Tất nhiên, tôi nên phát huy các điểm mạnh của tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi lãng tránh những khuyết điểm của mình.

    Chúng ta có thể tha thứ những thiếu sót của bản thân mình lần này qua lần khác, nhưng không thể tha thứ cho người khác! Và cũng giống như cách mà học viên khác không tha thứ cho chúng ta. Tu luyện không phải là để giết thời gian. Bởi vì chúng ta có thiếu sót và chấp trước và chúng nên được xả bỏ và chỉnh sửa sớm hơn, tại sao chúng ta lại quan tâm nhiều đến thái độ của người khác. ?

    Nhiều dính mắc của tôi đã gây ra những vấn đề vướng mắc không cần thiết trong tu luyện và gây khó khăn cho người khác. Nhiều khi nếu tôi xao lãng đề cao bản thân, những phiền toái lớn hơn và gây ra nhiều hơn. Tôi không biết các học viên khác có trải qua những vấn đề tương tự hay không. Tôi hy vọng chúng ta có thể khuyến khích nhau tinh tấn cùng nhau trong tu luyện.

    Dịch từ:

    http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/5/19/37728.html
    http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4059



    Ngày đăng: 28-11-2006

    Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.