Đào tận gốc rễ của lòng ích kỷ và trừ dứt hết lòng nghi kỵ



Tác giả: Một học viên Trung Quốc

[Chanhkien.org] Mỗi chúng ta đều có nhiều tâm ý mà mang lại sung sướng, giận dữ, buồn phiền và rất nhiều tâm trạng mà điều này đã tạo ra nhiều loại âm nhạc mà chúng ta đã nghe qua.

Từ bi, yêu thương, chịu đựng có thể nẩy sinh ra những tình khúc dễ thương êm ái, từng dòng và từng dòng có thể làm tâm chúng ta rung động. Lòng ghen ghét, giận hờn, thù oán, và nghi kỵ, thì ngược lại, đã gây ra vô số người mất hết nhân tính, mà gây ra không biết bao nhiêu đau thương cho nhân loại. Trong bài này tôi muốn trình bày làm sao nghi kỵ đã hủy hoại đời sống và trong tu luyện.

Lòng nghi kỵ có thể biến tất cả mọi thứ mà bắt đầu là rất tốt thành rất xấu: nó có thể biến bạn thành thù; nó có thể làm cho vợ chồng tan vỡ, gây chia rẽ những mối quan hệ đã có duyên tiền định từ nhiều kiếp trước; nó tạo nên xung đột giữa bạn bè, đồng nghiệp, xáo trộn trong gia đình và hơn nữa, nó gây cho những người có quyền tước giết người vô tội, gây nên nhiều nhiễu nhương cho dân tình, cho quốc gia…

Với  lòng nghi kỵ, một người luôn luôn kêu than trời đất và hận thù mọi người. Và họ sống trong lo sợ, bất an, cô độc… Càng tật đố nhiều, thì càng có nguy cơ bị thất thế, gây hại cho người khác, cho xã hội và ngay cả bản thân họ.
Trong tu luyện, lòng nghi kỵ lại càng gây ra nhiều rắc rối. Theo tôi hiểu, Sư phụ đã nhắc chúng ta sự nguy hiểm của tâm tật đố trong Chuyển Pháp Luân.

Ví dụ 1: Tào Tháo bị bệnh nặng và được một danh y Hoa Đà khám nghiệm. Hoa Đà muốn giải phẩu não của Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo nghi ngờ rằng Hoa Đà muốn giết mình và liền bắt giam Hoa Đà. Khi bệnh tình của Tào Tháo trầm trọng hơn, y cầu cứu gặp Hoa Đà, nhưng ông ta đã bị chết trong tù. Cuối cùng Tào Tháo bị bệnh não mà chết. Y hại Hoa Đà, và tự hại mình.

Ví dụ 2: Một người nghi ngờ rằng y bị cắt chảy máu. Cuối cùng y bị chết vì ý tưởng là y đã hết máu. Chính lòng nghi kỵ của y giết chết y. Thật ra, y không bao giờ chảy máu cả.

Ví dụ 3: Một người bị chồn cáo chiếm giữ linh hồn. Sư phụ muốn cứu và tẩy sạch điều đó, nhưng y vẫn nghi ngờ và nó vẫn tồn tại. Cuối cùng y cũng chuốc lấy chồn cào vào linh hồn của y.

Những ví dụ trên cũng đủ cho chúng ta biết được lòng nghi kỵ nguy hiểm đến dường nào. Theo thiển ý của tôi, trong quá trình tu luyện là để chúng ta thử nghiệm lòng thành tín của chúng ta với Sư phụ và Đại Pháp, và hoàn toàn là như vậy, không thể có nghi ngờ được.

Bằng lòng quyết tâm và lòng thành tín, chúng ta mới có thể đi trọn con đường tu luyện của mình. Nếu không, với lòng nghi kỵ, thì trở ngại sẽ đến, từ chuyện này đến việc khác, và người đó sẽ gặp nhiều khổ nạn. Cuối cùng, người đó có thể bị tiêu tán chỉ trong khoảnh khắc. Vì thế, theo thiển ý của tôi, vấn đề hoài nghi là rất trọng đại trong tu luyện, và chúng ta cần phải đối xử nó một cách nghiêm trang.

Dĩ nhiên, trong khi học Pháp chúng ta đôi khi gặp khó khăn để hiểu cặn kẽ vấn đề. Sư phụ đã dạy chúng ta và đôi khi chúng ta nghĩ”Có thật như thế không?” Với tâm ý này, chúng ta đã có lòng hoài nghi rồi. Pháp của Sư phụ có thể phá vỡ được tất cả những gì không trung chánh. Mỗi khi điều đó xảy ra, chủ ý thức của chúng ta cần phải mạnh và chúng ta cần phải kiên định chính niệm của mình. Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng “Điều gì mà Sư phụ nhắc đến đều là Pháp cả! Vì mình chưa tu luyện đến tầng cấp đó, mình chưa thấy rõ sự thật mà thôi” Trong tu luyện, sự hiểu biết về Pháp của chúng ta tiến lên không ngừng.

Qua việc thường xuyên học Pháp chúng ta sẽ thấy tất cả các câu hỏi đều được trả lời trong Pháp. Nếu chúng ta để cho mình bị lòng hoài nghi ngự trị, và bỏ không học Pháp, chì chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn năm của chúng ta. Thậm chí khi chúng ta học Pháp nhưng không bỏ được lòng hoài nghi, chúng ta cũng không hiểu được Pháp một cách sâu sắc. Tu luyện rất cam go và rất nghiêm túc, như Sư phụ đã nói với chúng ta. Vì không tin tưỏng tuyệt đối vào Pháp và Sư phụ, một số đệ tử đã đi lộn sang đường vòng.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như tại trại cưỡng bức lao động, một số tâm ý tà ác của các đệ tử càng mạnh thêm, và bị tà ác lợi dụng, và làm cho họ ngộ theo tà ác. Sư phụ đã đưa chúng ta lên từ địa ngục, nhưng một số đệ tử đã quên điều này và đi lộn sang đường vòng và hại Đại Pháp.

Đừng than phiền là chúng ta đã lầm lỗi vì chúng ta bị kết hợp bởi nhiều yếu tố xấu. Điều duy nhất mà chúng ta nên làm là cám ơn Sư phụ đã cứu độ chúng ta, chúng ta có cơ hội đắc Pháp. Dùng Pháp để trừ dứt chấp trước người thường là điều không khó, cái khó là chúng ta có quyết tâm hay không.

Tu luyện là đột phá vào những chấp trước người thường trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta phải nghiêm túc từng lời, từng hành động của chúng ta. Chúng ta phải giữ chính niệm thật vững vàng trong từng lúc, nghĩ đến người khác và cứu độ chúng sinh là ưu tiên hàng đâu của chúng ta.

Có một lần tội bị hoài nghi phá rối. Trong thời gian đó, tôi không ăn ngủ được và trở nên nghi hoặc bất cứ điều gì. Một đệ tử thấy được điều đó và chỉ rỏ cho tôi. “không cần biết là họ nói gì, bạn nên nhìn về mặt tốt. Thậm chí họ có hàm ý khác trong lời nói của họ, bạn nên giữ chính niệm từ đầu đến chân”.

Những lời khuyên trên thật rất đúng! Có phải chúng ta đang tu luyện “Chính Pháp” không? Chính niệm là kết quả trực tiếp phát sinh ra vô ngã và từ bi. Trường của chính niệm có thể chỉnh sửa mọi sai lầm, không cần phải nhắc đến những tư tưởng mơ hồ mà tâm ý người thường của chúng ta bắt chúng ta thấy? Chúng có nghĩa lý gì?
Sư phụ dạy chúng ta “Hãy trừ dứt chấp trước và cứu độ thế nhân” và “trong thời Chính Pháp, phải có chính niệm, không nên có tâm ý người thường”

Làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Trong một lời, nếu chúng ta muốn đạt được, nó sẽ xảy ra. Chỉ khi nào chúng ta thật sự học Pháp với tâm ý trong sạch, thật sự tu luyện và đào tận gốc rễ cái gốc ích kỷ, và trừ dứt lòng hoài nghi. Chỉ khi nào chúng ta tuyệt đối thành tín vào Sư phụ và Pháp, chúng ta mới thấy việc giảng rõ sự thật là quan trọng và chúng ta sẽ làm cho chúng sinh động lòng khi chúng ta hiểu được điều đó. Cho đến khi đó, mỗi khi phát chánh niệm, chúng ta mới phát được huyền năng siêu phàm và sức mạnh tuyệt vời của Phật Pháp để trừ diệt tận gốc rễ bọn hắc thủ và lạn qủy và cứu độ chúng sinh.

Cũng giống như trị bệnh, mà không phải chỉ là trừ dứt những hiện tượng, hay bệnh trạng, mà phải trừ tận gốc; tương tự như thế, muốn trừ dứt tâm nghi kỵ, cần phải trừ tận gốc. Chúng ta đừng nhìn từ bề mặt. Tại sao chúng ta có tâm nghi kỵ? Khi chưa tu luyện, chúng ta nghi ngờ mọi việc là vì chúng ta sợ mất mọi thứ, và chúng ta không muốn bị mất mặt hay tổn thương. Trong tu luyện, chúng ta nghi kỵ là vì chúng ta sợ bị tụt lại phía sau, thấy tầng cấp bị tụt hậu và không đạt Viên mãn.

Sư phụ dạy rằng “Tôi muốn nói cho chư vị rằng tâm chất của chư vị trước đây là ích kỷ và tự ngã. Kể từ bây giờ, bất cứ điều gì chư vị làm, chư vị cần phải nghĩ đến người khác trước, để chư vị mới có thể thật sự giác ngộ về vô ngã và vị tha. Vì thế kể từ bây giờ, bất cứ chư vị làm điều gì, chư vị phải nghĩ đến người khác trước – hay cả các thế hệ mai sau — cùng với sự tồn tại của Đại Pháp trong vĩnh hằng” (trích từ “Vô lậu trong Phật tính” trong Tinh Tấn Yếu chỉ)
Qua việc học Pháp tôi hiểu rằng lòng ích kỷ là căn cơ của mọi tà tính mà lòng nghi kỵ bị phát sinh.

Lòng ích kỷ tràn ngập vào trong từng ý niệm trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đôi khi nó bị che giấu và không thể xác định dễ dàng. Đôi khi nó bị tính chất cũ của người thường che giấu, mà chúng ta có thể che đậy lòng tự ngã và ích kỷ. Làm sao một người có thể bước vào vù trụ mới với tâm ý thối tha như thế? Và làm sao bọn tà ác, lạn qủy không đến kết bạn với họ được?

Cốt lõi để phá tan lòng hoài nghi là Phải Học Pháp, Phải Học Pháp và Phải Học Pháp. Nếu chúng ta thật sự xem Pháp là Sư phụ, thì từng bước, từng chút, nghĩ đến người khác bất cứ khi nào chúng ta làm việc gì và không cạnh tranh vì quyền lợi nhỏ bé, và từng lúc, từng lúc nâng cao tâm tính của mình. Đến khi đó, khi chúng ta đi giảng rõ sự thật, chúng ta chỉ có một ý nghĩ trong sạch “Thế nhân, tôi muốn cứu độ mọi người”

Khi tôi viết bài này, đến lúc này, tôi hiểu rằng lòng nghi kỵ là một ý niệm xấu xa mà thế lực cũ gắn ép chúng ta, chứ không phải là tự ở chúng ta. Sứ mạng của chúng ta là cứu độ chúng sinh và hỗ trợ Sư phụ trong thời Chính Pháp; chính vì những lý do này mà chúng ta có mặt hôm nay. Tôi lập tức đưa tay lên thế lập chưởng để trừ dứt những ý niệm xấu xa này. Tôi liền dùng trường chính niệm của mình để chỉnh sửa những gì đã sai trái và bị bọn tà ác lôi cuốn.
Đây chỉ là những hiểu biết của tôi. Làm ơn chỉ cho những điểu chưa thích hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/27/30464.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/1/24/2725.html



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.